YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Trần Quang Diệu

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em lớp 12 nắm vững kiến thức đồng thời tự tin hơn khi làm bài kì thi giữa HK1, HOC247 mời các em cùng tham khảo các dạng đề trong tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Trần Quang Diệu dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG DIỆU

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: NGỮ VĂN 12

(Thời gian làm bài: 90 phút)

1. Đề thi số 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Sức mạnh đích thực

Một chàng trai quyết định hiện thực hóa giấc mơ của mình. Nhưng anh ta không đủ mạnh mẽ để thực hiện điều đó. Anh ta đến bên mẹ:

- Mẹ ơi, giúp con với!

- Con trai, mẹ sẵn sàng giúp con, nhưng mẹ không có điều đó. Mọi thứ mẹ có, mẹ đã cho con rồi.

Chàng trai đến gặp một nhà thông thái:

- Thưa ngài, hãy chỉ tôi ở đâu tôi có thể tìm ra sức mạnh?

- Người ta bảo trên ngọn Everest ấy. Ta đã tới và không tìm thấy gì ngoài những cơn gió tuyết lạnh. Và khi ta trở về, thời gian đã mất không lấy lại được…

Chàng trai hỏi một ẩn sĩ:

- Thưa ngài, hãy chỉ cho tôi nơi đâu tôi có thể tìm ra sức mạnh để biến giấc mơ của mình thành hiện thực?

- Ở trong lời cầu nguyện của con, con trai ạ. Và nếu giấc mơ của con không có thật, thì tự khắc con sẽ hiểu ra và tìm thấy sự bình yên trong lời cầu nguyện…

Chàng trai đi hỏi rất nhiều người nữa, nhưng kết quả của hành trình đi tìm sức mạnh vẫn chỉ là sự hoang mang.

- Tại sao cháu có vẻ lo lắng vậy? Một ông lão đi ngang qua hỏi chàng trai.

- Cháu có một giấc mơ, ông ạ. Nhưng cháu không biết lấy đâu ra sức mạnh để thực hiện giấc mơ ấy. Cháu đã hỏi khắp rồi – từ đỉnh Everest cho tới địa ngục. Nhưng không ai có thể giúp cháu.

- Không ai à – ông lão nháy mắt – cháu đã hỏi bản thân mình chưa?

                                                       (Bạn chỉ sống có một lần, NXB Trẻ, 2016, tr. 8-9)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Trong văn bản, chàng trai đã thực hiện hành trình gì?

Câu 3. Nêu kết quả của hành trình chàng trai đã thực hiện sau khi hỏi mẹ, nhà thông tháiẩn sĩ?

Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/chị qua văn bản trên là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tính tự lập đối với thế hệ trẻ hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến được nhà thơ Quang Dũng thể hiện qua đoạn trích sau:

                                                Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

                                                Kìa em xiêm áo tự bao giờ

                                                Khèn lên man điệu nàng e ấp

                                                Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

 

                                                Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

                                                Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

                                                Có nhớ dáng người trên độc mộc

                                                Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

                                                                               (Tây Tiến, Ngữ văn 12, Tập một, tr. 88-89)

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự Phương thức tự sự

Câu 2. Trong văn bản, chàng trai đã thực hiện hành trình đi tìm sức mạnh để thực hiện giấc mơ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng nội dung có cách diễn đạt tương đương vấn cho điểm tối đa.

Câu 3. Sau khi hỏi mẹ, nhà thông thái và ấn sĩ, chàng trai vẫn chưa tìm thấy cội nguồn tạo nên sức mạnh để thực hiện giấc mơ.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh chép nguyên câu văn: “Chàng trai đi hỏi rất nhiều người nữa, nhưng kết quả của hành trình đi tìm sức mạnh vẫn chỉ là sự hoang mang " dat 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời đúng nội dung có cách diễn đạt tương đương vẫn đạt điểm tối đa.

Câu 4. Học sinh nêu một thông điệp có ý nghĩa của văn bản.

 Có thể theo những gợi ý sau:

+ Để thực hiện được ước mơ, khát vọng hãy dựa vào chính mình.

+ Sức mạnh đích thực nằm trong bản thân mỗi chúng ta...

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trình bày thuyết phục đạt 0,5 điểm.

- Học sinh trình bày chưa thuyết phục, chưa rõ ràng đạt 0,25 điểm.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính tự lập.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tự lập: tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, phàn nàn; tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho riêng mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay người khác.

b. Phân tích

Mỗi người đều có cuộc sống riêng, kế hoạch và ước mơ, hoài bão cho riêng mình, nếu chúng ta không bắt tay vào làm, thực hiện những điều đó, chúng ta sẽ mãi không có gì và dần bị đào thải ra khỏi xã hội.

Người sống tự lập là những người có suy nghĩ tích cực, chín chắn, có ý chí vươn lên, những người này dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều có thể vượt qua, rất đáng khen ngợi.

Nếu chúng ta trì trệ, hoàn hoãn với sự lười biếng, những công việc cần làm, cần giải quyết sẽ vẫn còn nguyên ở đó, tồn đọng ngày càng nhiều, lâu dần sẽ gây cho ta cảm giác căng thẳng.

Rèn luyện được tính tự lập đồng nghĩa với việc chúng ta có thể rèn luyện những tính cách khác như: gọn gàng, tự giác, có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu,…

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương tự lập để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên canh đó vẫn còn những con người chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào người khác. Lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của người khác, không có chính kiến và hướng đi cho riêng mình,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính tự lập, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Câu 2 (5,0 điểm)

1. Mở bài

– Khái quát nền văn học Việt Nam giai đoạn sau cách mạng.

– Giới thiệu hình tượng người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng.

2. Thân bài

a. Sơ lược về binh đoàn Tây Tiến và hoàn cảnh sáng tác.

– Binh đoàn Tây Tiến: Thành lập năm 1947, nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía Bắc, địa bàn hoạt động trải dài vùng Tây Bắc, Sầm Nứa (Lào), về miền tây Thanh Hóa.

– Hoàn cảnh sáng tác: Vào cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, sau khi tác giả kết thúc nhiệm vụ tại binh đoàn và chuyển sang đơn vị khác.

b. Hình tượng người lính hiện lên thông qua nỗi nhớ về một miền Tây Bắc xa xôi (14 câu thơ đầu):

– Phân tích cung đường hành quân đầy gian lao nguy hiểm nhưng vẫn ẩn hiện nhiều vẻ đẹp thơ mộng trữ tình.

=> Hình tượng người lính chiến kiên cường, bất khuất trong những năm đầu chiến đấu, đồng thời cũng thấy được tinh thần lạc quan, yêu đời, vẻ đẹp hào hoa lãng mạn trong tâm hồn người lính.

– Khắc họa vẻ bi tráng, sự hy sinh mất mát của người lính Tây Tiến (Anh bạn dãi dầu…bỏ quên đời) và những nỗi sợ (Chiều chiều oai linh…trêu người)

=> Tô đậm vẻ đẹp kiêu hùng, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng của người lính.

c. Hình tượng người lính thông qua những nét vẽ về đời sống sinh hoạt:

– Có một cuộc sống tinh thần rất sôi nổi, ở đó ta thấy hiện lên hình ảnh người lính chiến tạm quên đi những khổ cực, những hy sinh mất mát, những đớn đau trong chiến đấu để hòa mình vào cuộc vui, say sưa nhảy múa bên đống lửa bập bùng.

– Là những con người có cảm xúc, cũng ham thích sự náo nhiệt, rộn ràng, đặc biệt những người lính Tây Tiến lại xuất thân từ mảnh đất Hà Thành thế nên trong tầm suy nghĩ, họ luôn có cái gì đó rất hào hoa và lãng mạn.

d. Hình tượng người lính chiến với tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất, lý tưởng cao đẹp được xây dựng bằng khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn sâu sắc:

– Hai nét vẽ “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” đã tái hiện được một cách chân thực và sống động hiện trạng quân đội ta những năm đầu kháng chiến đầy gian khổ, bệnh tật và tình hình chiến đấu gian khổ khiến người lính xơ xác, tiêu điều.

– Tuy nhiên họ vẫn mang trong mình khí thế chủ động thể hiện qua hình ảnh “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”, khí khái hiên ngang, dùng chính hình dạng kỳ dị làm cho đoàn quân thêm phần mạnh mẽ, dữ dằn.

– Tượng đài người lính Tây Tiến còn được khắc họa bằng những nét vẽ về một tâm hồn mộng mơ, giàu sức trẻ, nỗi nhớ quê hương, khao khát về tình yêu

=> Thể hiện đúng bản chất của con người, khẳng định ngoài tình yêu quê hương, yêu đất nước thì tình cảm cá nhân cũng chính là một trong những nguồn động lực to lớn để thúc đẩy và nâng cao tinh thần chiến đấu đấu.

– Lý tưởng cao đẹp, “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” bất chấp sự hy sinh, mất mát để giành về cho Tổ quốc thân yêu sự độc lập và tự do.

3. Kết bài

– Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến.

2. Đề thi số 2

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi :

Cuộc sống hiện đại ngày càng trở nên gấp gáp với những thay đổi chóng mặt. Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé. Cánh cửa mở ra xã hội rộng lớn đôi khi che khuất giá trị nhỏ bé của mỗi cá nhân. Có những người bị cuốn theo vòng xoáy của cuộc đời để rồi cuối cùng không biết mình là ai, đang đi về đâu và mục đích lớn lao của đời mình là gì. Và trong quá trình mải mê tìm kiếm những giá trị vật chất, tinh thần của cuộc sống, họ đã bỏ rơi chính giá trị của bản thân.

Chỉ đến khi bừng tỉnh, rời khỏi giấc mộng phù du, họ mới nhận thức được con người mình, trở về với những giá trị sống đích thực và cảm nhận được ý nghĩa, hạnh phúc cuộc sống này...

Vậy các bạn hãy nhớ, đừng làm mòn giá trị của bản thân bằng việc so sánh mình với người khác, bởi vì mỗi người trong tất cả chúng ta đều là người đặc biệt. Cũng đừng đề ra những mục tiêu lớn lao chỉ vì người khác cho đó là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho mình, và hãy nhận thức nó một cách đúng đắn.                                                             

Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “giấc mộng phù du”. (0,5 điểm)

Câu 3. Theo tác giả, nguyên nhân nào khiến con người đánh mất giá trị của bản thân? (1.0 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, tại sao tác giả nói: “Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé”? (1.0 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Bàn về hình tượng Đất nước trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, có ý kiến cho rằng: Hình tượng Đất nước được cảm nhận trong chiều sâu văn hóa dân tộc.

 

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẳng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ…”

                          (Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng, chương V)

Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy bình luận .

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1. PTBĐ chủ yếu của đoạn trích: Nghị luận

Câu 2. Hình ảnh “giấc mộng phù du”: Có ý nghĩa chỉ những ham muốn về những giá trị không bền vững, có đó rồi mất đó.

Câu 3. Nguyên nhân khiến con người đánh mất giá trị của bản thân:

-  Bị cuốn theo vòng xoáy của cuộc đời để rồi cuối cùng không biết mình là ai, đang đi về đâu và mục đích lớn lao của đời mình là gì.

- Mải mê tìm kiếm những giá trị vật chất, tinh thần của cuộc sống, họ đã bỏ rơi chính giá trị của bản thân.

- So sánh mình với người khác

- Đề ra những mục tiêu lớn lao chỉ vì người khác cho đó là quan trọng.

Câu 4. Tác giả nói: “Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé”? Vì: Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ thông tin đã rút ngắn, thu hẹp khoảng cách giữa mọi người trên phạm vi toàn thế giới. Nhờ đó, con người trên mọi vùng miền của trái đất dễ dàng trao đổi, chia sẻ thông tin, tri thức, tình cảm … như trong một ngôi làng nhỏ bé.

II. Phần làm văn

Cảm nhận hình tượng Đất nước trong đoạn trích Đất nước, và bình luận  ý kiến .  

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

- Đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.          

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Cảm nhận hình tượng Đất nước và bày tở quan điểm đánh giá về  ý kiến về hình tượng Đất nước trong đoạn trích.   

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

                              (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, sgk Ngữ văn 12, NXBGD, 2008, tr.109)     

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Ghi lại những từ ngữ diễn tả tâm trạng của người cách mạng và nhân dân Việt Bắc khi chia tay.

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ hoán dụ trong câu thơ: Áo chàm đưa buổi phân li.

Câu 4. (1,0 điểm) Theo anh/ chị câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…? thể hiện những cung bậc cảm xúc nào của con người?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 300 chữ trình bày suy nghĩ về việc con người cần dũng cảm để vượt qua những bão giông cuộc đời.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1. Phương thức biểu cảm/ Biểu cảm.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm.

Câu 2.

Những từ ngữ diễn tả tâm trạng của con người khi chia tay: Nhớ, bâng khuâng, bồn chồn.

Hướng dẫn chấm:

 - Học sinh trả lời đúng 3 từ ngữ trong đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời đúng 1 đến 2 từ ngữ trong đáp án: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh ghi thêm những từ ngữ khác đáp án thì vẫn cho điểm từ ngữ đúng.

Câu 3.

Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ hoán dụ:

- Tăng tính gợi hình, gợi cảm.

- Diễn tả sinh động hấp dẫn, ý vị, hàm súc, gợi hình dung, liên tưởng đến nhân dân Việt Bắc. Từ đó thấy được tình quân dân gắn bó tha thiết.

Hướng dẫn chấm:

 - Học sinh trả lời được 2 ý của đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời được 1 ý của đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đề chính.

Câu 4.

Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đề chính như sau:

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay thể hiện nỗi nhớ nhung, lưu luyến, bịn rin giữa người đi, kẻ ở khi chia tay.

Hướng dẫn chấm:

 - Học sinh trả lời như ý của đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời được 1 ý của đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh hiểu mà trả lời chưa thuyết phục: 0,25 điểm.

- Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0,0 điểm.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc: Mở đoạn nêu được vấn đề nghị luận. Thân đoạn triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết đoạn  đánh giá, kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Con người cần dũng cảm để vượt qua bão giông cuộc đời.

 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ con người cần dũng cảm để vượt qua bão giông cuộc đời. Có thể theo hướng sau

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. Đề thi số 4

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

… Khi nhìn cuộc đời với ánh mắt tiêu cực, người ta sẽ luôn thấy hoài nghi, lo âu, sợ hãi. Lúc đó, người ta sẽ không làm việc tốt hơn, ít yêu thương hơn, ít cống hiến hơn; sẽ đánh mất tiềm năng và sự tốt đẹp trong bản thân họ. Sự quá tải thông tin tiêu cực sẽ làm mất niềm tin, không mang lại cho xã hội sự an toàn hơn và không giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

…Khi gửi niềm tin yêu vào con người, nếu ta là một người sống hết mình vì mọi người, luôn tin tưởng, sẵn sàng bao dung và tha thứ thì ta sẽ có niềm tin và sẽ sống có ý nghĩa hơn.

Chúng ta không nên chỉ nhìn vào những mặt trái của cuộc sống rồi vội đánh mất niềm tin vào bản thân, vào thế giới xung quanh. Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc sống phải là tự thân mỗi người. Hãy tự vấn ta đã và sẽ làm gì cho cuộc đời này, cho xã hội này ngày càng đáng sống hơn. Đừng nghĩ là xã hội vô cảm và dần thiếu vắng người tốt. Lòng tốt vẫn quanh đây. Chúng ta không sợ người xấu mà chỉ sợ người tốt không làm gì.

(Đừng đánh mất niềm tin, Diệp Văn Sơn, báo Người lao động số ra ngày 30/8/2015)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, những nguyên nhân nào khiến con người mất niềm tin?

Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao tác giả cho rằng: “Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc sống phải là tự thân mỗi người”?

Câu 4 (1,0 điểm): Văn bản trên đã mang đến cho anh/chị thông điệp gì? Ý nghĩa của thông điệp ấy đối với cuộc sống cá nhân?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người.

Câu 2 (5đ): Trình bày cảm nghĩ của em về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

Câu 1 (0,5 điểm):

Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Phương thức nghị luận.

Câu 2 (0,5 điểm):

Những nguyên nhân khiến con người mất niềm tin là: Sự quá tải thông tin tiêu cực. Chỉ nhìn vào mặt trái cuộc sống.

Câu 3 (1,0 điểm):

Tác giả cho rằng: “Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc sống phải là tự thân mỗi người” vì: Niềm tin con người phụ thuộc vào cách nhìn cuộc sống của họ. Cuộc sống không hoàn toàn xấu. Xã hội không thiếu vắng những con người tốt. Phải tìm lại niềm tin để mỗi người sống có ý nghĩa hơn.

Câu 4 (1,0 điểm):

Văn bản trên đã mang đến cho chúng ta thông điệp: Hãy giữ vững niềm tin trong cuộc sống.

Ý nghĩa của thông điệp ấy đối với cuộc sống cá nhân: Không nên nhìn đời bằng ánh mắt tiêu cực. Đừng nghĩ là xã hội vô cảm và dần thiếu vắng người tốt. Người tốt vẫn quanh ta. Hãy xây dựng cho mình một lối sống tích cực, tốt đẹp hơn.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Nghị luận xã hội về vai trò của quê hương đối với mỗi người

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của quê hương đối với mỗi người.

2. Thân bài

a. Giải thích

Quê hương: nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú.

b. Phân tích

Quê hương trước hết là mảnh đất chúng ta sinh ra, lớn lên. Từ tinh túy của mảnh đất này, chúng ta trau dồi bản thân cả về thể xác lẫn tinh thần, trở thành một công dân hoàn thiện, mang trong mình những ước mơ, khát vọng to lớn để sau này giúp đời, giúp người.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. Đề thi số 5

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hành các đòi hỏi:

Con tàu Titanic chìm vào đáy biển, để lại sau lưng nó cả một di sản lớn to và những bài học đáng quý.

Đó là bài học về sự tự đắc khi nhân loại xốc nổi nghĩ rằng có thể thắng lợi thiên nhiên và tuyên bố Titanic “không bao giờ chìm”. Trên thực tiễn con tàu đã bị chìm một cách không ngờ nhất từ trước đến nay, là con tàu độc nhất vô nhị đam vào núi băng trôi và đắm chìm dưới đại dương.

Khi phát hiện con tàu đang bị đắm, người ta đã nhanh nhảu thả đồn đãi cứu sinh xuống đại dương. Trong hoàn cảnh hỗn loàn chỉ một câu nói “Để thiếu nữ và trẻ nít lên trước” cũng đã biểu lộ một cách xử sự vượt lên trên những bài học về tiền nong và sự tự đắc, vượt lên trên tất cả những nỗi đau…

Khi hiệu lệnh đó vang lên, nhiều người đã rời xa thuyền cứu hộ, đứng âm thầm, chậm trễ rãi dựa lên tay vịn. Họ mở đầu châm điếu thuốc và hút. Nhiều hành khách đã âm thầm đi, không muốn chứng kiến sự chia ly của các gia đình. Dù là người nhiều người biết đến hay kẻ vô danh, những hành khách kiêu dũng đã để lại cho quả đât một di sản lớn to.

John Jacob Astor IV, là một nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nhiều người biết đến, một trong những người giàu nhất trái đất lúc bấy giờ, ông đã đưa người hoàng hậu mang thai năm tháng của mình lên thuyền cứu hộ, rồi lịch sự dường chỗ của mình bằng cách dịu dàng nói với nhị người thiếu nữ đứng cạnh: “Các quý cô, mời lên thuyền”. Doanh nhân nhiều người biết đến Isidor Straus cùng hoàng hậu mình đã ở lại trên tàu. Ông nói: “Tôi sẽ không lên thuyền khi những người nam nhi khác còn ở lại”. Còn hoàng hậu ông, quý bà Ida thì khẳng định: “Tôi sẽ không rời bỏ chồng mình. Chúng tôi đã chết như chúng tôi đã sống cùng nhau”. Họ đã nắm tay nhau cho tới phút sau cùng.

Một nhân chứng người Thụy Sĩ kể lại việc cô bồng nhị đứa con lên thuyền cứu hộ, mà không còn đủ chỗ cho bạn dạng thân. Một người thiếu nữ đã đứng lên dường chỗ cho cô và nói: “Ngồi đi, những đứa trẻ chẳng thể thiếu mẹ!”. Cô ân hận nhớ tiếc do đã không hỏi tên ân nhân khi phần đuôi con tàu mở đầu chìm xuống nước. Vào thời điểm con tàu bắt đàu chìm, người ta đã không thấy tiếng gào thét nữa, thay vào đó là những lời kính yêu, những lời chúc phúc và nghĩa cử cao đẹp của nhân loại với nhân loại.

“Để thiếu nữ và trẻ nít lên trước!” – đó là lệnh của thuyền trưởng. Nhưng vì sao mọi người lại phải làm theo? Không có bất kỳ điều lệ nào bắt buộc người ta phải làm thế. Không ai có quyền đòi hỏi người khác phải từ bỏ sinh mạng của mình. Thế mà nhiều người đã làm như thế, đã hi sinh mạng sống của mình cho những người không quen biết, đó là do lòng hào hiệp và cả lương tri…

(Trích Những di sản khổng lồ sau vụ chìm tàu Titanic – Phunutoday,09/01/2016)

Câu 1: Xác định các phương thức diễn đạt được dùng trong đoạn văn bạn dạng trên. (0,5 điểm)

Câu 2: Tìm câu văn được lặp lại góp phần phát hành mối đoàn kết hợp nhất cho toàn cục văn bạn dạng? (0,5 điểm)

Câu 3: Hiệu lệnh của thuyền trưởng “Để thiếu nữ và trẻ nít xuống trước”đồng nghĩa với việc đòi hỏi một phòng ban hành khách phải từ bỏ sinh mạng của mình”. Anh/chị có ưng ý với hiệu lệnh đó của thuyền trưởng không? Do sao? (1,0 điểm)

Câu 4: Những bài học nào nhưng mà anh/ chị có thể chiếm được từ vụ chìm tàu Titanic ? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

Phương thức diễn đạt dùng trong đoạn: nghị luận, tự sự.

Câu 2: Câu văn đoàn kết nội dung bài: “Để thiếu nữ và trẻ nít lên trước”.

Câu 3: Đồng ý với quan điểm của thuyền trưởng. Do:

+ Hiệu lệnh này là hoàn toàn đúng đắn khi dành sự sống cho những đối tượng yếu ớt, luôn cần được bảo vệ theo quan niệm chung trong một số đông người tiến bộ.

+ Hiệu lệnh này còn giúp tránh cho hành khách một cuộc chen lấn tranh giành thời cơ được sống luôn là quý giá với bất cứ ai trên đời.

+ Hiệu lệnh tuy đúng, mà việc thực hành nó lại tùy thuộc vào tinh thần và lương tri của mỗi nhân loại. Do vậy, hiệu lệnh sẽ không chỉ biểu lộ cách xử sự có nhân, tiến bộ nhưng mà còn như một phép thử tư cách, góp phần tạo sự bền vững bền chắn cho nền móng văn hóa của số đông xã hội.

Câu 4: Bài học được rút ra:

– Bài học về sự tự đắc khi nhân loại xốc nổi nghĩ rằng có thể thắng lợi thiên nhiên và tuyên bố Titanic không bao giờ chìm.

– Bài học về ái tình, ái tình có thể gắn kết nhân loại với nhau.

– Bài học về cách cư xử có văn hóa, lịch thiệp, có nhân luôn ưu tiên trẻ nít và thiếu nữ. | Bài học về tấm lòng kính yêu nhân loại.

– Bài học về lòng hào hiệp và tấm lòng lương tri trong mỗi nhân loại.

II. LÀM VĂN

a) Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc.

- Giới thiệu bài thơ Việt Bắc: là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu tổng kết về cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, là lời tri ân sâu nặng về tình nghĩa cách mạng.

- Bức tranh tứ bình được xem là những vần thơ tuyệt bút trong bài thơ Việt Bắc.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Trần Quang Diệu. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF