YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 có đáp án năm 2021 Trường THPT Lam Hồng

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 Trường THPT Lam Hồng được hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LAM HỒNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 12

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Phần 1: Trắc nghiệm

Câu 1: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nhằm

A. Biến Việt Nam thành thuộc địa.

B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh.

C. Hoàn thành xâm chiếm các nước châu Á.

D. Giúp Nhà Nguyễn củng cố chính quyền phong kiến.

Câu 2: Tổ chức hoặc phong trào nào sau đây không gắn liền với tên tuổi của Phan Bội Châu?

A. Hội Duy Tân.                                             B. Phong trào Đông Du.

C. Phong trào Duy Tân.                                  D. Việt Nam Quang phục hội

Câu 3: Tại sao Pháp lại chọn Việt Nam là nơi xâm lược để làm thuộc địa:

A. Có vị trí địa lí thuận lợi

B. Chế độ phong kiến đang suy yếu, khủng hoảng trầm trọng vừa về kinh tế, quân sự, đối ngoại và xã hội

C. Là một quốc gia độc lập, nhưng điều kiện chế độ không phù hợp nên khủng hoảng

. Cả 3 đều đúng

Câu 4: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phá xít?

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức

B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ

C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít

D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn

B. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam

C. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực và đề ra đường lối đúng để lãnh đạo phong trào

D. Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu           

Câu 6: Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cách mạng mà các vị tiền bối đã chọn?

A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng.

B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản.

C. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó.

D. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bể tắc của chế độ phong kiến.

Câu 7: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, công nhân Việt Nam chỉ dừng lại ở đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế?

A. Vì số lượng còn ít do mới ra đời.                                     

B. Vì đời sống vật chất còn thiếu thốn.

C. Vì chưa được giác ngộ lý luận cách mạng.                       

D. Vì bị sự quản lý chặt chẽ của thực dân Pháp.

Câu 8: Đối với các nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Tất Thành có thái độ như thế nào?

A. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ       

B. Không tán thành con đường cứu nước của họ

C. Khâm phục tinh thần yêu nước, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ

D. Tán thành con đường cứu nước của họ.

Câu 9: Sự ra đời của Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á đã khẳng định điều gì?

A. Cách mạng ở Đông Nam Á chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo và giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị quan trọng.

B. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị quan trọng.

C. Hình thành cao trào cách mạng.

D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng sâu rộng.

Câu 10: Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ

A. Đánh đổ phong kiến sang đánh đổ đế quốc.

B. Cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc.

C. Cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản.

D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 11: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là

A. Địa chủ nhỏ và công nhân                        

B. Công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản

C. Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc               

D. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản

Câu 12: Trong những năm 1929-1933 sự kiện nào là tiêu biểu cho phong trào chống Pháp ở Đông Dương?

A. Cuộc khởi nghĩa của người Mèo ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam

B. Cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam.

C. Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931   

D. Phong trào chống thuế ở Công-pông-chơ-năng.

Câu 13: Vì sao quân đội triều đình lại nhanh chóng thất thủ ở thành Hà Nội năm 1873 ?

A. Triều đình đầu hàng.

B. Quân triều đình chống cự yếu ớt.

C. Quân chiều đình thực hiện chiến thuâtj phòng thủ dựa vào thành đợi giặc , chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.

D. Triều đình mải lo đối phó với phong trào của nhân dân.

Câu 14: Hậu quả của chiến tranh thế giới hai:

A. Hơn 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế

B. Hơn 100 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến và khoảng 60 triệu người chết,

C. Hơn 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 80 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.

D. Khoảng 60 triệu người chết, 80 triệu người bị tàn phế, nhiều thành phố làng mạc bị tàn phá

Câu 15:Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít?

A. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác

B. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại

C. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường

D. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.

Câu 16: Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo?

A. Cố thủ chờ viện binh.                                           B. Đánh thẳng kinh thành Huế.

C. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp.                                  D. Kéo quân vào đánh Gia Định.

Câu 17:Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là ai?

A. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.

B. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng.

C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

D. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng.

Câu 18: Cao Thắng được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ gì trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê?

A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự.

B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

C. Chiêu tập binh sĩ, huấn luyện, xây dựng căn cứ ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa.

Câu 19 : Nhận xét của em về tính chất của phong trào Cần vương

A. Nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn.                B. Nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của mình.

C. Mang tính tự phát.                                                  D. Giúp vua cứu nước và mang tính dân tộc sâu sắc.

Câu 20: Điểm giống nhau của các phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1914-1918 là:

A. Có tổ chức và đường lối lãnh đạo đúng đắn.          B. Hình thức đấu tranh phong phú.

C. Diễn ra chủ yếu ở Bắc Kỳ.                                     D. Thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh.

Câu 21: Bài học lớn nhất cho phong trào cách mạng trong những năm 1914-1918 là:

A. Có hình thức đấu tranh phong phú.                        B. Quy mô rộng lớn.

C. Thu hút được nhiều giai tầng tham gia.                   D. Có đường lối đấu tranh đúng đắn.

Câu 22: Vì sao dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tạo ra điều kiện mới bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới?

A. Vì làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ.

B. Vì làm kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước.

C. Vì đã tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội.

D. Vì đã du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào nước ta.

Câu 23: Các tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm những thành phần nào trong xã hội?

A. Tiểu chủ,tiểu thương, tiểu nông.

B. Học sinh, sinh viên, dân nghèo.

C. Tiểu chủ, tiểu thương, công chức, học sinh, sinh viên.

D. Trí thức, tiểu thương, tiểu công, tiểu nông, thợ thủ công.

Câu 24: Khác với giai cấp nông dân, tầng lớp tư sản có

A.Cách mạng triệt để nhất.                                             B. Thái độ cách mạng triệt để.

C.Không kiên định, dễ thỏa hiệp.                                   D. Hợp tác chặt chẽ với thực dân Pháp.

Câu 25: Tiêu biểu cho khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản đầu TK XX là

A. Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế.                                       B. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.

C. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.                                 D. Thái Phiên, Trần Cao Vân.

Phần 2: Tự luận  (5 điểm)

Câu 1: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) em hãy:

a. Trình bày những chính sách khai thác kinh tế của thực dân Pháp về:

+ Nông nghiệp (0,5đ)

+ Công nghiệp (0,5đ)

+ Giao thông vận tải (0,5đ )

+Thương nghiệp (0,5đ)

b. Phân tích những tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với nước ta (0,5đ)

Câu 2: Từ những hiểu biết về Phan Bội Châu, em hãy trình bày nguyên nhân thành lập,  nét chính hoạt động ,nguyên nhân thất bại.của phong trào Đông Du ? (1,5 điểm)

Câu 3: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình đã có những hành động như thế nào khi triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, em có nhận xét gì về hành động ấy ? (1đ)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần 1: Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

A

C

D

D

C

C

C

C

A

D

B

C

C

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

A

B

D

C

C

D

D

D

C

C

C

C

 

 

Phần 2 : Tự luận

Câu 1: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) em hãy:

Trình bày những chính sách khai thác kinh tế của thực dân Pháp về:

+ Nông nghiệp

+ Công nghiệp

+ Giao thông vận tải

+Thương nghiệp

* Những chính sách khai thác của thực dân Pháp về kinh tế:

+ Nông nghiệp :  Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất.

+ Công nghiệp : Tập trung khai thác than và kim loại, ngoài ra còn tập trung vào một số nghành khác như xi măng, điện nước…

+ Thương nghiệp : độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế.

+ Giao thông vận tải : xây hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột.

b. Phân tích những tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với nước ta

*Tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

+ Tích cực: So với nền kinh tế phong kiến, có nhiều tiến bộ, của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn, phong phú hơn.

+ Tiêu cực: Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bóc lột cùng kiệt; Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đát; Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

Câu 2: Từ những hiểu biết về Phan Bội Châu, em hãy trình bày nguyên nhân thành lập,  nét chính hoạt động ,nguyên nhân thất bại.của phong trào Đông Du

* Nguyên nhân thành lập : Phan Bội Châu cho rằng Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hoá Hán học (đồng chủng, đồng văn), lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905).

*Nét chính hoạt động của phong trào Đông du.

- Từ năm 1905 đến 1908, đưa HS Việt Nam sang Nhật học đã lên tới 200 người.

- Từ tháng 9/1908, thực dân Pháp câu kết và yêu cầu Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước khỏi đất Nhật. Tháng 3/1909, Phan Bội Châu cũng phải rời đất Nhật. Phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.

*Nguyên nhân thất bại: Do các thế lực đế quốc (Nhật – Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.

Câu 3: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình đã có những hành động như thế nào khi triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, em có nhận xét gì về hành động ấy ?

 *Hành động :

- Phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, trừ khử những người không cùng chính kiến, đưa Hàm Nghi nhỏ tuổi nhưng yêu nước lên ngôi vua

- Liên kết với các sĩ phu, văn thân xây dựng căn cứ Sơn Phòng, tích trữ lương thực, rèn vũ khí, chuẩn bị chiến đấu.

*Nhận xét : Hành động đó nhằm mục đích chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành lại chủ quyền.

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7.0 điểm)

Câu 1. Sự kiện nào sau đây không phải là nguyên nhân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công.

   A. Đà Nẵng có cảng nước sâu thuyền bè dễ ra vào

   B. Ở Đà Nẵng có giáo dân theo Công Giáo, chúng hi vọng được giáo dân ủng hộ.

   C. Chiếm được Đà Nẵng, Pháp làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều đình Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc cuộc xâm lược Việt Nam.

   D. Chiếm được Đà Nẵng, triều đình Huế sẽ nhanh chóng đầu hàng

Câu 2. Sáng ngày 01/09/1858, diễn ra sự kiện nào sau đây.

   A. Pháp - Tây Ban Nha kéo quân vào khiêu khích Việt Nam

   B. Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đã Nẵng

   C. Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Gia Định

   D. Pháp - Tây Ban Nha rút khỏi bán đảo Sơn Trà

Câu 3. Chính sách nào của nhà Nguyễn đã gây ra mâu thuẫn và rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc.

   A. '' Bế quan tỏa cảng ''                               B. '' Cấm đạo ''

   C. '' Đối ngoại ''                                            D. '' Cấm khai khẩn đất hoang ''

Câu 4. Nông nghiệp nước ta giữa thế kỉ XIX như thế nào?

   A. Sa sút                                                      B. Có bước phát triển

   C. Nhà Nguyễn nắm độc quyền                   D. Ruộng đất được chia cho người dân

Câu 5. Sau hiệp ước Hác măng và Patơnốt, để bóc lột Việt Nam Pháp đã làm gì?

   A. Đàn áp phong trào Cần Vương

   B. Thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền ở Trung Kì

   C. Thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền ở Bắc và Trung kì

   D. Tìm cách tiêu diệt Tôn Thất Thuyết

Câu 6. Giữa thế kỉ XIX Việt Nam bị cô lập với bên ngoài là do?

   A. Công nghiệp Việt Nam không phát triển

   B. Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn

   C. Chính sách cấm đạo

   D. Nông nghiệp không phát triển

Câu 7. Phan Bội Châu là người sinh ra ở đâu?

   A. Nghệ An                         B. Quảng Nam                        C. Sài Gòn                  D. Đà Nẵng

Câu 8. Nguyên nhân nào sau đây không phải là mục tiêu tấn công Gia Định của Pháp?

   A. Gia Định và Nam Kì là vựa lúa lớn của Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng

   B. Làm chủ Gia Định sẽ dễ dàng tấn công sang Campuchia

   C. Chiếm được Gia Định Pháp sẽ cắt được nguồn tiếp tế lương thực của triều Nguyễn và làm chủ lưu vực sông Mê Kông

   D. Gia Định là nơi tập trung quân của triều đình Huế

Câu 9. Ngày 13/07/1885 diễn ra sự kiện nào sau đây?

   A. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương

   B. Cuộc phản công của Tôn Thất Thuyết tại kinh thành Huế bị thất bại

   C. Tôn Thất Thuyết tấn công quân Pháp tại kinh thành Huế

   D. Vua Hàm Nghi bị Pháp lưu đầy sang Angiêri.

Câu 10. Phong trào Đông Du tan rã là do:

   A. Pháp - Nhật cấu kết trục xuất lưu học sinh Việt Nam

   B. Phan Bội Châu muốn về học tập theo cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc

   C. Pháp đàn áp

   D. Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 29 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

D

B

B

A

C

B

A

D

A

A

A

B

C

C

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

C

A

B

D

A

D

A

D

C

A

B

A

A

D

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước diễn ra vào thời gian nào?

A. Ngày 25/4/1976.                                                  B. Ngày 25/5/1976.

C. Ngày 25/4/1977                                                   D. Ngày 21/11/1975.

Câu 2: Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976) ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Đánh dấu việc hoàn thành các tổ chức chính trị.

Đáp ứng được điều kiên để Việt Nam gia nhập ASEAN.

Tạo điều kiên hoàn thành của cách mạng giải phóng dân tộc.

Tạo ra khả năng to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Câu 3: Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào? A. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976).

Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976).

Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975).

Trong “Tuyên ngôn độc lập” (02/09/1945).

Câu 4: Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng trọng tâm là đổi mới về

   A. Chính trị.            B. Kinh tế.                  C. Văn hoá.                  D. Xã hội.

Câu 5: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986- 1990 là

Thực hiện mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn.

Đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị.

Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước

Câu 6: Chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là

Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo cơ chế thị trường

Thực hiện công nghiệp hóa, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường

Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

Câu 7: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng

A. Phân phối theo lao động                                   B. Kinh tế thị trường

C. Xã hội chủ nghĩa                                               D. kinh tế tập trung

Câu 8: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương xóa bỏ cơ chế quan lí kinh tế.

Thị trường tư bản chủ nghĩa

Hàng hóa có sự quản lí của nhà nước.

Thị trường có sự quản lí của nhà nước.

Tập trung, quan liêu, bao cấp.

Câu 9: Tình hình miền Bắc sau những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ như thế nào?

vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn.

bị tàn phá nặng nề.

không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh phá hoại.

chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá hoại.

Câu 10: Miền Nam sau khi giải phóng có tinh hình nổi bật là

Tàn dư của chế độ thực dân mới còn nặng nề, số người thất nghiệp đông.

Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp.

Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố.

Lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1-A

2-D

3-B

4-B

5-A

6-D

7-C

8-D

9-B

10-A

11-A

12-A

13-C

14-C

15-A

16-C

17-B

18-A

19-C

20-B

21-B

22-D

23-C

24-C

25-D

26-D

27-A

28-A

29-C

30-A

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam” là nhận định của

A. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959).

B. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975).

C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975).

D. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973).

Câu 2: Yêu cầu bức thiết nhất của nước ta trong năm đầu tiên sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là gì?

A. Đi lên xây dựng CNXH.

C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

B. Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng.

D. Thành lập chính quyền ở những vùng mới giải phóng.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây giải thích không đúng về ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976)?

A. Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN.

B. Tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cả dân tộc.

C. Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực còn lại.

D. Tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.

Câu 4: Nội dung nào không thuộc đường lối đổi mới về chính trị được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986)?

A. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.

B. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

C. Chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

D. Xây dựng nền dân chủ, đảm bảo quyền lực thuộc về nhà nước.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là chủ trương đổi mới về kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 – 1986)?

A. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

B. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.

C. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa.

D. Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung, quan liêu, bao cấp

Câu 6: Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến viêc Đảng Cộng Sản Việt

A. Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 – 1986) là A. Tình trạng lạc hậu của các nước Đông Nam Á.

B. Sự phát triển nhanh chóng của tổ chức ASEAN.

C. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô.

D. Cuộc khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế thế giới.

Câu 7: Quan điểm đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam (từ tháng 12 – 1986) không có nội dung nào dưới đây?

A. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.

B. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp.

C. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

D. Đổi mới toàn diện và đông bộ.

Câu 8: Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) chứng tỏ điều gì?

A. Đường lối đổi mới của đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp.

B. Việt Nam đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội.

C. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp.

D. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế.

Câu 9: Ý nào sau đây không phải là thuận lợi cơ bản của nước ta sau 1975?

A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành.

B. Đất nước đã hoà bình, thống nhất.

C. Uy tín Việt Nam trên thế giới được nâng cao.

D. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân cư.

Câu 10: Tính chất của nền kinh tế Miền Nam sau khi giải phóng là

A. Kinh tế xã hội chù nghĩa.

B. Kinh tế Tư bản chủ nghĩa.

C. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, manh mún.

D. Kinh tế công nghiệp tiên tiến.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1-B

2-B

3-A

4-D

5-D

6-C

7-A

8-A

9-D

10-C

11-D

12-B

13-B

14-B

15-D

16-B

17-D

18-A

19-B

20-B

21-A

22-C

23-B

24-B

25-A

26-C

27-C

28-A

29-C

30-D

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Chủ trương giải phóng dân tộc của nhà yêu nước Phan Chu Trinh theo khuynh hướng :

A. bạo động cách mạng.                                            B. Cải cách.

C. bất hợp tác.                                                          D. vận động yêu nước.

Câu 2: Đâu không phải là cuộc khởi nghĩa nằm trong phong trào Cần vương?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.                                             B. Khởi nghĩa Yên Thế.

C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.                                        D. Khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 3: Đâu không phải là hành trang mang theo của Nguyễn Ái Quốc khi ra đi tìm đường cứu nước?

A. Là niền tự hào về một đất nước phát triển

B. Là khái vọng cứu nước, cứu dân

C. Là hai bàn tay trắng và một trái tim yêu nước nồng nàn

D. Là nổi nhục của người dân mất nước

Câu 4: Năm 1906, Phan Chu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã:

A. mở cuộc vận động Duy tân.

B. thành lập Hội Duy tân.

C. phát động phong trào Đông du.

D. thành lập Việt Nam Quang phục hội

Câu 5: Pháp dựa vào giai cấp nào để thống trị và bóc lột nhân dân ta?

A. Công nhân.                                                           B. Tiểu tư sản.

C. Nông dân.                                                            D. Địa chủ phong kiến.

Câu 6: Nơi đặt chân đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của  Nguyễn Ái Quốc là:

A. Nước Nhật                    B. Nước Anh                 C. Nước Mĩ.                  D. Nước Pháp

Câu 7: Người chủ trương bạo động để giành độc lập ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là ai?

A. Phan Châu Trinh.                                                 B. Huỳnh Thúc Kháng.

C. Lương Văn Can.                                                  D. Phan Bội Châu.

Câu 8: Đâu là nguyên nhân cơ bản nhất để Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước?

A. Các cuộc đấu tranh nổ ra chưa đồng đều và thiếu sự đoàn kết

B. Tất cả các phong trào đấu tranh đều thất bại, vì thiếu con đường đấu tranh đúng đắn.

C. các phong trào đấu tranh ở Việt Nam lúc này chưa có người lãnh đạo

D. Đất nước bị giặc Pháp xâm lược

Câu 9: “ Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man” là nhận xét của:

A. Phan Bội Châu.                                                    B. Phan Châu Trinh

C. Vua Hàm Nghi                                                     D. Nguyễn Ái Quốc

Câu 10: Trước khi Pháp xâm lược,  xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản nào?

A. Công nhân và Nông dân

B. Địa chủ phong kiến và Tiểu tư sản

C. Địa chủ phong kiến và Nông dân

D. Địa chủ phong kiến và Tư sản

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

B

11

B

21

C

2

B

12

C

22

C

3

A

13

D

23

B

4

A

14

A

24

B

5

D

15

C

25

A

6

D

16

B

26

B

7

D

17

D

27

C

8

B

18

A

28

B

9

D

19

D

29

D

10

C

20

C

30

A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 có đáp án năm 2021 Trường THPT Lam Hồng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF