YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Minh Tiến

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Minh Tiến được đội ngũ giáo viên HOC247 biên soạn chi tiết chuẩn theo nội dung chương trình học, bộ đề thi học kì 1 hóa 9 được tổng hợp từ các để lẻ, kèm hướng dẫn chi tiết giúp các em học sinh dễ dàng luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng giải các dạng bài tập lý thuyết cũng như tính toán, khả năng phân tích các dạng bài tập.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS MINH TIẾN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 9

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

 

ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

 Hãy lựa chọn các đáp án đúng trong các câu sau:

1. Dãy kim loại được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần là :

A. K , Na , Al , Fe                              

B. Cu, Zn, Fe, Mg

C. Fe , Mg, Na, K                              

D. Ag, Cu, Al , Fe

2. Các bazơ không tan là

A. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Fe2O3.          

B. Mg(OH)2, Fe(OH)3, H3PO4.

C. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3.                      

D. Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2

3. Điều chế nhôm theo cách nào dưới đây?

A.  Dùng than chì để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.

B.  Điện phân dung dịch muối nhôm.

C.  Điện phân Al2O3 nóng chảy.

D.  Dùng kim loại Na đẩy Al ra khỏi dung dịch muối nhôm.

4. Dung dịch muối FeCl2 lẫn tạp chất là CuCl2 . Chất có thể làm sạch muối sắt là:

 A. AgNO3                

B. Fe              

C. Mg 

D. Al 

II. Tự luân 

Câu 1.  Hoàn thành các PTHH biểu diễn dãy biến hoá sau :

 Fe(OH)3  → Fe2O3 → Fe  → FeCl3 →  Fe(NO3)3  → Fe(OH)3  → Fe2(SO4)3

Câu 2. Các nguyên tố phi kim có nhiều trong tự nhiên. Phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí; phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt. Chúng tác dụng được với kim loại, hiddro và oxi. Nhờ những tính chất đó mà phi kim có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ khí: Clo, hiđro clorua và oxi. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng khí trong mỗi lọ.

Câu 3. Đốt cháy 2,7 gam Al trong khí clo dư.

a. Viết PTHH của phản ứng xảy ra.

b. Tính khối lượng muối tạo thành.

c. Hòa tan lượng muối trên bằng 100ml nước. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm 

1. C                 2. D                 3. C                 4. B

II. Tự luận 

Câu 1. 

1/ 2 Fe(OH)3  → Fe2O3  +  3 H2O

2/ Fe2O  + 3 CO   →   2 Fe   + 3 CO2

3/ 2 Fe   +  3Cl2   →  2 FeCl3 

4/ FeCl3   +   3 AgNO3 →  Fe(NO3)3  +  3 AgCl

5/ Fe(NO3)3  +   3 KOH →   Fe(OH)3  +   3 KNO3

6/ 2 Fe(OH)3  +  3 H2SO4  →  Fe2(SO4)3  +  6 H2O

Câu 2. 

- Dẫn các khí trên vào 3 cốc nước có chứa mẩu giấy quỳ tím sau đó quan sát.   

- Khí nào làm mẩu quỳ tím đổi màu thành đỏ là khí HCl.             

- Khí nào làm mẩu quỳ tím đổi màu thành đỏ sau đó mất màu là khí Cl2.    

- Khí nào không thấy có hiện tượng gì khí đó là khí O2.                    

Câu 3.

a. PTHH của phản ứng:  2Al   +  3Cl2  → 2 AlCl3                

- Theo đầu bài ta có:   nAl =  \(\frac{{2,7}}{{27}} = 0,1(mol)\)

- Theo PTHH ta có:  \({n_{Al}} = {n_{AlC{l_3}}}\)

- Khối lượng của muối tạo thành là: \({m_{AlC{l_3}}} = {n_{AlC{l_3}}}.{M_{AlC{l_3}}} = 0,1.(27 + 3.35,5) = 13,35(g)\)

c. Theo đầu bài ta có:  \({V_{{\rm{dd}}}} = 100(ml) = 0,1(l)\)

Nồng độ mol của dd sau khi pha là: \({C_M} = \frac{{{n_{AlC{l_3}}}}}{{{V_{{\rm{dd}}}}}} = \frac{{0,1}}{{0,1}} = 1(M)\)

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với chất nào dưới đây?

A. HCl

           B. Na2SO4

C. Mg(OH)2

        D. BaSO4

Câu 2: Dãy chất nào sau đây gồm toàn oxit axit?

A. H2O, CaO, FeO, CuO

B. CO2, SO3, Na2O, NO2

C. SO2, P2O5, CO2, N2O5

D. CO2, SO2, CuO, P2O5

Câu 3: Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4. Người ta dùng thuốc thử là:

A. Quỳ tím.           

B. Zn.                 

C. dung dịch NaOH.             

D. dung dịch BaCl2.

Câu 4: Trong các dãy chất sau, dãy nào có tất cả các chất đều phản ứng với dung dịch HCl?

A. Cu, BaO, Ca(OH)2, NaNO3

      B. Qùy tím, CuO, Ba(OH)2, AgNO3, Zn

C. Quỳ tím, AgNO3, Zn, NO, CaO

      D. Quỳ tím, CuO, AgNO3, Cu

Câu 5: Công thức hoá học của phân đạm urê là:

A. NH4Cl

    B. NH4NO3

     C. NH4HCO3

D. (NH2)2CO

Câu 6: Thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để hoà tan vừa đủ 16,8 gam bột Fe là:

A. 0.2 lít

    B. 0,1 lít

   C. 0,25 lít

D. 0,3 lít

Câu 7: Trong số các cặp chất sau, cặp nào có phản ứng xảy ra giữa các chất?

A. Dung dịch NaCl + dung dịch KNO3

B. Dung dịch BaCl2 + dung dịch HNO3

C. Dung dịch Na2S + dung dịch HCl

D. Dung dịch BaCl2 và dung dịch NaNO3

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Thép là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5%.

B. Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5%.

C. Nguyên liệu để sản xuất thép là quặng sắt tự nhiên (manhetit, hematit…), than cốc, không khí giàu oxi và một số phụ gia khác.

D. Các khung cửa sổ làm bằng thép (để lâu trong không khí ẩm) không bị ăn mòn.

Câu 9: Trong công nghiệp, nhôm được điều chế theo cách nào ?

A. Điện phân nóng chảy Al2O3 có xúc tác      

B. Cho Fe tác dụng với Al2O3

C. Điện phân dung dịch muối nhôm               

D. Dùng than chì để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao

Câu 10: Cho 200 ml dung dịch HCl 0,2M tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:

A. 5,74g

B. 28,7g

C. 2,87g

D. 57,4g

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I. Trắc nghiệm 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

C

D

B

D

D

C

B

A

A

C

B

D

B

A

A

D

A

C

Phần 2. Tự luận 

Câu 21:  Viết đúng mỗi PTHH được 0,25 đ (thiếu cân bằng phản ứng trừ ½ số điểm của PTHH đó)

Câu 22: Cho 3 chất bột trên tác dụng với dung dịch NaOH, chất nào xảy ra phản ứng, có khí thoát ra là Al, Fe và Ag không phản ứng với dung dịch NaOH. 

2Al + NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2  ( có thể không cần viết PTHH)

Cho 2 kim loại còn lại tác dụng với dung dịch HCl, chất nào xảy ra phản ứng, có khí thoát ra là Fe, Ag không tác dụng với dung dịch HCl 

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2                 

Câu 23: Theo đề cho có: nCu = 0,04 mol ;  nAgNO3 = 0,04 mol       

a) Phương trình hóa học:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag              

0,02 ← 0,04 → 0,02 → 0,04  (mol)

Sau phản ứng, Cu dư, AgNO3 phản ứng hết                  

Vậy dung dich X: 0,02 mol Cu(NO3)2

Chất rắn Y: 0,04 mol Ag và 0,02 mol Cu dư     

b) Nồng độ mol Cu(NO3)2 là:

CM Cu(NO3)2  = nCu(NO3)2  : V = 0,02 : 0,04 = 0,5(M)         

Khối lượng rắn Y

m = mAg + mCu(dư) = 0,04.108 + 0,02.64 = 5,6 gam            

ĐỀ SỐ 3

I.Trắc nghiệm khách quan 

Câu 1: Ngâm hỗn hợp gồm các kim loại Al, Cu, Fe trong dung dịch AgNO3 (dư). Người ta thu được:

A.Cu                                 

B.Ag

C.Fe                                   

D.cả Cu lẫn Ag.

Câu 2: Công thức oxit cao nhất của 3 nguyên tố P, S, Cl là:

\(\eqalign{  & A.{P_2}{O_3},S{O_3},C{l_2}{O_7}  \cr  & B.{P_2}{O_5},S{O_3},C{l_2}{O_3}  \cr  & C.{P_2}{O_3},S{O_2},C{l_2}{O_5}  \cr  & D.{P_2}{O_5},S{O_3},C{l_2}{O_7}. \cr} \)

Câu 3: Khi Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sản phẩm của phản ứng là:

A.FeSO4                                             

B.Fe2(SO4)3

C.FeSO4 và H2                                   

D.Fe2(SO4)3 và SO2.

Câu 4: Có các chất: brom, iot, clo, nito, oxi. Phi kim ở trạng thái khí, khi ẩm có tính tẩy màu là:

A.brom                                               

B.oxi

C.clo                                                   

D.iot

Câu 5 : Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch NaOH?

A.Ag                                                  

B.Fe

C.Cu                                                   

D.Al

Câu 6: Một quá trình không sinh ra khí CO2 là:

A.đốt cháy khí đốt tự nhiên.

B.sản xuất vôi sống.

C.sự hô hấp.

D.sự tôi vôi.

Câu 7: Khi cho KMnO4, MnO2 (số mol bằng nhau) lần lượt tác dụng hết với HCl thu được khí clo có thể tích tương ứng là V1 và V2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là:

A.V1 = 2,5V2               

B.V1 = V2

C.V1 = 1,5V2               

D.V1 = 0,5V2.

Câu 8: Cho 1,008m3 (đktc) hỗn hợp khí CO và H2 khử toàn toàn Fe2O3 ở nhiệt độ thích hợp. Khối lượng sắt thu được sẽ là: (Fe = 56)

A.0,84kg                         

B.2,52kg

C.5,04kg                         

D.1,68kg.

II.Tự luận

Câu 9: Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hidro, clo và cacbon ddioxxit. Hãy nhận biết mỗi khí.

Câu 10: Viết phương trình hóa học biểu diễn những chuyển đổi hóa học sau:

\(F{e_2}{O_3}(1) \to Fe(2) \to FeC{l_3}(3)\)\(\, \to Fe{(OH)_3}(4) \to Fe{(N{O_3})_3}.\)

Câu 11: Nguyên tố R có công thức oxit là RO3. Trong RO3 oxi chiếm 60% về khối lượng.

a) Xác định tên nguyên tố R.

b) Cho biết tính chất hóa học cơ bản của R.

Viết phương trình hóa học để minh họa (O = 16, S = 32, Fe = 56, Se = 79).

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

B

D

C

C

D

D

A

D

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Viết phương trình hóa học khi sục khí Cl2 vào nước. Nước clo có tính tẩy màu?

Câu 2: Cho 1 lít hỗn hợp các khí H2, Cl2 đi qua dung dịch Ca(OH)2 (dư), còn lại một chất khí có thể tích là 0,5 lít (đo ở cùng đk). Tính thành phần % theo thể tích của clo trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 3: Rắc bột nhôm đun nóng vào lọ chứa khí Cl2. Thu được 0,1 mol muối và Al còn dư. Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch HCl (dư) thấy có tạo ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định tỉ lệ % lượng Al tác dụng với Clo so với lượng Al ban đầu.

Câu 4: Sục khí CO2 vào nước vôi trong, sau đó nhỏ tiếp dung dịch HCl vào. Mô tả hiện tượng quan sát được.

Câu 5: Cho hỗn hợp gồm Fe, Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí (đktc) và một dung dịch có chứa 57,9 gam hỗn hợp 2 muối. Tính khối lượng mỗi muối. (Fe = 56, Al =27, Cl = 35,5).

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

Cl2 + H2O \(\to\) HCl + HClO

Do Cl2 ít tác dụng với nước nhưng tan được trong nước nên dung dịch tạo ra ngoài HCl, HClO còn có Cl2.

HClO làm nước clo có tính tẩy màu.

Câu 2:

H2, Cl2 đi qua dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, Cl2 bị giữ lại chỉ có H2 thoát ra.

\({V_{{H_2}}} = 0,5lit.\)  \(\Rightarrow\) Thành phần % theo thể tích của clo là 50%.

Câu 3:

\(\eqalign{  & 2Al + 3C{l_2} \to 2AlC{l_3}({t^0})  \cr  & 2Al + 6HCl \to 3AlC{l_3} + 3{H_2}  \cr  & {n_{{H_2}}} = {{3,36} \over {22,4}} = 0,15mol. \cr} \)

\(\Rightarrow \) Số mol Al tác dụng với HCl: 0,1 mol.

Tỉ lệ % lượng Al tác dụng với clo so với lượng Al ban đầu là: 50%.

Câu 4:

\(\eqalign{  & C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow  + {H_2}O  \cr  & Ca{(OH)_2} + 2HCl \to CaC{l_2} + {H_2}O  \cr  & CaC{O_3} + 2HCl \to CaC{l_2} + C{O_2} + {H_2}O. \cr} \)

Hiện tượng:

-Xuất hiện kết tủa.

-Sủi bọt và kết tủa tan.

Câu 5:

\(\eqalign{  & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2}  \cr  & F{e_2}{O_3} + 6HCl \to 2FeC{l_3} + 3{H_2}O  \cr  & {n_{{H_2}}} = {{4,48} \over {22,4}} = 0,2mol \cr&\Rightarrow {n_{FeC{l_2}}} = 0,2mol.  \cr  &  \Rightarrow {m_{FeC{l_2}}} = 0,2.127 = 25,4gam.  \cr  & {m_{FeC{l_3}}} = 57,9 - 25,4 = 32,5gam. \cr} \)

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Lấy một thí dụ cho mỗi loại phản ứng sau:

a)Loại phản ứng trao đổi.

b)Loại phản ứng thay thế.

c)Loại phản ứng hóa hợp.

d)Loại phản ứng trung hòa.

Câu 2: Gọi x, y lần lượt là số mol của NaOH và HCl.

Trộn 2 dung dịch NaOH và HCl trên với nhau, tạo ra dung dịch có pH = 7.

Tìm biểu thức liên hệ giữa x và y.

Câu 3: Có thể dùng hóa chất nào để phân biệt dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng?

Câu 4: Hoàn thành phương trình phản ứng hóa học sau:\(F{e_2}{O_3} + CO\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow (M) + (N).\)

Câu 5: Ống nghiệm (1) chứa 2 ml dung dịch HCl 1M. Ống nghiệm (2) chứa 2 ml dung dịch H2SO4 1M. Cho Zn dư vào hai dung dịch axit trên thì thể tích khí hiđro thu được từ ống nghiệm (1) và (2) tương ứng là V1 và V2 đo ở cùng điều kiện. Viết phương trình hóa học. So sánh V1 và V2.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Minh Tiến. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON