YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh 12 năm 2021 - Trường THPT Phan Chu Trinh dạng trắc nghiệm

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh 12 năm 2021 - Trường THPT Phan Chu Trinh dạng trắc nghiệm có đáp án nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi săp tới Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

             SỞ GD-ĐT CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH

*****

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: SINH HỌC, LỚP 12

Thời gian làm bài: 45 phút            

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Thuộc tính nào dưới đây không phải là của các côaxecva:

A. Có thể hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch

B. Có khả năng lớn dần lên và biến đổi cấu trúc nội tại

C. Có thể phân chia thành những giọt mới dưới tác dụng cơ giới

D. Côaxecva là dạng sống đầu tiên có cấu tạo tế bào

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học:

A. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học

B. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có O2 và N2

C. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit

D. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm

Câu 3: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có:

A. Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên

B. Tạo thành các côaxecva

C. Xuất hiện các enzim

D. Tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học

Câu 4: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC - 30o

C. Khoảng nhiệt độ này gọi là

A. khoảng chống chịu.

B. khoảng giới hạn trên.

C. khoảng thuận lợi.

D. khoảng giới hạn dưới.

Câu 5: Các ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật là các mối quan hệ giữa

(1) Chim sáo và trâu rừng

(2) Vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu

(3) Chim mỏ đỏ và linh dương

(4) Cá ép với cá mập.

Trả lời đúng là:

A. (1) và (3).

B. (1) và (4).

C. (2) và (3).

D. (2) và (4).

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về các biến động khí hậu và địa chất là không đúng:

A. Sự phát triển của băng hà là một nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí hậu, khí hậu lạnh tương ứng với sự phát triển của băng hà

B. Mặt đất có thể bị nâng lên hay sụt xuống do đó biển rút ra xa hoặc tiến sâu vào đất liền

C. Các đại lục có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi phân bố đất liền

D. Chuyển động tạo núi thường kèm theo động đất và núi lửa nhưng không làm phân bố lại đại lục và đại dương

Câu 7: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái

A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.

B. mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.

D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Câu 8: Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là

A. 20oC.

B. 25oC.

C. 30oC.

D. 35oC.

Câu 9: Loài thuỷ sinh vật có giới hạn sinh thái rộng nhất đối với nồng độ muối sống ở

A. cửa sông.

B. biển gần bờ.

C. xa bờ biển trên lớp nước mặt.

D. biển sâu.

Câu 10: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.

C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

D

C

A

C

B

C

A

A

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-30 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống:

A. Prôtêin

B. Axit nuclêic

C. Carbon hydrat

D. Prôtêin và axit nuclêic

Câu 2: Trong cơ thể sống Axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong:

A. Sinh sản

B. Di truyền

C. Cảm ứng

D. A và B đúng

Câu 3: Ở cơ thể sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong:

A. Sự sinh sản

B. Sự di truyền

C. Hoạt động điều hoà và xúc tác

D. Cấu tạo của enzim và hoocmôn

Câu 4: Đặc điểm nổi bật của các đại phân tử sinh học là:

A. Đa dạng

B. Đặc thù

C. Phức tạp và có kích thước lớn

D. A và B đúng

Câu 5: Trong các dấu hiệu của hiện tượng sống, dấu hiệu nào không thể có ở vật thể vô cơ:

A. Trao đổi chất và sinh sản

B. Vận động và cảm ứng

C. Sinh trưởng

D. Vận động

Câu 6: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là

A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.

B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng

C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.

D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.

Câu 7: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm

A. trước sinh sản.

B. đang sinh sản.

C. trước sinh sản và đang sinh sản.

D. đang sinh sản và sau sinh sản

Câu 8: Điều không đúng khi kết luận mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể là mật độ có ảnh hưởng tới

A. mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh và tác động của loài đó trong quần xã.

B. mức độ lan truyền của vật kí sinh.

C. tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản.

D. các cá thể trưởng thành.

Câu 9: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh

A. cấu trúc tuổi của quần thể.

B. kiểu phân bố cá thể của quần thể.

C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.

D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 10: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do

A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm.

B. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm.

C. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng.

D. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

C

D

A

A

C

D

B

D

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-30 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết dogià được gọi là:

A. tuổi sinh thái.

B. tuổi sinh lí.

C. tuổi trung bình.

D. tuổi quần thể.

Câu 2: Tuổi quần thể là:

A. tuổi thọ trung bình của cá thể.

B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

C. thời gian sống thực tế của cá thể.

D. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh.

Câu 3: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:

A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.

B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.

C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.

D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

Câu 4: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:

A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.

B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.

C. giảm cạnh tranh cùng loài.

D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.

Câu 5: Mật độ của quần thể là:

A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.

B. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.

C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.

D. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Câu 6: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:

A. tăng dần đều.

B. đường cong chữ J.

C. đường cong chữ S.

D. giảm dần đều.

Câu 7: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:

A. tăng dần đều.

B. đường cong chữ J.

C. đường cong chữ S.

D. giảm dần đều.

Câu 8: Kích thước của một quần thể không phải là:

A. tổng số cá thể của nó.

B. tổng sinh khối của nó.

C. năng lượng tích luỹ trong nó.

D. kích thước nơi nó sống.

Câu 9: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:

A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.

B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.

D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.

Câu 10: Các cực trị của kích thước quần thể là gì?

1. Kích thước tối thiểu.

2. Kích thước tối đa.

3. Kích thước trung bình.

4. Kích thước vừa phải.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3.

B. 1, 2.

C. 2, 3, 4.

D. 3, 4.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

A

A

D

B

C

D

B

B

{-- Còn tiếp --}

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật người ta không dựa vào

A. bằng chứng sinh học phân tử.

B. cơ quan tương đồng.

C. bằng chứng phôi sinh học.

D. cơ quan tương tự.

Câu 2: Giả sử trong cùng một cánh đồng rau, quần thể côn trùng thuộc loài A lại chỉ sống trên cây rau cải xanh, còn quần thể khác cũng thuộc loài côn trùng A lại thích nghi sống trên cây bắp cải. Giữa hai quần thể này đã có sự

A. Cách li sinh sản

B. Cách li di truyền

C. Cách li sau hợp tử

D. Cách li thời gian

Câu 3: Theo quan điểm hiện đại, nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là

A. du nhập gen.

B. chọn lọc tự nhiên.

C. giao phối ngẫu nhiên.

D. đột biến.

Câu 4: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?

A. Kích thước quần thể.

B. Đa dạng về thành phần loài.

C. Sự phân bố cá thể.

D. Mật độ cá thể.

Câu 5: Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta đã chia lịch sử phát triển sự sống thành các đại:

A. Cổ sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh.

B. Tân sinh, Trung sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh.

C. Cổ sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh.

D. Nguyên sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh.

Câu 6: Đối với quá trình tiến hóa, đột biến gen có vai trò:

A. Tạo ra các alen mới.

B. Phát tán đột biến trong quần thể.

C. Định hướng quá trình tiến hóa.

D. Cùng với chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số các alen trội có hại trong quần thể.

Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.

B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.

C. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.

D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.

Câu 8: Có bao nhiêu nhận định sau đây không đúng theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?

(1) Các cơ chế cách li là nhân tố tiến hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài, giúp bảo toàn đặc điểm riêng cho mỗi loài.

(2) Các quần thể cùng loài sống ở các điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của các quần thể đó theo những hướng khác nhau.

(3) Sự sai khác về vốn gen giữa các quần thể cách li địa lí, đến một lúc nào đó có thể xuất hiện sự cách li sinh sản như cách li tập tính, cách li mùa vụ... làm xuất hiện loài mới.

(4) Khi một nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo mới, điều kiện sống mới và sự cách li tương đối về mặt địa lí dễ dàng biến quần thể nhập cư thành một loài mới sau một thời gian tiến hóa.

(5) Nếu kích thước quần thể quá nhỏ thì tần số alen có thể bị thay đổi hoàn toàn do yếu tố ngẫu nhiên.

A. 1

B. 1, 2, 3

C. 3, 4, 5

D. 1, 2, 5

Câu 9: Điểm đáng chú ý nhất trong đại Tân sinh là

A. Phồn thịnh của cây hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người.

B. Phát triển ưu thế của hạt trần, bò sát.

C. Phát triển ưu thế của cây hạt trần, chim, thú.

D. Chinh phục đất liền của thực vật và động vật.

Câu 10: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là

A. Tỉ lệ đực và cái trong quần thể.

B. Tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.

C. Số lượng cá thể có trong quần thể.

D. Số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

B

B

B

A

D

D

A

D

{-- Còn tiếp --}

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Nơi ở của các loài là:

A. địa điểm thích nghi của chúng.              B. địa điểm cư trú của chúng.

C. địa điểm sinh sản của chúng.                D. địa điểm dinh dưỡng của chúng

Câu 2: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

1. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

2. Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác

3. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

4. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Đáp án đúng là:

A. 2                             B. 4                               C. 3                                D. 1

Câu 3: Khoảng hời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là:

A. tuổi sinh thái                           B. tuổi trung bình

C. tuổi quần thể                           D. tuổi sinh lý

Câu 4: Cá thể trong QT phân bố đồng đều khi:

A. Tập trung ở những nơi có điều kiện sống tốt.

B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều.

C. Điều kiện sống phân bố đồng đều.

D. Điều kiện sống nghèo nàn.

Câu 5: Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì

A. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm.

B. Số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

C. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.

D. Sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

Câu 6: Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?

A. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau.

B. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh.

C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.

D. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau.

Câu 7: Càng lên phía Bắc, kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể của động vật càng thu nhỏ lại (tai, chi, đuôi, mỏ...). Ví dụ: tai thỏ Châu Âu và Liên Xô cũ, ngắn hơn tai thỏ Châu Phi. Hiện tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của sinh vật?

A. Ánh sáng.                 B. Thức ăn.               C. Kẻ thù.                    D. Nhiệt độ

Câu 8: Quá trình giao phối không có vai trò nào sau đây:

I. Phát tán các đột biến.

II. Làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp.

III. Làm cho vốn gen của quần thể trạng thái cân bằng.

IV. Trung hòa các đột biến có hại.

A. I, II.                         B. III, IV.                    C. II, III.                       D. III.

Câu 9: Nội dung nào sau đây, không là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec.

A. Không chịu áp lực của chọn lọc.

B. Số lượng cá thể lớn, giao phối tự do.

C. Các loại giao tử, hợp tử đều có sự sống như nhau.

D. Có sự di nhập gen.

Câu 10: Theo Đac Uyn biến dị cá thể là loại biến dị:

A. Xuất hiện cá thể, ngẫu nhiên, vô hướng.

B. Xuất hiện cá thể, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.

C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, ít có ý nghĩa.

D. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.

ĐÁP ÁN

1B

2A

3D

4C

5A

6D

7D

8D

9D

10A

{-- Còn tiếp --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh 12 năm 2021 - Trường THPT Phan Chu Trinh dạng trắc nghiệm có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF