YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 12 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Thuận Kiều

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi giữa HK2  sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 12 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Thuận Kiều gồm phần đề và đáp án giải chi tiết, giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề môn GDCD 12. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT THUẬN KIỀU

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: GDCD 12

NĂM HỌC 2022-2023

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

Câu 1 Đặc trưng của pháp luật là:

A. Có tính quy phạm phổ biến.                    B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.       D. Ý A, B, C

Câu 2 Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến người đó chết thì:

A. Vi phạm qui tắc đạo đức.      B. Vi phạm luật hình sự.

C. Vi phạm luật hành chính.      D. Vi phạm luật dân sự

Câu 3 Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu sau:

A. Hành vi trái pháp luật

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện

C. Người vi phạm phải có lỗi

D. Ý A, B, C

Câu 4 Nam công dân từ 18 đến 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Thi hành pháp luật        B. Sử dụng pháp luật;

C. Tuân thủ pháp luật       D. Áp dụng pháp luật

Câu 5 Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:

A. Công dân ở bất kì độ tuổi nào đều bị xử lí như nhau

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không bị xử lí

Câu 6 Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạm luật hành chính               B. Vi phạm luật dân sự;

C. Vi phạm kỉ luật                                 D. Vi phạm luật hình sự

Câu 7 Gia đình A lấn đất gia đình B, hành vi trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạm hành chính               B. Vi phạm dân sự

C. Vi phạm hình sự                     D. Vi phạm kỉ luật

Câu 8 Người nào sau đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí?

A. Say rượu              B. Bị ép buộc             C. Bị bệnh tâm thần                D. Bị dụ dỗ

Câu 9 Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của

A.  Nhân dân lao động                             B. Giai cấp cầm quyền

C. Giai cấp tiến bộ                                     D. Giai cấp công nhân

Câu 10 Pháp luật được hình thành trên cơ sở các quan hệ

A. Xã hội           B. Chính trị               C. Kinh tế                          D. Đạo đức

Câu 11 Trong mối quan hệ với kinh tế,pháp luật có tính

A.  Độc lập tuyệt đối                  B. Độc lập tương đối

C. Ràng buột chặt chẽ             D. Độc lập hoàn toàn

Câu 12 Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật

A. Cho phép làm                         B. Không cho phép làm;

C. Không quy định làm             D. Quy định

Câu 13 Cá nhân tổ chức tuân thủ pháp luật tức là không làm những điều mà pháp luật

A. Cho phép làm            B. Cấm               C. Không cấm                 D. Không đồng ý

Câu 14 Ông Tuấn là người có thu nhập cao,hàng năm đến cơ quan nộp thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này ông Tuấn đã

A.  Sử dụng pháp luật                  B. Tuân thủ pháp luật;

C. Thi hành pháp luật                  D. Áp dụng pháp luật

Câu 15 Anh thắng đi bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội, trong trường hợp này anh thắng

A.  Sử dụng pháp luật                B. Tuân thủ pháp luật

C. Thi hành pháp luật                D. Áp dụng pháp luật

Câu 16 Vi phạm hình sự là vi phạm những hành vi

A. Nguy hiểm cho xã hội        B. Cực kì nguy hiểm

C. Đặt biệt nguy hiểm            D. Rất nguy hiểm

Câu 17 Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các quan hệ

A. Kinh tế và quan hệ tình cảm            B. Tài sản và quan hệ nhân thân;

C. Sở hữu và quan hệ gia đình        D. Tài sản và quan hệ gia đình

Câu 18 Các hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, do pháp luật lao động,pháp luật hành chính bảo vệ được gọi là vi phạm

A. Hành chính         B. Pháp luật hành chính     C. Kỉ luật         D. Pháp luật lao động

Câu 19 Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là những người

A.  Từ đủ 14 tuổi trở lên             B. Từ đủ 16 tuổi trở lên

C. Từ đủ 18 tuổi trở lên              D. Từ đủ 15 tuổi trở lên

Câu 20 Anh Hà điêu khiển xe mô tô lưu thong trên đường mà không đội mủ bảo hiểm rong trường hợp này,anh hà đã vi phạm

A. kỉ luật             B. dân sự           C. Hành chính.                             D. Hình sự

Câu 21 Quyền nghĩa vụ công dân được nhà nước quy định trong

A. Hiến pháp                                           B. Hiến pháp và pháp luật

C. Luật hiến pháp                                  D. Luật và chính sách

Câu 22 Mọi công dân vi phạm pháp luật thì đều chịu trách nhiệm pháp lí

A. Như nhau            B. Bằng nhau          C. Ngang nhau                      D. Có thể khác nhau

Câu 23 Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là một trong những

A. Quyền của công dân             B. Trách nhiệm của công dân

C. Nghĩa vụ của công dân         D. Quyền,nghĩa vụ của công dân

Câu 24 Quyền nghĩa vụ công dân không phân biệt bởi

A. Dân tộc, giới tính, tôn giáo                        B. Thu nhập, tuổi tác, địa vị

C. Dân tộc, giới tính, địa vị, tôn giáo             D. Dân tộc, độ tuổi, giới tính

Câu 25 Bình đẳng trước pháp luật là một trong những ... của công dân

A.  Quyền chính đáng                                            B. Quyền thiêng liêng

C. Quyền cơ bản                                                     D. Quyền hợp pháp

Câu 26 Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.                      B. Tính hiện đại.

C. Tính cơ bản.                                                          D. Tính truyền thống.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1D 2B 3D 4A 5C 6A 7B 8C 9D 10B 11B 12A 13B 14C 15A 16A 17B 18D 19B 20C 21B 22A 23B 24C 25C 26A 27B 28C 29B 30B 31A 32D 33A 34C 35B 36C 37B 38A 39C 40A

2. Đề số 2

Câu 1: Pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của:

A. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động

B. Giai cấp trí thức.

C. Giai cấp nông dân.

D. Nhân dân lao động.

Câu 2: Dấu hiệu để khẳng định vi phạm pháp luật là?

A. Hành vi trái pháp luật do người có năng lực nhận thức thức hiện.

B. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C. Hành vi có lỗi.

D. Hành hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể.

Câu 3: Văn bản hiệu lực pháp lý cao nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam:

A. Hiến pháp.

B. Bộ Luật Hình sự.

C. Quyết định của Thủ tướng Chủ tịch nước.

D. Nghị quyết của Quốc hội.

Câu 4: Quy phạm xã hội được áp dụng:

A. Trong một đơn vị, tổ chức chính trị xã hội.

B. Cho mọi tổ chức trên phạm vi cả nước

C. Trong nhiều đơn vị thực hiện giống nhau.

D. Cho mọi cá nhân trên phạm vi cả nước.

Câu 5: Trách nhiệm pháp lý được hiểu là:

A. Công việc cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi.

B. Nghĩa vụ cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

C. Nghĩa vụ cá nhân, tổ chức phải thực hiện.

D. Nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với nhà nước.

Câu 6: Người có hành vi không hợp pháp là người:

A. Làm những việc pháp luật quy định phải làm.

B. Làm những việc pháp luật cho phép làm.

C. Tự do làm những việc theo khả năng của mình.

D. Không làm những việc pháp luật cấm.

Câu 7: Lỗi theo quy định pháp luật có hai loại cơ bản:

A. Cố ý và cẩu thả.

B. Cố ý trực tiếp và gián tiếp.

C. Cố ý và vô ý.

D. Vô ý cẩu thả và vô ý do quá tự tin.

Câu 8: Nguyễn văn Quốc, đang bị khởi tố hình sự về tội danh buôn bán người. Anh Quốc có được hưởng quyền ứng cử hay không? Tại sao?

A. Có, vì công dân bình đẳng trước pháp luật.

B. Có, sau khi không điều tra anh sẽ được ứng cử.

C. Không, vì bị khởi tố có nghĩa là vi phạm pháp luật.

D. Không, vì đang bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 9: Pháp luật là:

A. Hệ thống các quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.

B. Quy tắc xử sự bắt buộc chung.

C. Quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi công dân.

D. Quy tắc xử sự bắt buộc của một cộng đồng.

Câu 10: Chủ thể của hình thức áp dụng pháp luật:

A. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

C. Mọi cá nhân, cơ quan tổ chức thực hiện.

D. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1A 2B 3A 4A 5B 6C 7C 8C 9A 10A 11A 12C 13B 14C 15B 16B 17D 18B 19C 20D 21D 22D 23C 24B 25A26D 27B 28D 29B 30C 31C 32A 33D 34C 35B 36C 37A 38D 39A 40D

3. Đề số 3

Câu 1: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp

A. có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh.

B. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. có tin báo của nhân dân.

D. có ý kiến của lãnh đạo cơ quan.

Câu 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng người đó

A. đang có ý định phạm tội.

B. đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm.

C. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.

D. đang họp bàn thực hiện tội phạm.

Câu 3: Quyền học của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc của gia đình thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

C. Bình đẳng về thời gian học tập.

D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình.

Câu 4: Mọi công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với

A. sự yêu thích, say mê, mơ ước, điều kiện của mình

B. điều kiện, sở thích, đam mê yêu cầu của xã hội.

C. năng khiếu, khả năng, sở thích, điều kiện của mình

D. năng khiếu, khả năng, điều kiện yêu cầu của mình.

Câu 5: Công dân có quyền sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do cá nhân.

B. Quyền tác giả.

C. Quyền sáng tạo.

D. Quyền được phát triển.

Câu 6: C bị Công an bắt vì hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Hành vi của C đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Phòng, chống tội phạm.

B. Kinh doanh trái phép.

C. Phòng, chống ma túy.

D. Tàng trữ ma túy.

Câu 7: Đoạt giải quốc gia trong kỳ thi học sinh giỏi, D được tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.

B. Quyền được phát triển của công dân.

C. Quyền ưu tiên lựa chọn nơi học tập.

D. Quyền học suốt đời.

Câu 8: Chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong các trường hợp nào sau đây?

A. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó.

B. Vào nhà lấy lại đồ đã cho người khác mượn khi người đó đi vắng.

C. Nghi ngờ người đó lấy trộm đồ của mình.

D. Bắt người không có lí do.

Câu 9: Công dân thực hiện quyền tố cáo là hình thức dân chủ nào dưới đây?

A. Dân chủ đại diện.

B. Dân chủ XHCN.

C. Dân chủ gián tiếp.

D. Dân chủ trực tiếp.

Câu 10: Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách

A. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.

B. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan có thẩm quyền.

C. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.

D. phát biểu ở bất cứ nơi nào.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

4. Đề số 4

Câu 1: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn:

A. Việc làm theo sở thích của mình

B. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình

C. Việc làm phù họp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử

D. Thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình

Câu 2: Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là:

A. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng

B. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình

C. Người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình

D. Người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái

Câu 3: Tòa án xét xử các vụ án về sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh

B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý

C. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh

D. Bình đẳng về quyền lao động

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ có quyền quyết định mọi thứ cho con khi con chưa đủ 18 tuổi

B. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con

C. Cha mẹ và con có quyền và nghĩa vụ ngang nhau

D. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển

Câu 5: Hình thức sử dụng PL do:

A. Cá nhân có thẩm quyền thực hiện

B. Tòa án nhân dân thực hiện

C. Cơ quan Nhà nước thực hiện

D. Cá nhân, tổ chức thực hiện

Câu 6: Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm:

A. Trừng trị              B. Thuyết phục          C. Cưỡng chế           D. Giáo dục

Câu 7: Lao động là một trong những:

A. Quyền của công dân                             B. Nghĩa vụ của công dân

C. Quyền và nghĩa vụ của công dân         D. Trách nhiệm của công dân

Câu 8: Trong hợp đồng lao động, nếu người lao động không thực hiện đúng nội dung đã giao kết thì đó là vi phạm pháp luật gì?

A. Vi phạm hình sự                 B. Vi phạm dân sự

C. Vi phạm hành chính            D. Vi phạm kỉ luật

Câu 9: Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước

B. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh

C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật

D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế

Câu 10: Đâu là hành vi vi phạm pháp luật không do tham nhũng?

A. Cán bộ địa chính nhận tiền và giải quyết cho người dân xây thêm tầng nhà sai quy định

B. Cán bộ thuế nhà nước nhận tiền và ghi giảm thuế cho công ty

C. Đưa tiền hối lộ để được lên chức

D. Kê khai thu nhập thấp hơn thực tế để giảm tiền thuế phải nộp

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1C 2B 3B 4B 5D 6D 7C 8D 9C 10D 11D 12C 13A 14B 15D 16D 17A 18C 19D 20B 21D 22C 23B 24C 25A 26D 27A 28B 29A 30A 31B 32A 33C 34B 35A 36C 37C 38A 39B 40A

5. Đề số 5

I.TRẮC NGHIỆM 7 ĐIỂM

Câu 1: Việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép gọi là

A. thi hành pháp luật.                                                          B. sử dụng pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                                          D. áp dụng pháp luật.

Câu 2: Ông H xây nhà, để vật liệu ngổn ngang trên hè phố nên đã bị Thanh tra Giao thông xử phạt. Hành vi của ông H là vi phạm

A. hình sự.                   B. dân sự.                    C. kỷ luật.                     D. hành chính.

Câu 3: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự

A. của một cộng đồng người.                                 B. của mọi cá nhân.

C. bắt buộc mọi công dân.                                      D. bắt buộc chung.

Câu 4: Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng

A. trong sản xuất.                                                     B. về điều kiện kinh doanh.

C. trong kinh tế.                                                        D. trong việc hưởng quyền.

Câu 5: Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị Nhà nước

A. xử lý nghiêm minh.                                             B. ngăn chặn, xử lý.

C. xử lý thật nặng.                                                   D. xử lý nghiêm khắc.

Câu 6: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.                                            B. quyền và nghĩa vụ.

C. quyền và trách nhiệm.                                        D. thực hiện pháp luật.

Câu 7: Vi phạm pháp luật là hành vi

A. trái đạo đức xã hội.                                             B. trái thuần phong mĩ tục.

C. trái pháp luật.                                                       D. trái nội quy của tập thể.

Câu 8: Pháp luật là phương tiện để công dân

A. công dân phát triển toàn diện.

B. sống trong tự do dân chủ.

C. quyền công dân được tôn trọng và bảovệ.

D. thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 9: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổbiến.                                    B. Quyền lực,bắt buộc chung.

C. Tính cưỡng chế.                                                  D. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 10: Pháp luật bắt nguồn từ các mối quan hệ

A. kinh tế.                     B. xã hội.                      C. chính trị.                  D. đạo đức.

Câu 11: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước

A. quản lý công dân.                                                B. bảo vệ các công dân.

C. bảo vệ các giai cấp.                                            D. quản lý xã hội.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 12 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Thuận Kiều. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON