YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 12 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Trần Bình Trọng

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 12 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Trần Bình Trọng giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài môn GDCD 12 để chuẩn bị cho các kì thi giữa HK2 sắp đến được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: GDCD 12

NĂM HỌC 2022-2023

Thời gian làm bài: 45 phút

 

1. Đề số 1

Câu 1: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa các công dân.

B. Bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Bình đẳng giữa các chủng tộc.

Lời giải: 

Bình đẳng giữa các dân tộc là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Khẳng định: “Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau” là đề cập đến nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa các công dân.

B. Bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Bình đẳng giữa các giai cấp.

Lời giải: 

Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của cong người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch giữa các dân tộc về

A. Trình độ phát triển.

B. Vai trò chính trị.

C. Trình độ văn hóa.

D. Phát triển kinh tế.

Lời giải: 

Ở nước ta, bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc; là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4:  Các dân tộc đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện bình đẳng về

a. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước; thực hiện qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Quyền công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội là thể hiện quyền bình đẳng về

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước; thực hiện qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6:  Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nội dung của bình đẳng về

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, không có sự phân biệt giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình là nội dung bình đẳng về

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Các dân tộc ở Việt Nam không những được bình đẳng về chính trị, kinh tế mà còn được bình đẳng cả về văn hóa, giáo dục. Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dung tiếng nói, chữ viết của mình.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong việc hưởng thụ

A. Chính sách học bổng.

B. Đầu tư tài chính.

C. Một nền giáo dục.

D. Nền giáo dục tiên tiến. 

Lời giải: 

Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong hưởng thụ một nền giáo dục của nhà nước, được nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về

A. Cơ hội học tập.

B. Cơ hội việc làm.

C. Cơ hội phát triển.

D. Cơ hội lao động.

Lời giải: 

Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong hưởng thụ một nền giáo dục của nhà nước, được nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Bình đẳng giữa các dân tộc là................... của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc.

A. Mục tiêu

B. Ý nghĩa

C. Cơ sở

D. Điều kiện

Lời giải: 

Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là

A. Các tôn giáo có quyền hoạt động trong khôn khổ pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

B. Cá tôn giáo khác nhau sẽ có quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ.

C. Các tôn giáo đều có quyền tự do hoạt động không giới hạn.

D. Các tôn giáo được ưu tiên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.

Lời giải: 

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự; tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được

A. Đảng quản lí.

B. Pháp luật bảo hộ.

C. Các tổ chức tôn giáo giữ bí mật.

D. Quân đội nhân dân giữ gìn.

Lời giải: 

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13:  Pháp luật nước ta yêu cầu đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo không thực hiện trách nhiệm nào dưới đây?

A. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

B. Giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước.

C. Kích động tín đồ chống phá Nhà nước.

D. Sống tốt đời, đẹp đạo.

Lời giải: 

Các tín đồ có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, yêu nước, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, chấp hành pháp luật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là ở Việt Nam, các tôn giáo đều bình đẳng và có quyền tự do hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của

A. Pháp luật.

B. Giáo hội.

C. Đạo đức.

D. Tín ngưỡng.

Lời giải: 

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự; tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc.

B. Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc.

C. Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta.

D. Giúp phát triển đời sống kinh tế cho nhân dân.

Lời giải: 

Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc Việt Nam. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta.

Đáp án cần chọn là: D

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

2. Đề số 2

Câu 1: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được quy định tại điều số bao nhiêu trong Hiến pháp 2013?

A. Điều 20

B. Điều 21

C. Điều 22

D. Điều 23

Lời giải: 

Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái

A. Đạo đức.

B. Quy định.

C. Pháp luật.

D. Ý thức tiến bộ.

Lời giải: 

Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3:  Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng

A. Hướng dẫn của cấp trên.

B. Quy định của cơ quan điều tra.

C. Hướng dẫn của Viện Kiểm sát.

D. Trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

Lời giải: 

Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt?

A. Người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội nguy hiểm.

B. Người bị cho rằng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

C. Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.

D. Người bị nghi ngờ có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.

Lời giải: 

Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội pháp thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện Kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5:  Khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người khẩn cấp, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn trong thời gian tối đa bao lâu?

A. 12 giờ.

B. 24 giờ.

C. 36 giờ.

D. 48 giờ.

Lời giải: 

Trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn thì người bị bắt phải được trả tự do ngay.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6:  Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người thì người bị bắt phải được

A. Trả tự do sau 12 giờ.

B. Trả tự do ngay.

C. Phải được đền đù.

D. Phải được theo dõi trong 24 giờ.

Lời giải: 

Trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn thì người bị bắt phải được trả tự do ngay.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7:  Đánh người là hành vi xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Quyền được sống và được tôn trọng của công dân.

Lời giải: 

Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8:  Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là

A. Không ai được làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

B. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

C. Không ai được can thiệp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

D. Không ai được làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

Lời giải: 

Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9:  Một cá nhân hoặc tổ chức tự ý vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm

A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

B. Quyền tự do cư trú.

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ.

Lời giải: 

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: “Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác, trừ một số trường hợp và việc khám xét phải tuân theo

A. Trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

B. Công văn hướng dẫn của Viện kiểm sát.

C. Chỉ đạo của Viện kiểm sát.

D. Chỉ đạo của cơ quan công an.

 Lời giải: 

Chỉ trong trường hợp đặc pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là

A. Bất kì ai vì bất kì lí do gì cũng không có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

B. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

C. Không ai được phép can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

D. Không cá nhân, tổ chức nào được phép kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Lời giải: 

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: “Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân, người nào vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc

A. Kỉ luật.

B. Cảnh cáo.

C. Truy cứu trách nhiệm dân sự.

D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lời giải:

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân, người nào vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đáp án cần chọn là: D

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. Đề số 3

Câu 1: Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của cộng đồng của Nhà nước là nội dung hình thức dân chủ

A. Trực tiếp.

B. Gián tiếp.

C. Tập trung.

D. Không tập trung.

Lời giải: 

Dân chủ gián tiếp (còn gọi là dân chủ đại diện): là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của cộng đồng của Nhà nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương trong phạm vi cả nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi có quyền bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân?

A. 18 tuổi.

B. Đủ 18 tuổi.

C. 21 tuổi.

D. Đủ 21 tuổi.

Lời giải: 

Công dân Việt Nam đủ 18 trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?

A. 18 tuổi.

B. Đủ 18 tuổi.

C. 21 tuổi.

D. Đủ 21 tuổi.

Lời giải: 

Công dân Việt Nam đủ 18 trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Trường hợp nào sau đây được thực hiện quyền bầu cử?

A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù.

B. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.

C. Người đang bị tạm giam.

D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Lời giải: 

Những người không được thực hiện quyền bầu cử:

+ Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

+ Người đang phải chấp hành hình phạt tù.

+ Người đang bị tạm giam

+ Người mất năng lực hành vi dân sự.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông.

B. Bình đẳng.

C. Trực tiếp.

D. Bỏ phiếu kín.

Lời giải: 

Quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông.

B. Bình đẳng.

C. Trực tiếp.

D. Bỏ phiếu kín.

Lời giải: 

Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiện nguyên tắc phổ thông trong bầu cử.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên muốn tham gia ứng cử cần phải

A. Được mọi người yêu mến và tin tưởng.

B. Có năng lực và tín nhiệm với cử tri.

C. Có bằng cấp và chuyên môn giỏi.

D. Có khả năng diễn thuyết tốt.

Lời giải: 

Công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể tự ứng cử.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9:  Quyền bầu cử và ứng cử của công dân là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện

A. Quyền làm chủ của mình.

B. Mong ước và nguyện vọng chính đáng của mình.

C. Ý chí và nguyện vọng của mình

D. Sức mạnh của giai cấp mình.

Lời giải: 

Quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta, sự bình đẳng của công dân trong đời sống trong lĩnh vực nào của đất nước?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta, sự bình đẳng của công dân trong đời sống chính trị của đất nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền dân chủ của công dân.

D. Quyền làm chủ của công dân.

Lời giải: 

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các chính sách, pháp luật là thực hiện quyền dân chủ ở phạm vi nào?

A. Phạm vi cơ sở.

B. Phạm vi cả nước.

C. Phạm vi địa phương.

D. Phạm vi trung ương.

Lời giải: 

Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước bằng cách thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các chính sách, pháp luật, thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Các công việc của xã (phường, thị trấn) được chia làm mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải: 

Các công việc của xã (phường, thị trấn) được chia làm 4 loại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở cấp cơ sở là trực tiếp thực hiện theo cơ chế nào?

A. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát.

B. Dân biết, dân quyết, dân kiểm tra, giám sát.

C. Dân quyết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Lời giải: 

Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở cấp cơ sở là trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” – dân được thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà nước, bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể,...

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền tố cáo.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

D. Quyền tham gia quản lí xã hội.

Lời giải: 

Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đáp án cần chọn là: B

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

4. Đề số 4

Câu 1. Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.

C. Quyền tự do cá nhân.

D. Quyền tự do thân thể.

Đáp án: A

Câu 2. Người phạm tội quả tang hoặc đang bi truy nã thì

A. ai cũng có quyền bắt.

B. chỉ công an mới có quyền bắt.

C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt.

D. phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt.

Đáp án: A

Câu 3. Bắt người trong trưởng hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng nguời đó

A. đang có ý dịnh phạm tội.

B. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.

C. đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm.

D. đang họp bàn thực hiện tội phạm.

Đáp án: B

Câu 4. Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác ?

A. Đánh người gây thương tích.

B. Tự tiện bắt người.

C. Tự tiện giam giữ người.

D. Đe dọa đánh người.

Đáp án: A

Câu 5. Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật ?

A. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.

B. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.

C. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.

D. Khi công can cần thu thập chứng cứ từ người đó.

Đáp án: A

Câu 6. Đối với những người nào dưới đây thì ai cũng có quyển bắt người và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất ?

A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

B. Người đang bị nghi là phạm tội.

C. Người đang gây rối trật tự công cộng.

D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật.

Đáp án: A

Câu 7. Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.

C. Quyền tự do cá nhân.

D. Quyền được đảm bảo tính mạng.

Đáp án: A

Câu 8. Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.

B. Bắt người bị nghi ngờ phạm tội.

C. Bắt người đang có kế hoạch thực hiện tội phạm.

D. Bắt người đang trong thời gian thi hành án.

Đáp án: A

Câu 9. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó.

B. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.

C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.

D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.

Đáp án: A

Câu 10. Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận ?

A. Mọi công dân.

B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.

C. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.

D. Chỉ nhà báo.

Đáp án: A

Câu 11. Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách

A. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.

B. phát biểu ở bất cứ nơi nào.

C. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.

D. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan có thẩm quyền.

Đáp án: A

Câu 12. Công dân có thể phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học ở nơi nào dưới đây ?

A. Ở bất cứ nơi nào.

B. Trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.

C. Ở nhà riêng của mình.

D. Ở nơi tụ tập đông người.

Đáp án: B

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

5. Đề số 5

Câu 1. Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ?

A. Từ đủ 18 tuổi.

B. Từ đủ 19 tuổi.

C. Từ đủ 20 tuổi.

D. Từ đủ 21 tuổi.

Đáp án: A

Câu 2. Quyền ứng xử của công dân được thực hiện bằng nhữn cách nào dưới đây ?

A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.

B. Vận động người khác giới thiệu mình.

C. Giới thiệu về mình với tổ bầu cử.

D. Tự tuyên truyền về mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đáp án: A

Câu 3. Quyền bầu cử của công dân được quy định :

A. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.

B. Ai cũng có quyền bầu cử.

C. Công dân bị kỷ luật ở cơ quan thì không được bầu cử.

D. Công dân tự ứng cử thì không được bầu cử.

Đáp án: A

Câu 4. Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên mới được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ?

A. Đủ 21 tuổi.      B. Đủ 20 tuổi.

C. Đủ 19 tuổi.      D. Đủ 18 tuổi.

Đáp án: A

Câu 5. Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là

A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình.

C. khẩn trương, công khai, minh bạch.

D. phổ biến, rộng rãi, chính xác.

Đáp án: A

Câu 6. Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia

A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước.

B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.

C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.

D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Đáp án: A

Câu 7. Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử ?

A. Người đang phải cháp hành hình phạt tù.

B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật.

C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà.

D. Người đang đi công tác xa nhà.

Đáp án: A

Câu 8. Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện

A. quyền tham gia quản lý nhà nước.

B. quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế - xã hội.

C. quyền xây dựng bộ máy nhà nước.

D. quyền tự do ngôn luận.

Đáp án: A

Câu 9. Ai dưới đây có quyền khiếu nại ?

A. Mọi cá nhân, tổ chức.

B. Chỉ có cá nhân.

C. Những người từ 20 tuổi trở lên.

D. Chỉ những người là công chức nhà nước.

Đáp án: A

Câu 10. Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử

A. bình đẳng.      B. phổ thông.

C. công bẳng.      D. dân chủ.

Đáp án: A

Câu 11. Việc công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là thể hiện quyền

A. tham gia xây dựng đất nước.

B. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

C. dân chủ trong xã hội.

D. tự do ngôn luận.

Đáp án: B

Câu 12. Chủ thể nào dưới đây có quyền tố cáo ?

A. Mọi công dân.

B. Mọi cá nhân, tổ chức.

C. Chỉ những người có thẩm quyền.

D. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước.

Đáp án: A

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 12 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Trần Bình Trọng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON