YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Du

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Du được chúng tôi sưu tầm và dành cho các thầy cô tham khảo làm tài liệu ra đề kiểm tra môn Hóa học cuối kì 1 lớp 9, giúp cho tài liệu ôn thi của các em thêm đa dạng kiến thức.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 19

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng

Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. CaO,                       B. BaO,                       C. Na2O                      D. SO3.

Câu 2: Oxit lưỡng tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành  muối và nước.

C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 3: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. CO2,                       B. Na2O.                     C. SO2,                        D. P2O5

Câu 4: Nhóm chất  tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:

A. Na2O,  SO3 , CO2 .                              

B.  K2O,  P2O5,  CaO. 

C.  BaO,  SO3,  P2O5.

D.  CaO,  BaO,  Na2O.

Câu 5: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:

A.  K2SO4               B.  Ba(OH)2                  C.  NaCl                             D.  NaNO3

Câu 6. Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là:

A. Làm quỳ tím hoá xanh                                          

B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối  và nước

C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước           

D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước

Câu 7: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất sau:

A.Na2SO4 và Fe2(SO4)3                                              B Na2SO4 và K2SO4

C. Na2SO4 và BaCl2                                                    D. Na2CO3 và K3PO4

Câu 8: Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại:

A. Ag, Cu.                   B. Au, Pt.                   C . Au, Al.                     D. Ag, Al.

Câu 9: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí Hiđro là:

A. Đồng                      B. Lưu huỳnh              C. Kẽm                        D. Thuỷ ngân

Câu 10: Nhôm hoạt động hoá học mạnh hơn sắt, vì:

A. Al, Fe đều không phản ứng với HNO3 đặc nguội.            

B. Al có phản ứng với dung dịch kiềm.         

C. Nhôm đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt.              

D. Chỉ có sắt bị nam châm hút.

Câu 11: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với

A. Dung dịch NaOH dư

B. Dung dịch H2SO4 loãng

C. Dung dịch HCl dư

D. Dung dịch HNO3 loãng .             

Câu 12: Nhôm phản ứng được với :

A. Khí clo, dung dịch kiềm, axit, khí oxi.

B. Khí clo, axit, oxit bazo, khí hidro.

C. Oxit bazơ, axit, hiđro, dung dịch kiềm

D. Khí clo, axit, oxi, hiđro, dung dịch magiesunfat

II. PHÀN TỰ LUẬN 

Câu 1: Hoàn thành chuçi phản ứng hóa học sau?

Fe → FeCl3  →  Fe(OH)3 →  Fe2O3 →  Fe2(SO4)3 →  FeCl3

Câu 2: Có 3 lọ đựng các dung dịch bị mất nhãn sau: NaCl, Na2SO4, NaOH. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết phương trình hoá học.

Câu 3: Cho 30g hỗn hợp hai kim loại sắt và đồng tác dụng với dd HCl dư. Sau  khi phản ứng xong thu được chất rắn A và 6,72l khí (ở đktc)

a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b. Tính thành phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp ban đầu.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

B

B

D

B

C

A

B

C

C

A

A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Mổi phương trình đúng   

(1)   2Fe   + 3Cl2  →   2FeCl3  

(2)   FeCl3 + 3NaOH  →   Fe(OH)3 + 3NaCl

(3)   2Fe(OH)3    →  Fe2O3 + 3H2O

(4)   Fe2O3 + 3H2SO4  →    Fe2(SO4)3 + 3H2O

(5)   Fe2(SO4)3 + 3BaCl2→  3BaSO4 + 2FeCl3

Câu 2: Lấy mỗi chất một ít ra làm thí nghiệm, đánh số thưc tự.

Nhỏ mỗi chất trên vào quỳ tím chuyển màu xanh là NaOH.         

Nhận biết 2 muối bằng cách cho tác dụng với BaCl2 dung dịch nào phản ứng xuất hiện chất không tan màu trắng là Na2SO4 , còn lại là NaCl.    

PTHH: Na2SO4 + BaCl2    →     BaSO4 + 2NaCl         

Câu 3:  nH2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol                           

PTHH:    Fe      +     2HCl  →     FeCl +   H2             

Theo PT 1 mol :                                     1 mol

Theo đb 0,3 mol :                                  0,3 mol                

mFe = 0,3.56 = 16,8 g                              

%Fe = 16,8x100 : 30 = 56 %       

%Cu = 100 – 56 = 44%                             

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. CaO,

B. BaO,

C. Na2O

D. SO3.

Câu 2: Oxit lưỡng tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 3: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. CO2,

B. Na2O

C. SO2,

D. P2O5

Câu 4: Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:

A. Na2O, SO3, CO2 .

B. K2O, P2O5, CaO.

C. BaO, SO3, P2O5.

D. CaO, BaO, Na2O.

Câu 5: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:

A. K2SO4

B. Ba(OH)2

C. NaCl

D. NaNO3

Câu 6. Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là:

A. Làm quỳ tím hoá xanh

B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước

Câu 7: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối nào trong mỗi cặp chất sau:

A.Na2SO4 và Fe2(SO4)3

B Na2SO4 và K2SO4

C. Na2SO4và BaCl2

D. Na2CO3 và K3PO4

Câu 8: Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại:

A. Ag, Cu.

B. Au, Pt.

C . Au, Al.

D. Ag, Al.

Câu 9: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí Hiđro là:

A. Đồng

B. Lưu huỳnh

C. Kẽm

D. Thuỷ ngân

Câu 10: Nhôm hoạt động hoá học mạnh hơn sắt, vì:

A. Al, Fe đều không phản ứng với HNO3đặc nguội.

B. Al có phản ứng với dung dịch kiềm.

C. Nhôm đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt.

D. Chỉ có sắt bị nam châm hút.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

B

B

D

B

C

A

B

C

C

A

A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Mổi phương trình đúng 

(1) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

(4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

(5) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2→ 3BaSO4 + 2FeCl3

Câu 2: Trích mẫu thử, đánh số thứ tự.

Nhỏ mỗi chất trên vào quỳ tím chuyển màu xanh là NaOH.

Nhận biết 2 muối bằng cách cho tác dụng với BaCl2 dung dịch nào phản ứng xuất hiện chất không tan màu trắng là Na2SO4, còn lại là NaCl.

PTHH: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl

Câu 3:

nH2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol 

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 

Theo PT 1 mol : 1 mol

Theo đb 0,3 mol : 0,3 mol 

mFe = 0,3.56 = 16,8 g 

%Fe = 16,8x100 : 30 = 56 %

%Cu = 100 – 56 = 44%

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Dãy tất cả các chất gồm oxit axit là

A. CO2, SO2, NO.            

B. CO2, SO3, Na2O.    

C. SO2, P2O5, NO2.     

D. H2O, CO, NO.

Câu 2. Đâu là ứng dụng của CaO?

A. Sản xuất H2SO4.          

B. Khử chua đất.          

C. Tẩy trắng gỗ.           

D. Gây mưa axit.

Bài 3. Hòa tan hết 8,4 gam CaO vào 100 gam nước thu được dung dịch A. Nồng độ % của A là

A. 12,45%.                        B. 12%.                         C. 11,36%.                    D. 10,06%.

Câu 4. Phản ứng hóa học nào sau đây viết sai?

A. Ca + H2SO4 → CaSO­4 + H2.                             

B. NaOH + HCl → NaCl + H2O.

C. 2Ag + H2SO­4 → Ag2SO4 + H2.                                 

D. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O.

Câu 5. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải

A. Rót nước vào axit đặc.                                      

B. Rót từ từ nước vào axit đặc.

C. Rót nhanh axit đặc vào nước.                           

D. Rót từ từ axit đặc vào nước.

Câu 6. Cho các bazơ sau: KOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, NaOH, Cu(OH)2. Số bazơ bị nhiệt phân là

A. 1.                                  B. 2.                              C. 3.                              D. 4.

Câu 7. Thổi 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m (gam) kết tủa trắng. m là  

A. 5 g.                                B. 10 g.                         C. 2,5 g.                        D. 7,5 g.

Câu 8. Để làm sạch dung dịch MgCl2 có lẫn tạp chất FeCl2 ta dùng

A. MgSO4.                         B. HCl.                          C. Mg.                          D. Fe.

Câu 9. Công thức hóa học của muối ăn là

A. NaCl.                            B. NaNO3.                    C. KNO­3.                      D. HCl.

Câu10. Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học đơn là

A. (NH4)3PO4                    B. Ca(H2PO4)2              C. K3PO4                      D. KNO3

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

B

A

C

D

C

A

C

A

B

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

 

C

B

B

B

A

 

ĐỀ SỐ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM(5điểm)

Chọn phương án đúng ghi vào bài làm

Câu 1: Oxit axit có những tính chất hóa học nào sau đây

 A. Tác dụng với oxit bazơ,kiềm,nước

 B.Tác dụng với nước ,axit ,oxit bazơ

 C.Tác dụng với kiềm ,nước ,axit

 D.Tác dụng với nước ,axit ,kiềm

Câu 2:  Giấm ăn có tính axit vậy giấm có pH là:

 A. pH < 7                              B. pH = 7                          C. pH  > 7                         D. 7 < pH < 9

Câu 3:Dung dịch NaOH không có tính chất hoá học nào sau đây?

A. Làm quỳ tím hoá xanh                                          

B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước           

D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước

Câu 4: Chất nào sau đây còn có tên gọi là muối ăn?

A.KNO3.                 

B.NaCl             

C. CuSO4.              

D. CaCO3

Câu 5: Sắt bị nam châm hút là do

A.Sắt là kim loại nặng.

B.Sắt có từ tính.

C.Sắt có màu trắng.

D.Sắt có tính dẫn điện

Câu 6: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđrô là

A. Đồng .

B. Lưu huỳnh.

C. Kẽm

D.Thuỷ ngân .

Câu 7: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần là:

A.Na , Mg , Zn                                       

B.Al , Zn , Na

C.Mg , Al , Na                                        

D.Pb , Ag , Mg

Câu 8: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở  trạng thái

A. Lỏng và khí.                                       

B. Rắn và lỏng.

C. Rắn và khí.                                        

D. Rắn, lỏng, khí.

Câu 9: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit là:

A. C, S, Cl2                                           

B. P, C ,S

C. H2,  Cl2 ,C                                         

D. C, P ,Cl2

Câu 10: Hòa tan 4,8 g Mg vào dung dịch HCl thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48l              

B. 3,36l             

C. 33,6l             

D. 44,8l

B.PHẦN TỰ LUẬN

Câu 11: Cho một khối lượng sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí (đktc).

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng.

c) Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.

Câu 12Bằng phương pháp hoá học nhận biết ra các dung dịch: NaOH, Ba(OH)2, HCl, BaCl2

Câu 13: Tại sao không dùng xô ,chậu bằng nhôm để đựng vôi vữa

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

D

B

B

C

A

D

B

A

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm ( 2 điểm)

 Hãy lựa chọn các đáp án đúng trong các câu sau:

1. Các bazơ không tan là

A. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Fe2O3.          

B. Mg(OH)2, Fe(OH)3, H3PO4.

C. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3.                      

D. Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2

2. Dung dịch muối FeCl2 lẫn tạp chất là CuCl2 . Chất có thể làm sạch muối sắt là:

A. AgNO3 ;          

B. Fe              

C. Mg ;                       

D. Al ;      

3. Dãy kim loại được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần là :

A. K , Na , Al , Fe                              

B. Cu, Zn, Fe, Mg

C. Fe , Mg, Na, K                              

D. Ag, Cu, Al , Fe

4. Điều chế nhôm theo cách nào dưới đây?

A. Dùng than chì để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.

B. Điện phân dung dịch muối nhôm.

C. Điện phân Al2O3 nóng chảy.

D. Dùng kim loại Na đẩy Al ra khỏi dung dịch muối nhôm.

II. Tự luân 

Câu 1.  Hoàn thành các PTHH biểu diễn dãy biến hoá sau :

Al → Al2O3 → Al2(SO4)3 → AlCl3 → Al(NO3)→ Al(OH)3 → Al2O3

Câu 2.  PISA. Tính chất của phi kim

Các nguyên tố phi kim có nhiều trong tự nhiên. Phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí; phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt. Chúng tác dụng được với kim loại, hiddro và oxi. Nhờ những tính chất đó mà phi kim có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ khí: Clo, hiđro clorua và oxi. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng khí trong mỗi lọ.

Câu 3. Đốt cháy 5,6g Fe trong khí clo dư.

a. Viết PTHH của phản ứng xảy ra.

b. Tính khối lượng muối tạo thành.

c. Hòa tan lượng muối trên bằng 100ml nước. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được?

( Biết thể tích dd sau hòa tan là không đổi. Fe = 56, Cl = 35,5)

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Du. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF