YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Bùi Dục Tài

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 trường THPT Bùi Dục Tài. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có một người xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu có. Ông đối xử hào hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện. Một hôm, ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm thông cho hoàn cảnh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ. Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón lấy sự giúp đỡ của ông. Một gia đình thì vừa do dự vừa tiếp nhận, nhưng hứa là nhất định sẽ hoàn trả lại. Một gia đình cảm ơn lòng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố thí, nên đã từ chối.

(Dẫn theo giaoduc. net.vn)

Câu 1: Văn bản trên được viết theo phương thức nào là chính?

Câu 2: Vì sao người đàn ông trong văn bản trên lại quyết định quyên góp cho ba gia đình nghèo?

Câu 3: Anh/chị có phản đối cách ứng xử nào trong số các cách ứng xử của những gia đình nghèo trước hành động của người đàn ông trong văn bản trên không? Vì sao?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Văn bản được viết theo phương thức tự sự là chính (0,5 điểm)

Câu 2. Người đàn ông nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện (1,0 điểm)

Câu 3. Phản đối cách ứng xử của gia đình thứ ba vì: người đàn ông nhiệt tâm với từ thiện thì không thể có hành động bố thí được giúp người vì lòng hảo tâm (1,5 điểm)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu:

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…

Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

(Trích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành)

Câu 1. Nêu những ý chính của văn bản. (1.0 điểm)

Câu 2. Tác giả đã biểu lộ thái độ gì khi nói đến hình ảnh cây xà nu? (1.0 điểm)

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của phép so sánh, nhân hóa trong những câu sau: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.” (2.0 điểm)

Câu 4. Câu văn “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời” gợi những liên tưởng gì? (2.0 điểm)

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

“Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống. Đa số những người thuộc thế hệ trẻ còn phải chấp nhận một thực tế phũ phàng nữa là cuộc sống riêng tư không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đem lại cho họ toàn là những sự mãn nguyện và những niềm vui. Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ. Một giáo sư triết học người Ba Lan nổi tiếng, ông Leszek Kolakowski đã từng nói: “Một nền văn hóa thực sự có giá trị là nền văn hóa giúp cho mọi người biết cách chịu đựng thất bại, bởi cuộc sống suy cho cùng không phải gì khác ngoài việc con người đi từ thất bại này đến thất bại khác”. Câu triết lí vừa dẫn có thể làm cho nhiều người lo ngại. Tuy nhiên cần phải ý thức được rằng những khái niệm như “thất bại”, “rủi ro trong suốt một đời”, muốn hay không, vẫn tồn tại như một phần cuộc sống. Nhà thơ Ba Lan Czeslaw Milosz, người được tặng giải thưởng Nobel văn học năm 1980, vừa kỉ niệm ngày sinh lần thứ 90 của mình, khi được hỏi: “Ông có nghĩ mình là người hạnh phúc hay không? đã trả lời gọn lỏn “không”. Câu trả lời làm mọi người suy ngẫm: Một người như ông ta còn nói thế, nói gì đến chúng ta, những con người hết sức bình thường”.

(Trích “Nhà trường cần giúp đỡ người học có cách nhìn tương lai đúng đắn” của TS. Nguyễn Chí Thuật, dẫn theo báo GD&TĐ, số 45, 46- 2001)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Tại sao tác giả cho rằng: “Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống” ?

Câu 3 (1,0 điểm). Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ.” không? Vì sao?

Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

“(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông đại tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại….

…(2) Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn là thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.”

…(3) Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông đại tá hải quân và câu chuyện cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú, mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”

(Dẫn theo http://vanhoagiaoduc.vn)

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Các ý trong đoạn trích trên được trình bày theo kiểu nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Xác định chủ đề của đoạn trích. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của toàn bộ đoạn trích trên (1,0 điểm)

Câu 4. Nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt. (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Viết bài văn trình bày suy nghĩ và quan điểm của anh/chị về ý kiến: “Chúng ta sẽ trở thành gì phụ thuộc vào điều chúng ta đọc sau khi tất cả các thầy cô giáo đã xong việc với chúng ta. Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở.”

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 2:

Các ý trong đoạn trích trên được trình bày theo kiểu quy nạp

Câu 3:

* Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú.

Câu 4:

Nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt theo quan điểm riêng của bản thân

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Giải thích: “Chúng ta sẽ trở thành gì phụ thuộc vào điều chúng ta đọc sau khi tất cả các thầy cô giáo đã xong việc với chúng ta. Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở.”

- Sách chưa đựng lượng kiến thức vô tận của nhân loại ở nhiều lĩnh vực

- Sách cung cấp vốn sống, vốn văn hóa cho người đọc

- Học qua sách vở, chúng ta có thể học mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời

---(Để xem đầy đủ đáp án phần Làm văn của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I.  ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tha thứ là một trong những đức tính quý báu của con người. Khi để sự phẫn nộ bủa vây tâm trí, ta sẽ không còn đủ tỉnh táo để ứng xử một cách đúng mực, và đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự đổ vỡ của nhiều mối quan hệ. Ngược lại, nếu biết tha thứ, bỏ qua lầm lỗi và thiếu sót, ta sẽ giải thoát mình khỏi vòng luẩn quẩn của sự tổn thương để thanh thản tiến về phía trước.

“Khi tha thứ, ta sẽ nhận về sự thanh thản”. Đó là điều mà hầu như ai cũng biết nhưng không phải lúc nào cũng làm được. Trước kia, tôi luôn cho rằng tha thứ là một đặc ân quá hào phóng mà những người từng gây tổn thương cho tôi không đáng được nhận. “Tại sao tôi phải tha thứ cho họ? Tại sao tôi phải cho họ quyền thanh thản sau những gì họ gây ra cho tôi?”. Nhưng thời gian đã giúp tôi hiểu rằng, khi sẵn sàng bỏ qua mọi chuyện không hay, tôi sẽ rũ bỏ gánh nặng của sự bi hận đang nặng trĩu tâm trí mình.

Người ta không thể tha thứ cho người khác trong một sớm một chiều; cũng không thể tha thứ chỉ bởi vì đó là một việc nên làm. Tha thứ cũng không có nghĩa là ta phải miễn cưỡng gần gũi những người mà ta cần giữ khoảng cách, hoặc quay về quá khứ để sửa đổi lỗi lầm. Đơn giản, tha thứ là sẵn sàng sống với thực tại mà không đay nghiến hay phán xét những sai lầm đã qua. Trước khi tha thứ, hãy dành thời gian để cảm nhận và thấu hiểu cặn kẽ tất cả những khúc mắc trong lòng và để tâm hồn tự tháo bỏ những rào cản đó. Khi thực tâm tha thứ cho người khác, tâm hồn ta sẽ được giải phóng, trí óc ta sẽ không còn vướng bận nỗi đau quá khứ. Tất cả sẽ được bỏ lại sau lưng.

Hãy làm như Thượng đế đã làm, hãy tha thứ cho người khác; vì như thế, bạn đã tự tha thứ cho chính mình.

 (Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai – Tian Dayton, Ph. D, biên dịch:Thu Trang – Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014)

Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, ta sẽ thế nào khi thực tâm tha thứ cho người khác?

Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm:“Khi tha thứ, ta sẽ nhận về sự thanh thản”? Vì sao?

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Bùi Dục Tài. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF