YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mẹ ạ, nếu có kiếp sau, con được chọn, con vẫn chọn là con của mẹ. Mẹ con ta sẽ yêu thương và bù đắp cho nhau mẹ nhỉ? Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ…

Mẹ ơi, hãy là một bà tiên hiền dịu và cho con một điều ước nhỏ nhoi đi mẹ. Con ước giản dị thôi, bà tiên ấy được sống lại với con một ngày, để con được chăm sóc – việc mà trước đây con chưa hề làm. Con sẽ không làm mẹ khóc đâu, con hứa. Và điều cuối cùng con muốn nói với mẹ rằng: “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều…Kiếp sau, dù sao đi nữa, mẹ sẽ mãi là mẹ của con. Con thương mẹ nhiều!”

(Trích Thư gửi mẹ hiền – Nguyễn  Anh Thư)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Anh/chị hiểu thế nào về câu văn: “Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ…”

Câu 3: Theo anh/chị, vì sao bạn Anh Thư lại viết cho mẹ đã mất 2 năm trước cuta mình: “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều…” (1, 0 điểm)

Câu 4: Đoạn trích trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về “món nợ mẹ quá nhiều” được bạn Anh Thư nhắc đến trong đoạn trích.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

Câu 2:

- Nội dung của câu văn: Trên cuộc đời khi không còn mẹ, con từng trải qua thành công và thất bại, mệt mỏi và bi quan, tiêu cực, những lúc đó, con tìm đến mẹ, để được an ủi, chia sẻ và mong được mẹ chỉ bảo. Mẹ vẫn là chỗ dựa tinh thần vô cùng quan trọng của con, dù là trong suy nghĩ và tâm tưởng.

Câu 3:

- Anh Thư rất thương yêu và kính trọng mẹ, không lúc nào quên hình bóng mẹ. “Con nợ mẹ nhiều”, hiểu là còn nhiều lỗi với mẹ: lời xin lỗi, lòng hiếu thảo, lòng biết ơn, chưa cố gắng trong mọi việc, chưa biết thương mẹ, chưa hiểu mẹ và thờ ơ, chưa quan tâm chăm sóc mẹ. Con còn làm mẹ lo lắng và buồn lòng.

Câu 4:

Đoạn trích gợi ra nhiều suy nghĩ. Gợi ý:

- Tình yêu thương mẹ là điều thiêng liêng nhất

- Mẹ là điều quý giá nhất mà ta có được

- Hãy biết sống hiếu thảo, yêu thương, kính trọng, chăm sóc mẹ

- Điều đau khổ nhất, bất hạnh nhất là không còn mẹ

---(Để xem tiếp đáp án phần Đọc - hiểu và Làm văn của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc cùng đoàn

Dấu chân nát đá, muôn tàn lừa bay

Nghìn đêm thăm thăm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu

- Giới thiệu bài thơ Việt Bắc

- Giới thiệu đoạn trích

II. Phân tích

- Phân tích 12 câu thơ trên thành 2 luận điểm:

+ Luận điểm 1: 8 câu đầu chính là khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam

+ Luận điểm 2: 4 câu còn lại chính là khí thế, niềm vui chiến thắng tại các chiến trường khác nhau.

- Chi tiết như sau:

1. Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam

+ 2 câu đầu: M.6ở ra một cảnh tượng sôi động của Việt Bắc trong những đêm hành quân vào chiến dịch:

- “Những đường Việt Bắc”: không gian vô cùng rộng lớn.

- Điệp từ “đêm đêm” “thời gian liên tục tiếp nối.

- So sánh “như là đất nung” + từ láy “rầm rập” ” Khí thế hào hùng làm rung đất chuyển trời.

- Sự lớn mạnh của quân đội ta về lực lượng, khí thế.

+ 6 câu tiếp: Sự phối hợp các lực lượng chiến đấu:

* Đoàn quân:

- Từ láy: “ điệp điệp trùng trùng” ” những đoàn quân tiếp nhau bước đi như những đợt sóng trào kéo dài vô tận.

- Hình ảnh “ánh sao đầu súng” là một tứ thơ đẹp gợi nhiều liên tưởng:

- Nghệ thuật nhân hóa: ánh sao theo chân đoàn quân, treo lơ lửng trên đầu súng, soi sáng khắp các ngả đường hành quân _thiên nhiên đã thành người bạn đồng hành cùng chiến sĩ.

- Ần dụ: ánh sao _lí tưởng cách mạng luôn soi sáng dẫn đường, đến tương lai tươi sáng _niềm tin tưởng lạc quan đầy khí thế.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần 1: Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Phải trở lại với những khái niệm cơ bản của các giá trị như tự do. Chẳng hạn như, khi bạn thực thi quyền tự do của mình thì không được ảnh hưởng đến người khác. Bạn có quyền tự do nhưng phải là tự do trong sự nhận thức đầy đủ về văn hóa và văn minh. Khi tự do mà thiếu đi văn hóa thì đó chỉ là một thứ tự do hoang dã. Tôi cho rằng, văn hóa không chỉ là một cái thắng giúp chúng ta dừng lại trước những cái xấu mà văn hóa còn vun đắp, giúp con người thăng hoa trước cái đẹp.

Để có văn hóa, con người phải được khai minh và khai tâm. Với một cái đầu vô minh và với trái tim vô hồn thì sẽ rất tai hại cho chính mình và cho người khác. Vì khi đó sẽ không minh định được ai là ai, cái gì là cái gì và mình là ai, mình sống trên đời này vì điều gì. Đây cũng chính là cội nguồn của mọi thứ không hay.

Văn hóa chính là thứ tạo nên ai đó, là thứ mà vì nó hay để bảo vệ nó người ta sẵn lòng hy sinh mọi thứ khác. Nói cách khác, khi có văn hóa có nghĩa là người ta có “chính mình” và khi có “chính mình” thì cái mà con người ta sợ hãi nhất đó là sợ “đánh mất chính mình”. Còn ngược lại, khi con người chưa có được cái “chính mình” này thì người ta sẵn sàng bất chấp mọi thứ để có tiền và có tiếng nhưng lại chẳng sợ cái gì cả.

(Trích Tự do không có văn hóa là thứ tự do hoang dã, Giản Tư Trung, http://laodong.vn, 11/7/2013)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Văn hóa không chỉ là một cái thắng giúp chúng ta dừng lại trước những cái xấu mà văn hóa còn vun đắp, giúp con người thăng hoa trước cái đẹp.

Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về hai từ ‘khai minh” và “khai tâm” trong câu: Để có văn hóa, con người phải được khai minh và khai tâm.

Câu 3: Tác giả bài viết quan niệm như thế nào về vai trò của văn hóa đối với cuộc sống con người?

Câu 4: Anh/chị có đồng ý với nhận định: Khi có văn hóa có nghĩa là người ta có chính mình không? Vì sao?

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".

(6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...

(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Câu 2: Tại sao tác giả “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9)

Câu 4: Anh/chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Nhận xét về giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Truyện là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.

Bằng việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ

 - Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Phân tích

* Giải thích ý kiến:

- Giá trị hiện thực là khả năng tái hiện hiện thực của tác phẩm văn chương. Một tác phẩm có giá trị khi miêu tả chân thực, đầy đủ, sinh động hiện thực cuộc sống, giúp người đọc có những hiểu biết sâu sắc về đối tượng miêu tả.

- Ý kiến là lời đánh giá về một biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm đã miêu tả đầy đủ, chân thực số phận đau khổ, bất hạnh của đồng bào dân tộc miền núi dưới ách thống trị của phong kiến chúa đất.

* Phân tích – chứng minh:

Số phận khổ đau của cha mẹ Mị:

- Vì nghèo nên lấy nhau không có tiền mà phải vay nhà thống lí, mẹ Mị chết vẫn chưa trả hết nợ. Cha mẹ Mị sống trong đau khổ vì con gái phải làm người ở (danh nghĩa là con dâu) để trả nợ thay mình.

Số phận đau khổ của Mị:

- Bị bắt làm con dâu gạt nợ

- Bị bóc lột sức lao động tàn tệ

- Bị đày đọa về tinh thần

- Bị chà đạp lên nhân phẩm

=> Sự đày đọa khiến Mị tê liệt khát vọng sống, tê liệt ý thức đấu tranh, sống như con rùa trong xó cửa, như cái xác không hồn…

Số phận đau khổ của A Phủ:

- Sinh ra đã bất hạnh (Mồ côi cha mẹ, 10 tuổi bị đem bán xuống bản người Thái,…

- Lớn lên sống kiếp làm thuê, làm mướn, nghèo khó đến nỗi không có tiền cưới vợ.

- Bị đánh đập, tra tấn dã man, bị phạt vạ, trở thành người làm công trừ nợ cho nhà thống Lí.

- Vì để hổ ăn thịt mất một con bò mà bị đánh, trói nhiều ngày, có thể sẽ bị chết.

Số phận đau khổ của những người dân khác:

- Nhiều người bị trói rồi bỏ quên đến chết

- Có những người chưa già nhưng lưng đã còng rạp xuống.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF