YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Trần Hưng Đạo

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Trần Hưng Đạo có đáp án kèm theo, được HOC247 sưu tầm và đăng tải sẽ giúp các em học sinh luyện tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi quan trọng - kì thi THPT QG. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi. Chúc các em thi tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN GDCD

Năm học: 2021 - 2022

Thời gian: 50 phút

1. Đề số 1

I/ Nhận biết (40%-16 câu)

Câu 1: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là

A. sử dụng pháp luật.              B. tuân thủ pháp luật.

C. thi hành pháp luật.             D. áp dụng pháp luật.

Câu 2: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các

A. thỏa ước lao động tập thể. B. kỹ năng giao lưu trực tuyến.

C. quan hệ giao dịch dân sự. D. quy tắc quản lí nhà nước.

Câu 3. Một trong các đặc trưng của pháp luật thể hiện ở

A. tính dân tộc            B. tính hiện đại

C. tính xã hội              D. tính quyền lực, bắt buộc chung

Câu 4: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Ổn định ngân sách quốc gia.          B. Đồng loạt xử phạt mọi cơ sở tư nhân.

C. Cắt giảm nguồn vốn viện trợ.        D. Kiềm chế những việc làm trái pháp luật.

Câu 5: Mọi sự biến đổi ( biến hóa) nói chung của các sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội được gọi là

A. Chuyển động.         B. Vận động.   C. Thay đổi.    D. Phát triển

Câu 6: .........................  hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất  hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

A. Giá trị sử dụng       B. Giá cả         C. Giá trị         D. Giá trị  trao đổi

Câu 7: Đặc điểm để phân biệt giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức là

A. Tính dân tộc.          B. Tính nhân dân.

C. Tính quy phạm phổ biến.   D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 8: Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng?

A. Đủ 16- dưới 18.      B. Đủ 14 - dưới 16.     C. Đủ 14 - dưới 18.     D. Đủ 12 - dưới 14.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật, lao động nữ được tạo điều kiện để thực hiện tốt chức năng làm mẹ là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa

A. người sử dụng lao động và đối tác.

B. lao động nam và lao động nữ.

C. lực lượng lao động và bên đại diện.

D. nhà đầu tư và đội ngũ nhân công.

Câu 10: Một trong những nội dung của quyền được phát triển là công dân được

A. thay đổi đồng bộ cơ cấu kinh tế.

B. lựa chọn mọi nguồn quỹ phúc lợi.

C. trực tiếp kí kết hiệp định toàn cầu.

D. hưởng đời sống vật chất đầy đủ.

 Câu 11: Một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội là

A. thực hiện xóa đói, giảm nghèo.      B. thúc đẩy hiện tượng độc quyền.

C. triệt tiêu quan hệ cung - cầu.          D. nâng cao tỉ lệ lạm phát.

Câu 12: Khi con người ăn muối, mắm có vị mặn. Đó là quá trình nhận thức

A. về sự vật     B. con người tự biết    C. cảm tính      D. lý tính

Câu 13: Việc làm nào dưới đây của công dân không thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động?

A. Trực tiếp thỏa thuận tiền lương.    B. Tuân thủ thỏa ước lao động tập thể.

C. Tự do đề đạt nguyện vọng.            D. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, nội dung quyền được phát triển không thể hiện ở việc công dân được

A. bồi dưỡng để phát triển tài năng.   B. chuyển nhượng quyền tác giả.

C. chăm sóc sức khỏe ban đầu.          D. tham gia hoạt động văn hóa.

Câu 15: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng thì quan điểm nào dưới đây là đúng?

A. Không phải sự phát triển nào cũng là vận động.

B. Mọi sự vận động đều là phát triển.

C. Không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát triển.

D. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau.

Câu 16: Sự đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần và đạo đức người được gọi là?

A. lương tâm.  B. nghĩa vụ.                 C. danh dự.                 D. nhân phẩm.

II/ Thông hiểu ( 30%-12 câu)

Câu 17. Khi trên thị trường giá cả giảm thì xảy ra trường hợp nào sau đây?

A. Cung và cầu tăng.  B. Cung và cầu giảm.  C. Cung tăng, cầu giảm.         D. Cung giảm, cầu tăng.

Câu 18: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi được dùng để trả nợ, nộp thuế là tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Cung cấp thông tin.                        B. Cung cấp dịch vụ.

C. Phương tiện cất trữ.                       D. Phương tiện thanh toán.

Câu 19: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi cầu giảm, sản xuất và kinh doanh thu hẹp thì lượng cung hàng hóa

A. giảm xuống.           B. ổn định.      C. tăng lên.     D. giữ nguyên.

Câu 20: Công dân không tuân thủ pháp luật khi tự ý thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Tố cáo công khai.               B. Khiếu nại tập thể.

C. Kinh doanh ngoại tệ.          D. Giải cứu con tin.

Câu 21: Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh không đảm bảo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ là vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Dân sự.       B. Hình sự.      C. Hành chính.            D. Kỉ luật.

Câu 22. Chương trình “Hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo” là thực hiện vai trò của pháp luật đối với sự phát triển đất nước trên lĩnh vực nào?

A. Xã hội.                    B. Phát triển nông thôn.

C. Quốc phòng và an ninh.     D. Kinh doanh

Câu 23. Công ti V thường xuyên mời chuyên gia tư vấn cách lựa chọn thực phẩm an toàn cho nhân viên là thực hiện quyền được phát triển của công dân ở nội dung nào dưới đây?

A. Tự do phát triển tài năng.   B. Quảng bá chất lượng sản phẩm.

C. Được chăm sóc sức khỏe.  D. Sử dụng dịch vụ truyền thông

Câu 24. Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Ông A đã có hành vi

A. vi phạm hình sự                 B. vi phạm hành chính

C. vi phạm dân sự                   D. vi phạm kỉ luật

Câu 25. Cơ sở sản xuất kinh doanh M áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật              B. Tuân thủ pháp luật

C. Áp dụng pháp luật              D. Thi hành pháp luật

Câu 26: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh A đã viết rồi tự tay bỏ lá phiếu của mình và của cụ Q là người không biết chữ vào hòm phiếu. Anh A và cụ Q cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bỏ phiếu kín.          B. Trực tiếp.    C. Phổ biến.    D. Công khai.

Câu 27: Chị A thường xuyên yêu cầu được trang bị bảo hộ lao động theo quy định nên ông T giám đốc doanh nghiệp nơi chị làm việc cắt giảm phụ cấp chức vụ trưởng phòng của chị. Chị A cần vận dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?

A. Tố cáo.       B. Khởi tố.      C. Tranh tụng.             D. Khiếu nại.

Câu 28: Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?

A. Quy luật lưu thông tiền tệ. B. Quy luật cạnh tranh

C. Quy luật cung cầu. D. Quy luật giá trị

III/ Vận dụng thấp ( 20%-8 câu)

Câu 29: Trường Trung học phổ thông X trang bị hệ thống máy tính có kết nối mạng internet trong phòng đọc phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Trường X đã tạo điều kiện để học sinh thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền được phát triển?

A. Quản trị truyền thông.        B. Tích cực đàm phán.

C. Được cung cấp thông tin.   D. Đối thoại trực tuyến.

Câu 30: Anh X báo với cơ quan chức năng về việc anh C tổ chức đường dây đánh bạc trên mạng với quy mô lớn. Anh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Phổ biến pháp luật.                        B. Tuân thủ pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.                         D. Áp dụng pháp luật.

Câu 31: Sau khi viết bài phản ánh hiện tượng bảo kê tại khu chợ đầu mối X lên mạng xã hội, chị A thường xuyên bị ông B là chủ một đường dây cho vay nặng lãi nhắn tin dọa giết cả nhà khiến chị hoảng loạn tinh thần phải nằm viện điều trị dài ngày. Ông B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hình sự.      B. Hành chính.            C. Kỉ luật.       D. Dân sự.

Câu 32: Anh A được cấp giấy phép mở đại lý cung cấp vật liệu xây dựng. Do làm ăn thua lỗ, anh A thường xuyên nộp thuế không đúng thời hạn nên bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động kinh doanh. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự.      B. Hành chính.            C. Dân sự.       D. Kỉ luật.

Câu 33: Do mâu thuẫn với chồng, chị B đã mang theo con trai tên D mười tháng tuổi về nhà mẹ ruột. Bức xúc, bà C mẹ chồng chị B bí mật đưa cháu D đến gửi tại nhà người quen nhiều ngày để gây sức ép với con dâu, đồng thời bà làm đơn đề nghị giám đốc doanh nghiệp nơi chị B công tác đuổi việc chị. Bà C đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Hôn nhân và gia đình.        B. Lao động công vụ.

C. Sản xuất và kinh doanh.     D. Nhân phẩm, danh dự.

Câu 34: Sau khi li hôn, anh A đồng ý nhận chị B vừa tốt nghiệp trung học phổ thông thay thế vị trí vợ cũ của mình trực tiếp bán hàng tại quầy thuốc tân dược mà anh đã được cấp giấy phép kinh doanh. Vì bị anh A ngăn cản việc mình gặp gỡ người yêu, chị B đã xin nghỉ làm và công khai việc cửa hàng của anh A thường xuyên bán thêm nhiều thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Anh A đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Hôn nhân và gia đình.        B. Kinh doanh.

C. Nhân phẩm và danh dự.     D. Lao động.

Câu 35: Ông A mua hàng của ông B nhưng không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với ông B. Ông A vi phạm

A. Pháp luật Hình sự  B. Pháp luật Hành chính.

C. Pháp luật Hình sự và Hành chính  D. Pháp luật Dân sự.

Câu 36: Đang học lớp 12 nhưng V được cha mẹ mua xe máy Exciter để đi học. K là bạn học cùng lớp khuyên V không nên đi xe phân khối lớp đến trường. M và J cùng V dùng xe Exciter đó  đi học cho oai. Hành vi của những ai dưới đây không tuân thủ pháp luật?

A. Bạn V và K.           B. Bạn V, bạn M và J.             C. Mình bạn V.           D. Bạn M và J.

IV/ Vận dụng cao: ( 10%- 4 câu)

Câu 37: Ông A giám đốc bệnh viện X cùng chị B trưởng phòng tài vụ đặt mua hai máy chạy thận nhân tạo thế hệ mới nhất do anh C phân phối. Khi bàn giao, anh D kỹ thuật viên phát hiện số máy này không đảm bảo chất lượng như hợp đồng đã kí kết nên từ chối nhận và báo cáo toàn bộ sự việc với ông A. Sau đó, khi anh D đi công tác, theo chỉ đạo của ông A, chị B yêu cầu chuyển toàn bộ số máy này vào khoa cấp cứu của bệnh viện. Trong lần đầu tiên sử dụng máy chạy thận nhân tạo này đã có hai bệnh nhân tử vong. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Ông A, anh C.                   B. Chị B, ông A và anh C.

C. Ông A, anh C và anh D.     D. Chị B và ông A.

Câu 38: Anh C nghi ngờ vợ mình là chị B có quan hệ tình cảm với ông A giám đốc nơi vợ chồng anh cùng công tác nên xúc phạm hai người trong cuộc họp. Thấy chị B trốn khỏi cơ quan và bỏ đi biệt tích, anh D là anh rể chị B đánh anh C gãy tay. Trong thời gian anh C xin nghỉ phép mười ngày để điều trị, ông A đã sa thải anh C và tuyển dụng anh E vào vị trí này. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Anh D, ông A và anh C.    B. Chị B và ông A.

C. Ông A, anh C và anh E.     D. Ông A và anh C.

Câu 39. Anh T đặt bốn vé xe giường nằm nhưng khi lên xe chỉ còn lại hai giường trống. Bức xúc,

anh T đã lăng nhục, chửi bới nhân viên nhà xe và yêu cầu gặp chủ xe để  giải quyết. Thấy anh T bị

anh G lái xe nhổ bã kẹo cao su vào mặt, anh M một  hành khách trong xe lên tiếng can ngăn  thì  bị

anh N phụ xe  nói xấu rồi  yêu cầu  ra khỏi  xe. Những ai dưới đây  vi phạm  quyền  được pháp luật

bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân? 

A. Anh T, anh G và anh N.                                         B. Anh T và anh G.

C. Anh G và anh N.                                                    D. Anh T, anh G, anh N và anh M.

Câu 40: Ông B giám đốc sở X kí quyết định điều chuyển chị A nhân viên đến công tác ở một đơn vị xa nhà dù chị đang nuôi con nhỏ vì nghi ngờ chị A biết việc mình sử dụng bằng đại học giả. Trên đường đi làm, chị A điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ nên bị anh C là cảnh sát giao thông yêu cầu đưa cho anh một triệu đồng. Bị chị A từ chối, anh C lập biên bản xử phạt thêm lỗi mà chị không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị tố cáo vừa bị khiếu nại?

A. Ông B, anh C và anh D.     B. Chị A và anh D.

C. Ông B và anh C.                D. Ông B, anh C và chị A.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1-A

2-D

3-D

4-D

5-B

6-C

7-C

8-B

9-B

10-D

11-A

12-C

13-D

14-B

15-C

16-C

17-D

18-D

19-A

20-C

21-C

22-A

23-C

24-C

25-D

26-B

27-D

28-B

29-C

30-C

31-A

32-B

33-A

34-B

35-D

36-B

37-B

38-B

39-A

40-C

2. Đề số 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO- ĐỀ 02

Câu 1. Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các

A.kỉ luật lao động.                  B.quy tắc quản lí nhà nước.

C.kỉ luật tổ chức.                    D.quy tắc quản lí hành chính.

Câu 2. Công ty M xả nước thải ra sông gây ô nhiễm môi trường bị phạt 15 triệu đồng. Công ty M  đã vi phạm pháp luật

A.kỉ luật.         B.dân sự.         C.hình sự.                               D.hành chính  

Câu 3. Mọi công dân đều có quyền học

A.chương trình liên kết.          B.theo chủ đề tự chọn.           

C.giáo trình nâng cao.                        D.không hạn chế.

Câu 4. Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô, anh H đã va chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng rong dưới lòng đường gần đó, ông K đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe bị vỡ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A.Anh H, bà S và ông K.        B.Bà S và ông K.                   

C.Anh H, bà S và chị M.        D. Anh H và ông K.

Câu 5. Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hai con đường nào dưới đây?

A. Tự đề cử và tự ứng cử.       B. Được đề cử và được giớ thiệu ứng cử.

C. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.       D. Tự giới thiệu và được giới thiệu ứng cử.

Câu 6. K và T cùng học một lớp. Nhưng vì K ghen ghét T, nên đã tung tin xấu về T có liên quan đến việc mất tiền của một bạn trong lớp. Vậy K đã xâm phạm đến

A.danh dự và nhân phẩm của T.         B.tính mạng và sức khỏe của T.        

C.đời sống riêng tư của T.      D.quyền tự do cá nhân của T.

u 7. Chị A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo.Vậy tiền đó thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Thước đo giá trị.                 B. Phương tiện thanh toán.    

C. Phương tiện giao dịch.       D. Phương tiện lưu thông.

Câu 8. Công dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về nội dung nào dưới đây?

A.Vai trò của công dân.                      B.Trách nhiệm của công dân.

C.Quyền và nghĩa vụ.             D.Quyền và nhiệm vụ.

Câu 9. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín,điện thoại, điện tín?

A. Nhờ bạn viết thư hộ.                      B. Cho bạn đọc tin nhắn của mình.

C. Cho bạn số điện thoại  người thân.            D. Đọc trộm tin nhắn của người khác.

Câu 10. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, như vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Phát biểu xây dựng tập thể.            B.Quản lí Nhà nước và xã hội.

C. Tự do ngôn luận.                D. Đóng góp ý kiến.  

Câu 11. Sau khi sinh con, để thuận lợi cho công tác và chăm sóc con, chị H bàn với chồng chuyển đến nhà sống cùng bố mẹ đẻ, chồng chị đã vui vẻ đồng ý.Việc làm trên thể hiện bình đẳng

A. trong quan hệ tài sản.                     B. trong quan hệ nhân thân.   

C. về quyền của công dân.      D. về trách nhiệm pháp lý.     

Câu 12. Tại điểm bầu cử X, chị A đã giúp chồng là anh B bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh thì chị A phát hiện cụ H không biết chữ, nhân viên T của tổ bầu cử đã nhờ chị A viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ H bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử ?

A. Chị A và anh B.                 B. Chị A và anh B và nhân viên T.

C. Chị A và nhân viên T.        D. Chị A và nhân viên T và cụ H.

Câu 13. Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên trị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuât và

A. chính sách và chỉ tiêu chính.          B. chi phí sản xuất xác định.  

C.  nhu cầu thị trường tiêu dùng.        D. giá cả và thu nhập xác định.         

Câu 14. Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân đến đâu còn phụ thuộc vào

A. nhu cầu, sở thích, cách sống của mỗi người.

B. khả năng, hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người.

 C.quy định và cách xử lý của cơ quan nhà nước.

 D.nhu cầu, thu nhập và quan hệ mỗi người.

Câu 15. Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm vào chổ ở khi tự ý vào nhà của người khác khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tuyên truyền thông tin nội bộ.      B.Vận động tranh cử.

C.Tuyên truyền mua bảo hiểm.          D.Cấp cứu người khi cháy nhà.         

Câu 16. Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm.Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.   

B. Quyền được sáng tạo trong lao động và học tập.

C. Quyền kết hợp lao động và học tập.         

D. Quyền bình đẳng về học tập.

Câu 17. Quyền học tập của công dân được hiểu là mọi người có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với

A. trào lưu của xã hội.            B. định hướng của nhà trường.

C. yêu cầu của gia đình.         D. khả năng của bản thân.

Câu 18. Để có đủ số hàng giao đúng hẹn cho công ty của anh A theo hợp đồng đã ký kết, ông B đã bất chấp điều khoản quy định về chất lượng sản phẩm trong hợp đồng đó bằng cách hợp tác với anh C làm hàng giả số lượng lớn nhằm thu lời bất chính. Biết được việc này, vợ anh C là chị D liền tìm cách can ngăn chồng chấm dứt làm hàng giả và dọa sẽ tố cáo ông B ra công an. Để bảo vệ công việc làm ăn của chồng mình, bà E đã thuê anh G và H chặn đánh và gây thương tích 11% cho chị D. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?

A.Vợ chồng ông B, C, G và H.          B. Vợ chồng ông B, A, G và H.

C.Anh C, G, H và chị D.        D.Bà E, chị D, G, và H.         

Câu 19. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ

A. nhân thân và lao động.       B. nhân thân và tài sản.          

C. dân sự và xã hội.                D. tài sản và sở hữu.

 Câu 20. Sử dụng pháp luật là các cá nhân,tổ chức  sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật

A. quy định phải làm. B. cho phép làm.         C. không cho phép làm.          D. quy định cấm làm.

Câu 21. Công dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về

A. trách nhiệm của công dân. B. vai trò của công dân.

C. nghĩa vụ và nhiệm vụ.        D. quyền và nghĩa vụ.

Câu 22. Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là

A. cơ sở cho sự tồn tại của Nhà nước.           

B. nền tảng của xã hội loài người.     

C. cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.        

D. động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Câu 23. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.           B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.        

C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.        D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.

Câu 24. Cho rằng bác sĩ S đã bỏ mặc con mình trong lúc nguy cấp, T đã làm đơn tố cáo S với lý do bịa đặt, rằng S đã nhận nhiều tiền hối lộ của mình. Thấy vậy, bạn của S là G và X đã nhờ A đến dàn xếp với T nhưng không được.  Do thiếu kiềm chế nên A đã đánh T bị thương phải nhập viện, chứng kiến cảnh lúc xô xát đó, chị Q liền quay phim và tung lên mạng với nội dung bác sĩ S thuê người đánh chồng mình nhằm hạ uy tín của S. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân?    

A. Vợ chồng T và Q.  B.X, S, L và G.           C. S, G, L và A.                      C. Chỉ mình chị Q.    

Câu 25. Việc chuyển đổi từ sản xuất mũ vải sang sản xuất mũ bảo hiểm chịu tác động của quy luật giá trị nào dưới đây?

A. Điều tiết trong lưu thông.   B. Tự phát từ quy luật giá trị.

C. Điều tiết sản xuất.              D. Tỷ suất lợi nhuận cao.

Câu 26. Chị G bị chồng là anh D bắt theo tôn giáo của gia đình nhưng G không chấp thuận. Bố mẹ D là ông bà S ép G phải bỏ việc để ở nhà chăm lo gia đình. Mặt khác, D còn tự ý bán xe máy riêng của G vốn đã có từ trước khi hai người kết hôn khiến G càng bế tắc.  Thấy con gái mình bị nhà chồng đối xử không tốt nên bà H đã chửi bới bố mẹ D đồng thời nhờ Y đăng bài nói xấu, bịa đặt để hạ uy tín của ông bà S trên mạng. Ai dưới đây đã vi phạm nội dung bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?

A. Ông bà S, bà H và Y.              B. Chỉ có anh D.    C. Bà H, anh D và Y.     D. Anh D và Y.      

Câu 27. Ông H mua hàng của ông T nhưng không trả tiền đầy đủ, đúng thời hạn  như đã thỏa thuận với ông T. Ông H đã vi phạm loại pháp luật  nào dưới đây?

A. Hình sự.     B. Kỉ luật.        C. Dân sự.       D. Hành chính.

Câu 28. Quyền tự do ngôn luận là quyền

A.công bằng của công dân.     B.bình đẳng của công dân.

C.dân chủ cơ bản của công dân.         D.tự do cơ bản của mỗi công dân.

Câu 29. Mọi người chủ động đi đến cơ quan chức năng để đăng ký tạm trú, tạm vắng thuộc hình thức nào sau đây?

A. Sử dụng pháp luật.             B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.             D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 30. Công dân được khuyến khích để phát triển tài năng là biểu hiện của quyền

A. dân chủ.      B. tác giả.        C. phát triển.               D. sáng tạo.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

01. B; 02. D; 03. D; 04. D; 05. C; 06. A; 07. D; 08. C; 09. D; 10. B;

11. B; 12. A; 13. B; 14. B; 15. D; 16. A; 17. D; 18. A; 19. B; 20. B;

21. D; 22. C; 23. D; 24. A; 25. C; 26. B; 27. C; 28. D; 29. B; 30. C;

31. A; 32. B; 33. A; 34. A; 35. B; 36. C; 37. B; 38. D; 39. D; 40. C;

3. Đề số 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO- ĐỀ 03

Câu 1: Tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về

A. chỗ ở của công dân.                                B. nhân phẩm, danh dự, của công dân   .

C. thân thể của công dân.                            D. tính mạng của công dân.           

Câu 2: Đâu là một trong những nguyên tắc bầu cử?

A. Phổ biến.    B. Dân chủ.     C. Công khai.  D. Trực tiếp.

Câu 3: Chủ thể nào sau đây có quyền tố cáo?

A. Đoàn thể.    B. Tổ chức.     C. Cá nhân.     D. Cơ quan.

Câu 4: Giải quyết khiếu nại là

A. chấp nhận yêu cầu khiếu nại.                           C. xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết

B. điều chỉnh theo đề nghị trong đơn khiếu nại.   D. phê chuẩn yêu cầu khiếu nại

Câu 5: Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?

A. Quyền được sáng tạo.        B. Quyền được tham gia.

C. Quyền được phát triển.       D. Quyền tác giả, tác phẩm.

Câu 6: Để bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật và thực hiện đồng bộ các

A. khẩu hiệu cần thiết.            B. tiêu chuẩn cần thiết.           

C. nhu cầu cần thiết.                D. biện pháp cần thiết.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây không có quyền bầu cử?

A. Người đang đi công tác xa.            B. Người đang điều trị tại bệnh viện.

C. Người mất năng lực hành vi dân sự.          D. Người đang đảm nhiệm chức vụ.

Câu 8: Mục đích của khiếu nại là nhằm

A. chia sẻ thiệt hại của người khiếu nại.

B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

C. ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật.

D. phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai.

Câu 9: Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh nhằm

A. làm từ thiện cho xã hội.     B. thể hiện đẳng cấp của doanh nhân.

C. nộp thuế cho nhà nước.      D. sinh lợi.

Câu 10: Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực

A. chính trị.     B. kinh tế         .C. xã hội.        D. đời sống..                .

Câu 11: Quyền nào sau đây giúp đảm bảo cho công dân có điều kiện để chủ động và tích cực tham gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội ?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

B. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện tín.

C. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 12: Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo

A. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.      B. yêu cầu của tòa án.

C. yêu cầu của Viện Kiểm sát.            D. chỉ đạo của cơ quan điều tra.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng quyền được phát triển của công dân?

A. Có mức sống đầy đủ về vật chất và tinh thần.

B. Được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.

D. Được phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật.

Câu 14: Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của

A. mọi tổ chức.           B. người đủ 18 tuổi.    C. lãnh đạo nhà nước. D. mọi công dân.

Câu 15: Trong các nghĩa vụ của người kinh doanh thì nghĩa vụ nào là rất quan trọng?

A. Bảo vệ môi trường.             D. Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh

B. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.        C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Câu 16: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện

A. trong lĩnh vực văn hóa.      B. chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế.

C. chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.            D. trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Câu 17: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Đe dọa đánh người.            B. Tự ý mở điện thoại của bạn.

C. Tự ý vào nhà người khác.  D. Tung ảnh nóng của bạn lên facebook.

Câu 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân, thể hiện mối quan hệ giữa

A. Nhà nước và công dân.      B. công dân và xã hội.

C. tội phạm và Nhà nước.       D. quyền lợi và nghĩa vụ.

Câu 19: Trường hợp nào sau đây sai khi nói về quyền của công dân được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện?

A. Quyền được giải trí.           B. Quyền được vui chơi.

C. Quyền được tiếp cận thông tin.      D. Quyền được chăm sóc y tế.

Câu 20: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào

A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.  B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

C. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.    D. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 21. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. nhân thân.        B. tài sản         C. gia đình.         D. tình cảm.

Câu 22. Nhận định nào dưới đây không đúng về nội dung bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh theo ý muốn của mình.

B. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm

C. Mọi loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh

D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Câu 23. Biểu hiện nào dưới đây là thể hiện sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

B. Chỉ có người vợ phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

C. Chỉ có người chồng mới có quyền chọn nơi cư trú và thời gian sinh con.

D. Người vợ phải làm theo các quyết định của chồng.

Câu 24. Chủ thể của hợp đồng lao động là

A. người sử dụng lao động và đại diện người lao động.

B. người lao động và người sử dụng lao động.

C. đại diện người lao động và người sử dụng lao động.

D. người lao động và đại diện người lao động.

Câu 25. Luật giao thông đường bộ quy định: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường… Ai không tuân thủ quy tắc này là

A. vi phạm kỷ luật       B. vi phạm nội quy      C. vi phạm pháp luật       D. vi phạm trật tự

Câu 26. Ý kiến nào dưới đây là không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ

B. Các tôn giáo hợp pháp đều có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật

C. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.

D. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp đều được nhà nước tôn trọng và bảo hộ.

Câu 27. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn

A. làm việc theo sở thích của mình.

B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 28. Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là

A. tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ      B. phạt tiền, cảnh cáo

C. tịch thu tang vật, phương tiện               D. buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra

Câu 29. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.

B. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.

C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của PL

D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.

Câu 30. Vi phạm hình sự ở mức độ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với người chưa thành niên, khung hình cao nhất là

A. 7 năm            B.15 năm             C. 13 năm            D. 18 năm

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

A

11

D

21

A

31

D

2

D

12

A

22

A

32

A

3

C

13

D

23

A

33

D

4

C

14

D

24

B

34

C

5

C

15

C

25

C

35

D

6

D

16

D

26

C

36

B

7

C

17

C

27

B

37

A

8

B

18

A

28

B

38

B

9

D

19

D

29

C

39

A

10

A

20

B

30

A

40

D

4. Đề số 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO- ĐỀ 04

Câu 1: Nghỉ cuối tuần, L rủ H về nhà K chơi. Nhìn nhà K thì bé mà có khu vườn quá rộng, H hỏi K: Sao nhà bạn không làm nhà to ở cho thoải mái? K trả lời: Đất vườn không được làm nhà bạn ạ. Nghe vậy L chêm vào: Ừ. Quê nhà tớ cũng vậy, hình như chỉ đất thổ cư mới được làm nhà, cậu tớ lấy vợ muốn ra ở riêng mà phải làm đơn đề nghị mãi mới được cho phép làm nhà ở khu vườn của ông bà. H chép miệng: Rắc rối nhỉ. Hỏi: Việc quy định không được làm nhà trên đất vườn trong câu chuyện trên, thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.  B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.    D. Tính giai cấp và xã hội.

Câu 2: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức

A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật.

Câu 3: Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhànước. Nội dung đó thể hiện bản chất nào của pháp luật?

A. Xã hội.        B. Nhân dân.   C. Giai cấp.                 D. Quần chúng.

Câu 4: Chị V đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng qua đường va chạm với xe máy của anh G đang lưu thông đúng luật khiến cả hai bị ngã xây sát nhẹ. Anh G đứng dậy rồi lái xe đi. Chị V thấy vậy liền lao lên giữ anh G lại. Thấy chị V đang có giữ anh G, anh M và X lao vào đánh anh G vì nhầm anh G là người có lỗi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Chị V, anh M và X.                                B. Chị V, anh M, anh G và X

C. Anh M và anh X.                                    D. Chị B, chị V.

Câu 5: Điểm giống nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật là

A. Hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

B. Hoạt động nhằm đưa những quy định pháp luật trở thành hành vi hợp pháp.

C. Mức độ chủ động của chủ thể khi thực hiện hành vi.

D. Cách thức mà các chủ thể thực hiện hành vi.

Câu 6. Học để có điều kiện trở thành chiến sĩ công an là:

A. quyền học không hạn chế.                         C. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

B. quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 7: Tiền tệ thực hiện chức năng thước do giá trị khi nào?

A. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.

B. Khi tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa diễn ra thuận lợi.

C. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán

D. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.

Câu 8: Pháp luật Việt Nam do cơ quan hoặc cấp nào ban hành?

A. Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng, ban hành.

B. Chủ tịch nước xây dựng, ban hành.

C. Thủ tướng chính phủ xây dựng, ban hành.

D. Nhà nước xây dựng, ban hành.

Câu 9: G không còn tiền để mua quà tặng cho người yêu nhân dịp 20/10 nên đã trót trộm củabạn cùng lớp 2 trăm ngàn đồng. Vậy G vi phạm

A. Kỉ luật.       B. Dân sự.       C. Hình sự. D. Hành chính.

Câu 10: Giám đốc công ty A vì muốn cạnh tranh với công ty B. Do đó đã cho nhân viên sản xuất một số mặt hàng giống nhã hiệu của công ty B đã đăng ký và bán với giá thấp hơn. Hành vi của giám đốc công ty A đã vi phạm quyền gì của công dân?  

A. Quyền sáng tạo   B. Quyền phát minh.     C. Quyền cải tiến kĩ thuật.          D. Quyền tác giả.

Câu 11: V (17 tuổi) chở M (13 tuổi) điều khiển xe Jupiter không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, phóng nhanh, vượt ẩu. Do vậy, đã đâm vào Q vừa điều khiển xe máy điện, vừa cầm ô che nắng chở N ngồi sau, khiến cho Q và N bị thương. Trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. V và Q.       B. V và M.      C. M và N.      D. Q và N.

Câu 12: Giả sử,trên thị trường,hàng hóaA đang bánvới giá cả lớn hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để lãi nhiều, em sẽ

A. Mở rộng sản xuất.                      B. Bỏ sản xuất.

C. Giữ nguyên quy mô sản xuất     D. Thu hẹp sản xuất.

Câu 13: Hình thức chịu trách nhiệm kỉ luật nào sau đây không đúng đối với công chức khi vi phạm?

A. Cảnh cáo.                 B. Khiển trách.                 C. Trục xuất.          D. Chuyển công tác.

Câu 14: Một tổ bầu cử ở xã X khi tiến hành bầu cử đã để hòm phiếu không có nắp để cử tri bỏ phiếu cho tiện. Việc làm của họ đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Nguyên tắc bình đẳng                    B. Nguyên tắc bỏ phiếu kín   

C. Nguyên tắc trực tiếp                                  D. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu

Câu 15: ......................... hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

A. Giá trị sử dụng       B. Giá cả         C. Giá trị         D. Giá trị trao đổi

Câu 16: Đặc điểm để phân biệt giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức là

A. Tính dân tộc.          B. Tính nhân dân.

C. Tính quy phạm phổ biến.   D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 17: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?

A. Sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động.

B. Sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động.

C. Sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất.

D. Sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động.

Câu 18: Anh K chở bạn gái trên đường thì va chạm với anh S đi ngược chiều. Thấy anh G lấy điện thoại ra quay video, anh K và chị T bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. Anh K, S và G.      B. Anh K và anh S.     C. Anh K và anh G.    D. Anh K và bạn gái.

Câu 19: Bạn M không cho P nhìnbàitrong lúckiểmtra nên P rủ X chặn đường đe dọa M khiến M hoảng loạn tinh thần. Nghe M kể lại chuyện đó, H là bạn cùng lớp với M và P đã rủ thêm L đánh P và X. Hành vi của những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?

A. Bạn P, X, H và L.      B. Bạn P, X và M.         C. Bạn P và X.             D. Bạn H và L.

Câu 20. Ông A làm việc trong công ty X, địa điểm huyện B. Ông A muốn gửi đơn tố cáo môt nhân viên tổ chức của công ty có hành vi tham nhũng. Ông A cần gửi đơn tố cáo đến ai?

A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện B.                      B. Giám đốc công ty X.

C. Hội đồng nhân dân huyện B.                                 D. Công an huyện B . 

Câu 21: Công dân vi phạm hành chính trong trường hợp nào dưới đây?

A. Đánh người gây thương tích          B. Chạy xe vào đường cấm.

C. Giao hàng không đúng hợp đồng.  D. Nghỉ việc nhiều ngày không lí do.

Câu 22: Hành vi xâm phạm các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp là vi phạm

A. dân sự.        B. hình sự.       C. kỷ luật.       D. hành chính.

Câu 23. Bà L bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định buộc tháo dỡ công trình xây dựng nhà ở. Khi cho rẳng quyết định xây dựng trên là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bà L cần làm đơn gì và gửi đến chủ thể nào dưới đây cho đúng pháp luật ?

A. Đơn tố cáo, gửi cơ quan công an phường, nơi có công trình bị tháo dỡ.

B. Đơn tố cáo, gửi Thanh tra xây dựng huyện.

C. Đơn khiếu nại, gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

D. Đơn khiếu nại, gửi đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện.

Câu 24: Là những quy tắc xử sự chung, là khuân mẫu chung được áp dụng ở nhiều lần ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người. Đó là nội dung của

A. Tính chặt chẽ về hình thức.B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính nhân dân.                    D. Tính quyền lực bắt buộc chung.

Câu 25: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào dưới đây?

A. Quy luật cạnh tranh. B. Quy luật kinh tế C. Quy luật cung - cầu. D. Quy luật giá trị

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1-B      2-D      3-C      4-A      5-B      6-C      7-A      8-D      9-D      10-A

11-A    12-A    13-C    14-B    15-A    16-D    17-B    18-B    19-A    20-B

21-B    22-C    23-C    24-B    25-D    26-C    27-B    28-A    29-A    30-D

31-A    32-D    33-C    34-D    35-A    36-D    37-C    38-B    39-C    40-D

5. Đề số 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO- ĐỀ 05

Câu 1. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. dân tộc, giới tính, tôn giáo.

B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.   

C. dân tộc, độ tuổi, giới tính.

D. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.

Câu 2. Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ là thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.                       

B. Sử dụng pháp luật. 

C. Tuân thủ pháp luật.            

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 3. Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật.                                    

B. Sử dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                               

D. Thi hành pháp luật.

Câu 4. Việc xét xử các vụ án kinh tế của nước ta hiện nay không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về

A. nghĩa vụ pháp lí.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. quyền trong kinh doanh.

D. nghĩa vụ trong kinh doanh.

Câu 5. Bình đẳng giữa cha mẹ và con được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

A. Ngược đãi cha mẹ.

B. Lạm dụng sức lao động của con.

C. Không tôn trọng ý kiến của con.

D. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

Câu 6. Luật hôn nhân gia đình năm 2014 qui định độ tuổi kết hôn là

A. nam 22 tuổi trở lên, nữ 20 tuổi trở lên.

B. nam 19 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên.

C. nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên.

D. nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 7. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thuộc loại vi phạm hành chính?

A. Buôn bán hàng hóa lấn chiếm lề đường.

B. Phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người.

C. Học sinh nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học.

D. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của nhà nước.

Câu 8.  Trong các yếu tố của tư liệu lao động, yếu tố nào là quan trọng nhất?

A. Tư liệu sản xuất.

B. Kết cấu hạ tầng.        

C. Công cụ lao động.          

D. Hệ thống bình chứa. 

Câu 9. Ông B trồng cam sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng 

A. Thước đo giá trị.    

B. Phương tiện giao dịch. 

C. Phương tiện lưu thông.  

D. Phương tiện thanh toán. 

Câu 10. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa.               

B. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.                     

C. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.         

D. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

Câu 11. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ

A. xã hội và quan hệ kinh tế.

B. lao động và quan hệ xã hội.

C. tài sản và quan hệ nhân thân.

D. kinh tế và quan hệ lao động.

Câu 12. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy  hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm tới các

A. quy chế đơn vị sản xuất.                           

B. quy tắc quản lí nhà nước.

C. quy chuẩn sử dụng chuyên gia.                 

D. quy ước trong các doanh nghiệp.

Câu 13. Người vi phạm hình sự trước hết phải chịu trách nhiệm

A. hình sự.                                                                 

B. dân sự.                                                                   

C. kỉ luật.

D. hành chính.

Câu 14. Cán bộ, viên chức, công chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm

A. kỉ luật

B. dân sự.

C. hình sự.

D. hành chính.

Câu 15. Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật?

A. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp.

B. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.

C. Anh H lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác.

D. Bạn F mượn sách của bạn E nhưng không giữ gìn bảo quản.

Câu 16. Khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu

A. nói chung. 

B. có khả năng đáp ứng.

C. có khả năng thanh toán.     

D. hàng hoá mà người tiêu dùng cần.

Câu 17. Một trong các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là

A. dân chủ, hiệu quả.

B. trách nhiệm, kỷ luật.

C. công bằng, văn minh.

D. tự do, tự nguyện, bình đẳng.

Câu 18. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật thừa nhận ở văn bản nào dưới đây?

A. Giao kèo lao động.

B. Hợp đồng lao động.

C. Cam kết lao động.

D. Quy phạm pháp luật.

Câu 19. Công dân A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này, công dân A đã

A. sử dụng pháp luật.                         

B. áp dụng pháp luật.                         

C. tuân thủ pháp luật.                         

D. thi hành pháp luật.

Câu 20. Tính mạng, sức khỏe của công dân được pháp luật

A. bảo hộ.                  

B. bảo vệ.                   

C. bảo đảm.

D. bao bọc.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

D

B

D

D

A

C

C

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

A

A

B

C

D

B

C

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

D

B

A

D

C

A

B

C

A

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

C

C

D

D

C

D

D

D

C

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Trần Hưng Đạo. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF