Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa HK1 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Quyền dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. Phần đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản cực kỳ ngắn gọn: trước hết hãy tôn trọng người khác rồi sau đó, nghe theo chính mình. Hãy tôn trọng. Bởi cuộc đời là muôn mặt và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống này là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách tựa đề Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao. Tôi không biết nó đã được dịch ra tiếng Việt chưa, nhưng đó là một cuốn sách rất thú vị. Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi con người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.
(…) Chúng ta không sinh ra với ngoại hình, tính cách, tài năng hay sự giàu có mà mình muốn chọn lựa. Nhưng chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình. Chúng ta có một cơ hội duy nhất để sống như mình muốn, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao, yêu thương người mình yêu. Bạn biết mà cơ hội đó chính là cuộc đời này – một chớp mắt so với những vì sao. Bởi thế, đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác, hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim.
(Lắng nghe lời thì thầm con tim - Phạm Lữ Ân)
Câu 1: Xác định thao tác nghị luận chính của văn bản trên (0,5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả “sống như mình muốn” là như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3: Tại sao tác giả nói: “Chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình” (1,0 điểm)
Câu 4: Điều anh/chị tâm đắc nhất trong văn bản trên là gì? (1,0 điểm)
II. Phần làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói được đề cập trong phần đọc hiểu: “Bạn sinh ra là một nguyên bản đừng chết như một bản sao.”
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh:
… Con sóng dưới lòng sâu,
Con sóng trên mặt nước,
Ôi con sóng nhớ bờ,
Ngày đêm không ngủ được,
Lòng em nhớ đến anh,
Cả trong mơ còn thức.
Dẫu xuôi về phương bắc,
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ,
Hướng về anh - một phương.
(Ngữ văn 12, tập một, NXBGD - 2009, tr 155 – 156)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Phần đọc hiểu
Câu 1:
Thao tác lập luận bình luận
Câu 2:
- “Sống như mình muốn”: làm điều mình tin, làm điều mình tin, sáng tạo điệu mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao, yêu thương người mình yêu.
Câu 3:
- Cuộc đời con người rất ngắn ngủi nên mình không có cơ hội để sống lại cuộc đời mình lần thứ 2.
- Vì vậy hãy sống thật với chính mình, sống với những đam mê, khát vọng của mình, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao để khi từ giã cuộc đời này, mình không có điều gì phải hối tiếc.
Câu 4:
- Thí sinh chọn điều mình tâm đắc nhất và lý giải rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa với mình nhất.
- Có thể chọn: được sống là chính mình; sống như nguyên bản của mình; theo đuổi khát khao, mơ ước…
Lưu ý: cần lý giải hợp lý và thuyết phục, không vi phạm đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật…
II. Phần làm văn
Câu 1:
* Giải thích:
- Mỗi người sinh ra là một nguyên bản: Mỗi người sinh ra là một cá thể riêng biệt, duy nhất, độc đáo; Đừng chết như một bản sao: đừng lặp lại, bắt chước, nói theo, nghĩ theo để trở thành bản sao của người khác
=> Ý nghĩa câu nói: cần giữ được bản sắc riêng của mình trong suốt hành trình cuộc sống.
* Bàn luận, chứng minh
- Trời sinh ra con người không ai giống ai. Vì vậy chúng ta phải giữ gìn những nét riêng của mình. “Sinh ra là duy nhất, đừng sống là bản sao”. Nếu mọi người đều nói đều nghĩ giống nhau thì cuộc sống sẽ mất đi sự phong phú, đa dạng và trở nên buồn tẻ, đơn điệu.
- Phê phán những người chạy theo thời đại mà đánh mất bản sắc của mình và những người chưa biết cách thể hiện cái riêng của mình.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
“(1) Tôi năm nay 27 tuổi, là nữ, độc thân, trước nay đều tìm niềm vui từ công việc, học tập. Tôi tốt nghiệp một đại học có tiếng ở Hà Nội, ngành Kinh tế, có thể làm việc bằng tiếng Nhật. Hai năm đầu mới ra trường, tôi có công việc khá ổn định tại công ty sản xuất lớn. Tôi muốn phấn đấu nên đã tìm cơ hội mới. Tuy nhiên, mọi thứ không như tôi mong muốn.
(2) Ba năm trở lại đây, công việc có nhiều biến cố, tôi phải hai lần thay đổi công việc. Cho tới giờ tôi làm việc tại một văn phòng công ty nước ngoài, công việc nhàm chán, đồng nghiệp chỉ có một sếp và giám đốc kỹ thuật. Tôi đã làm được một năm, nhưng không hề yêu môi trường này. Tôi nhận thấy ở đây không có tương lai, không có động lực phấn đấu.
(3) Tôi biết mình sẽ nghỉ trong thời gian tới nhưng quan trọng tôi không có định hướng gì cho tương lai, không rõ mình muốn làm gì tiếp. Năm năm với ba công ty, nghiệp vụ khác nhau và tôi không biết mình có nghề gì trong tay. Tôi rất bế tắc và đang nghĩ tới việc nghỉ việc, đi học thêm tiếng Anh.
(4) Tôi đã dành đủ tiền cho việc trang trải học tập trong vòng một năm nhưng vẫn đầy lo lắng, sợ hãi về tương lai, công việc sắp tới. Đặc biệt, nỗi lo sợ bắt đầu ở tuổi 28 và lại là nữ giới,… Rất mong nhận được những chia sẻ, ý kiến tư vấn từ bạn đọc VnExpress. Cảm ơn mọi người nhiều!”
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 2: Trong đoạn văn (2), tác giả đã đưa ra những lý do nào khiến bản thân không còn động lực phấn đấu trong công việc?
Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (3).
Câu 4: Anh/chị hãy đưa ra lời khuyên giúp tác giả thoát khỏi tâm trạng “lo lắng, sợ hãi về tương lai”.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về: Tuổi trẻ trước những cơ hội mới.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blog của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp ly ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu..."
(6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ!. (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi vì không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...
(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao”? (1,0 điểm)
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9) (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phưng bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1:
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Câu 2:
Tác giả “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?” bởi vì:
- Khi nghĩ đến hạnh phúc thì con người thường nghĩ đến những gì cao xa, to lớn nhưng thực ra hạnh phúc là những gì rất giản dị, gần gũi quanh ta.
- Con người thường không nhận ra giá trị của những gì mình đang có, vì vậy thường “than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc”.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9): liệt kê, điệp ngữ, tương phản - đối lập.
- Tác dụng:
+ Tạo giọng điệu thiết tha, hùng hồn, mạnh mẽ để tăng tính thuyết phục.
+ Nhấn mạnh sự tương phản về hoàn cảnh của chúng ta và biết bao nhiêu người để từ đó gợi ra quan niệm về một hạnh phúc giản đơn.
Câu 4:
Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích:
- Chúng ta cần biết trân trọng những hạnh phúc bình dị, giản đơn nhưng thiết thực trong cuộc sống.
Phần II: Làm văn
Câu 1:
- Giải thích: Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi ta cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn
- Bàn luận:
* Quan niệm của giới trẻ về hạnh phúc:
- Hạnh phúc là hưởng thụ.
- Hạnh phúc là trải nghiệm.
- Hạnh phúc là sống vì người khác.
- Hạnh phúc là hài hòa giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng…
* Vì sao giới trẻ hiện nay lại có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc?
- Thời đại mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, con người dễ coi trọng lối sống vật chất, vì vậy dễ nảy sinh quan niệm hạnh phúc là hưởng thụ.
- Thời đại ngày nay cũng đặt ra nhiều thách thức, cơ hội, vì vậy giới trẻ cũng năng động hơn, dám sống dám trải nghiệm, dám hi sinh vì người khác…
- Bài học nhận thức và hành động
+ Cần có những quan niệm đúng đắn về hạnh phúc.
+ Luôn hoàn thiện mình để hướng tới một hạnh phúc chân chính.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ
Từ những ngày bạn tốt vẫn cùng ta
Thường đi học và chơi chung một phố.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ bài hát mẹ ta ru âu yếm,
Từ những cái ta quyết giữ vẹn tròn
Cả trong giờ khó khăn nguy hiểm.
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ chiếc ghế ta vẫn ngồi trước ngõ,
Từ cây phong đơn độc giữa cánh đồng
Khẽ chao nhẹ những lần có gió.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ bài hát đầu xuân con sáo hát
Từ con đường ven xóm nhỏ quanh co
Và biến mất trong sương chiều xanh nhạt.
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ ánh đèn nhà ai đang run rẩy,
Từ chiếc mũ bố ta đội ngày xưa,
Mà bất chợt trong hòm ta lại thấy.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ tiếng gõ của con tàu mệt mỏi
Từ lời thề mà thời trẻ yêu nhau
Ta giữ kín trong tim, không dám nói.
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
(Tổ quốc bắt đầu từ đâu?- M.L.Matusovski)
Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên. Trích dẫn ba câu thơ có sự xuất hiện hình ảnh nhân vật trữ tình.
Câu 2: Những hình ảnh “bức tranh ta được xem từ nhỏ”, “con đường ven xóm nhỏ quanh co”, “chiếc mũ bố ta đội ngày xưa”, “lời thề mà thời trẻ yêu nhau” đã gợi cho anh/chị những điều gì?
Câu 3: Dựa vào bài thơ trên, anh/chị hãy trả lời câu hỏi “Tổ quốc bắt đầu từ đâu?”
Câu 4: Điểm khác biệt và gặp gỡ trong quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm qua câu thơ “Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể” so với quan niệm của M.L.Matusovski qua hai câu thơ “Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu/ Từ bài hát mẹ ru ta âu yếm” là gì?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung bài thơ trong phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) về vấn đề “Yêu nước bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh”
Câu 2 (5,0 điểm)
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất nung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tính sử thi trong thơ Tố Hữu.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1:
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “ta” - tác giả/nhà thơ
- Trích dẫn chính xác 3 câu thơ có sự xuất hiện của nhân vật trữ tình
Gợi ý: Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ/ Từ những người bạn tốt vẫn cùng ta/ Từ bài hát mẹ ta âu yếm,…
Câu 2:
- Hình ảnh “bức tranh ta được xem từ nhỏ” gợi về kỉ niệm thời thơ ấu.
- Hình ảnh “con đường ven xóm nhỏ quanh co” gợi về những khung cảnh gần gũi, quen thuộc của làng xóm, quê hương.
- Hình ảnh “chiếc mũ bố ta đội ngày xưa” gợi về kỉ vật, gắn bó của người bố.
- Hình ảnh “lời thề mà thời trẻ yêu nhau” gợi về tình yêu thời trẻ.
Câu 3: Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
- Tổ quốc được bắt đầu từ những gì nhỏ bé, thân thuộc nhất: một bức tranh, một con sáo, một bài hát…
- Tổ quốc được bắt đầy từ những gì gần gũi, quen thuộc nhất: cánh đồng, con đường ven xóm,…
- Tổ quốc được bắt nguồn từ những gì ý nghĩa nhất: lời hát ru, lời thề thời trẻ yêu nhau,…
---(Để xem tiếp đáp án phần Đọc hiểu và Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cô ơi!
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kỹ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.
Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.
(Trích Thư gửi cô ngày tri ân, nguồn internet)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản
Câu 2: Chỉ ra một thành ngữ được sử dụng trong câu: “Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi”
Câu 3: Anh/chị hiểu nội dung câu văn sau như thế nào?
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về lòng biết ơn trong cuộc sống (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng).
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Quyền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !