YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Gio Linh

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 trường THPT Gio Linh. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT GIO LINH

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hoá. Trình độ tri thức văn hoá cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời; phong cách sông càng xâu đi, càng giảm tính chất văn hoá. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phong cách sông lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sông. Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách sông phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hoá của một người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sông đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cân nhớ là trình độ học vấn và phong cách sông văn hoá không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.

(Trích Học vấn và văn hoá - Trường Giang)

Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5đ)

Câu 2. Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hoá của một người? (1,0đ)

Câu 3. Đọc đoạn trích, anh/ chị hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của một con người là gì? (0,5đ)

Câu 4. Theo anh/ chị, quan điểm của tác giả có phù hợp với cuộc sống hiện nay không? Vì sao?

(1,0đ)

II. Làm văn (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). Từ đo hãy nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn người lao động của nhà văn.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Trình độ học vấn có tác động đến phong cách văn hóa của mỗi con người:

- Tiềm năng hiểu biết, vốn tri thức sâu rộng là cơ sở hình thành lối suy nghĩ, cách ứng xử, cách giải quyết mâu thuẫn, khát vọng và lí tưởng sống của một con người.

- Trên thực tế, đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".

(6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...

(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”? (1,0 điểm)

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9). (1,0 điểm)

Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.   

---(Để xem đầy đủ câu hỏi của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có một người xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu có. Ông đối xử hào hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện. Một hôm, ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm thông cho hoàn cảnh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ. Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón lấy sự giúp đỡ của ông. Một gia đình thì vừa do dự vừa tiếp nhận, nhưng hứa là nhất định sẽ hoàn trả lại. Một gia đình cảm ơn lòng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố thí, nên đã từ chối.

(Dẫn theo giaoduc. net.vn)

Câu 1: Văn bản trên được viết theo phương thức nào là chính?

Câu 2: Vì sao người đàn ông trong văn bản trên lại quyết định quyên góp cho ba gia đình nghèo?

Câu 3: Anh/chị có phản đối cách ứng xử nào trong số các cách ứng xử của những gia đình nghèo trước hành động của người đàn ông trong văn bản trên không? Vì sao?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I

1. Văn bản được viết theo phương thức tự sự là chính (0,5 điểm)

2. Người đàn ông nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện (1,0 điểm)

3. Phản đối cách ứng xử của gia đình thứ ba vì: người đàn ông nhiệt tâm với từ thiện thì không thể có hành động bố thí được giúp người vì lòng hảo tâm (1,5 điểm)

Phần II

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

---(Để xem những đáp án còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chắc có lẽ trong mỗi chúng ta ai cũng luôn đi tìm cho mình một câu trả lời về đất nước. Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng…

Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.”

Câu 1: Nêu nội dung và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

Câu 2: Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn. Từ đó, cho biết đoạn văn được triển khai theo phương pháp nào?

Câu 3: Tại sao tác giả nói: Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho gãy gọn, rõ ràng.

Câu 4: Từ văn bản trên, anh/chị hãy nên suy nghĩ của mình về trách nhiệm cuả thanh niên với đất nước (Trình bày khoảng 6 đến 8 dòng)

Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Anh/chị hãy biết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến nên trong phần đọc hiểu: Gia đình và quê hương là chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con.

---(Để xem tiếp câu hỏi phần Làm văn của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.

Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về – có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa.

Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp tàu có thể đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn.  Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu.

Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể.

Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể.

Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết, bài toán khó này?

Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tầu. Cá mập chén một số cá trong đó – là những con cá yếu đuối, chậm chạp, số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này.

(Trích:Từ câu chuyện người Nhật thích ăn cá tươi, theo http://www.giadinhvietnam.com)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng.

Câu 2: Theo anh/chị, qua câu chuyện này, mục đích chính của người viết là gì?

Câu 3: Những cách làm đó (để được ăn cá tươi) cho anh/chị hiểu điều gì về người Nhật Bản?

--(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Gio Linh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON