YOMEDIA

Bộ 4 đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa học Trường THPT Hồng Lam Lần 1

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức chương trình Hóa học 12 hiệu quả, HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 4 đề thi thử THPT QG năm 2020. Tài liệu được biên tập đầy đủ, chi tiết từ nguồn tài liệu của Trường THPT Hồng Lam kèm đáp án hướng dẫn. Mời các em cùng tham khảo và rèn luyện thêm. Chúc các em học tốt

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT HỒNG LAM

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2019-2020

 

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X và Y lần lượt là:

A.13 và 15.                 B. 12 và 14.                 C. 13 và 14.                D. 12 và 15.

Câu 2: Một oxit có công thức X2O có tổng số hạt trong phân tử là 66 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Công thức của oxit là (biết số khối của oxi bằng 16):

A.N2O.                                    B. Na2O.                     C. K2O.                       D. Cu2O.

Câu 3: Oxit cao nhất của một nguyên tố R thuộc nhóm A có dạng RO3. Cho các nhận định về R:

1. R có hóa trị cao nhất với oxi là 6.

2. Công thức hợp chất khí của R với H có dạng RH2.

3. R là một phi kim.

4. Axit tương ứng với oxit cao nhất của R là H2RO3

Số nhận định đúng là:

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 4: Cho ba nguyên tố X (3s1), Y (3s23p1), Z (3s23p5). Phát biểu nào sau đây không đúng?

A.Liên kết giữa Z và X là liên kết cộng hóa trị.

B. X,Y,Z đều thuộc chu kì 3.

C. Liên kết giữa Z và Y là liên kết cộng hóa trị có cực.

D. X,Y là kim loại, Z là phi kim,

Câu 5: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là:

A. O2, H2O, NH3.       B. H2O, HF, H2S.       C. HCl, O3, H2S.         D. HF, Cl2, H2O

Câu 6: Cho các chất sau: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất thể hiện tính chất lưỡng tính là:

A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 1.

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp X gồm AL và Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A.22,4.                       B. 28,4.                       C. 36,2.                       D. 22,0.

Câu 8: Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp Fe, Cu, Ag ta cần dùng lượng dư dung dịch nào sau đây?

A.HCl.                         B. NaOH.                    C. Fe2(SO4)3.               D. HNO3.

Câu 9: Để xử lí chất thải có tính axit người ta thường dùng:

A. nước vôi.                B. phèn chua.              C. giấm ăn.                  D. muối ăn.

Câu 10: Cho dãy các chất sau H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch KOH đun nóng là:

A. 3.                            B. 2.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 11: Dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn có các tính chất sau:

- X có phản ứng với dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3.

- X không phản ứng với dung dịch HCl và dung dịch HNO3.

Dung dịch X là dung dịch nào sau đây?

A.AgNO3.                   B. MgCl2.                    C. KOH.                     D. FeCl2.

Câu 12: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. C2H5OH.                B. CH3CH3.                C. CH3OCH3.             D. CH3COOH.

Câu 13: Cho dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Al. Các kim loại trên được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất nào sau đây?

A. Dẫn nhiệt.              B. Dẫn điện.                C. Tính dẻo.                D. Tính khử.

Câu 14: Este nào sau đây được điều chế trực tiếp từ axit và ancol?

A. HCOOCH=CH2.                                       B. CH3COOC2H5.

C. CH3COOC6H5.                                          D. CH3COOCH=CH-CH3.

Câu 15: Ancol CH3-CH=CH-CH2-OH có tên thay thế là gí?

A. but – 2 – en.                                               B. but – 2 – en – 1- ol.

C. but – 2 – en – 4 – ol.                                  D. butan – 1 – ol.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Những câu nào sau đây là không chính xác?

A. Halogen là những nguyên tố thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn.

B. Do cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5 nên các halogen thể hiện số oxi hóa -1 trong tất cả các hợp chất.

C. Các halogen khá hoạt động hóa học nên không tồn tại ở trạng thái đơn chất trong tự nhiên.

D. Các halogen khá gống nhau về tính chất hóa học.

Câu 2: Chất được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa là:

A. polietilen (PE).                                                         B. poli (vinyl clorua) (PVC).

C. nilon-6, 6.                                                                  D. cao su thiên nhiên.

Câu 3: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí hiđrô clorua trong phòng thí nghiệm:

                 

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Có thể thay NaCl rắn bằng NaF rắn để điều chế HF.

B. Không thể thay NaCl rắn bằng NaBr rắn hoặc NaI rắn để điều chế HBr hoặc HI.

C. Đốt nóng ống nghiệm bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.

D. Có thể thay thế NaCl rắn bằng dung dịch NaCl loãng để điều chế HCl.

Câu 4: Trong các hợp chất, lưu huỳnh có các số oxi hóa đặc trưng là:

A. -1, -2, +4.                    B. -2, +4, +6.                  C. 0, +4, +6.                 D. 0, -2, +6.

Câu 5: Vinyl axetat là chất nào sau đây?

A. HCOOCH=CH2.                                                   B. CH3COOCH=CH2.

B. CH2=CHCOOCH3.                                               D. CH3COOC2H5.

Câu 6: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây ở trạng thái rắn?

A.CH3COOC2H5.                                                         B. (C17H33COO)3C3H5.

C. (C17H35COO)3C3H5.                                                D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 7: Hỗn hợp A gồm SO2 và không khí có tỉ lệ số mol là 1: 5. Nung nóng hỗn hợp A với xúc tác V2O5 thì thu được hỗn hợp khí B. Tỉ khối của A so với B là 0,93. Hiệu suất của phản ứng trên là (cho biết không khí có 20% O2 và 80% N2):

A. 84%.                             B. 42%.                            C. 50%.                           D. 25%.

Câu 8: Chất nào sau đây thuộc loại amino axit?

A. Etylamin.                     B. Anilin.                          C. Protein.                      D. Glyxin.

Câu 9: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học là:

A. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

B. Na2S2O3 + H2SO4 → Na2SO4 + S + SO2 + H2O

C. 2O2 + 2H2S → 2H2O + 3SO2

D. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl

Câu 10: Dung dịch nào sau đây là quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A.Dung dịch glyxin.                                                  B. Dung dịch lysin.

C. Dung dịch alanin.                                                 D. Dung dịch axit glutamic.

Câu 11: Cho các chất: glyxerol, triolein, dung dịch glucozơ, lòng trắng trứng, metyl fomat, glixerol, ancol etylic, sobitol, axit fomic. Số chất tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

A. 4.                                B. 6.                                 C. 7.                                D. 5.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất dẻo là những vật liệu có tính dẻo.

B. Tơ visco, xenlulozơ axetat là tơ bán tổng hợp.

C. Cao su thiên nhiên là polime của isoprene.

D. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.

Câu 13: Cho m gam triolen ((C17H33COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với H2 dư (Ni, t0 ) thu được (m+0,3) gam chất X. Nếu cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch KOH dư, đun nóng , thu được a gam muối. Giá trị của a là:

A. 45,6.                           B. 45,9.                             C. 48,3.                           D. 48,0.

Câu 14: Cho các phản ứng sau:

Khi giảm nhiệt độ hoặc tăng áp suất các cân bằng nào trên đây đều chuyển dịch theo chiều thuận:

A. 1, 3, 4.                       B. 2, 3.                              C. 1, 2.                            D. 2, 3, 4.

Câu 15: Cho dãy các kim loại: Na, Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)3 là :

A. 3.                               B. 3.                                  C. 4.                                D. 1.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1: Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?

A. Anken.                               B. Aren.                        C. Ankin.                               D. Ankan.

Câu 2: Kim loại nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?

A. Ag.                                      B. Cu.                           C. Na.                                     D. Fe.

Câu 3: Dung dịch amin nào sau đây không đổi màu quỳ tím sang xanh?

A. Anilin.                               B. Metylamin.               C. Đimetylamin                      D. Benzylamin

Câu 4: Giấm ăn là một chất lỏng có vị chua và có thành phần chính là dung dịch axit axetic nồng độ 5%. Công thức hóa học của axit axetic là

A. CH3CH2OH.                     B. CH3COOH.             C. CH3CH2COOH.                D. HCOOH.

Câu 5: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tính bazơ.                          B. tính axit.                   C. tính oxi hóa.                      D. tính khử.

Câu 6: Trùng hợp chất nào sau đây thu được poli (vinyl clorua)?

A. CH2=CHCl.                       B. Cl2C=CCl2.              C. ClCH=CHCl.                    D. CH2=CH-CH2Cl.

Câu 7: Chất nào sau đây không phải chất điện li trong nước?

A. HCl.                                   B. CH3COOH.             C. C6H12O6 (glucozơ).           D. NaOH.

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, isoamyl axetat (dầu chuối) được điều chế từ phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic và ancol tương ứng. Nguyên liệu để điều chế isoamyl axetat là:

A. Natri axetat và ancol isoamylic (xt H2SO4 loãng).

B. Axit axetic và ancol isoamylic (xt H2SO4 đặc).

C. Giấm ăn và ancol isoamylic (xt H2SO4 đặc).

D. Axit axetic và ancol isoamylic (xt H2SO4 loãng).

Câu 9: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có

A. nhóm chức ancol               B. nhóm chức xeton     C. nhóm chức anđehit            D. nhóm chức axit

Câu 10: Thành phần chính của quặng manhetit là

A. FeCO3                               B. Fe2O3                        C. FeS2.                                  D. Fe3O4

Câu 11: Ở điều kiện thường, dãy gồm các kim loại hòa tan được trong dung dịch NaOH loãng là

A. Cr, Zn.                               B. Al, Zn, Cr.                C. Al, Zn.                               D. Al, Cr.

Câu 12: Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức cấu tạo của benzyl axetat là

A. CH3COOC6H5                  B. CH3COOCH2C6H5     C. C6H5CH2COOCH3           D. C6H5COOCH3

Câu 13: Phương trình ion thu gọn: H+ + OH- → H2O biễu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào dưới đây?

A. H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O.                         B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.

C. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4↓.                             D. 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O.

Câu 14: Đề hiđrat hóa etanol (xúc tác H2SO4 đặc, 1700C), thu được sản phẩm hữu cơ chủ yếu nào sau đây?

A. CH3COOH.                       B. CH2=CH2.                C. CH3CH2OCH2CH3.          D. CH2=CH-CH=CH2.

Câu 15: Ure, (NH2)2CO là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?

A. phân NPK.                        B. phân lân.                   C. phân kali.                           D. phân đạm.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1: Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3?

A. CaCl2.                                B. NaOH.                     C. Na2S.                                 D. BaSO4.

Câu 2: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu:

A. Glyxin                               B. metyl amin               C. alanin                                 D. axit axetic

Câu 3: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:

A. 2 B. 1                                 C. 3                               D. 4

Câu 4: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ tằm và tơ enang                                                          B. Tơ visco và tơ axetat.

C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.                                                D. Tơ visco và tơ nilon-6,6

Câu 5: Trong các công thức sau, công thức có tên gọi tristearin là:

A. C3H5(OCOC17H33)3                                                          B. C3H5(OCOC17H35)3

C. (C17H35COO)2C2H4                                                          D. (C15H31COO)3C3H5

Câu 6: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?

A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.

B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có ánh kim.

C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.

D. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.

Câu 7: Dung dịch không có phản ứng màu biure là

A. Gly-Ala-Val.                                                                     B. anbumin (lòng trắng trứng).

C. Gly-Ala-Val-Gly.                                                             D. Gly-Val.

Câu 8: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?

A. Fructozơ.                           B. Glucozơ.                  C. Tinh bột.                            D. Saccarozơ.

Câu 9: Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là

A. NaNO2.                             B. NaOH.                     C. Na2O.                                D. Na.

Câu 10: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

A. C4H10, C6H6.                                                                     B. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.

C. CH3OCH3, CH3CHO.                                                      D. C2H5OH, CH3OCH3.

Câu 11: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch FeCl3?

A. Cu                                      B. Ni                             C. Ag                                     D. Fe

Câu 12: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là

A. Phản ứng tách                   B. Phản ứng thế.           C. Phản ứng cộng.                 D. Phản ứng phân hủy.

Câu 13: Số lượng đồng phân amin bậc II ứng với công thức phân tử C4H11N là:

A. 5 B. 2                                 C. 4                               D. 3

Câu 14: Sản phẩm hữu cơ thu được khi thủy phân este C2H5COOCH=CH2 trong dung dịch NaOH là:

A. CH2=CHCOONa và C2H5OH.                                        B. CH2=CHCOONa và CH3CHO.

C. C2H5COONa và CH3CHO.                                             D. C2H5COONa và C2H5OH.

Câu 15: Kim loại M tác dụng được với các dung dịch: HCl loãng, Cu(NO3)2, H2SO4 (đặc, nguội). Kim loại M là

A. Fe.                                     B. Ag.                           C. Al.                                      D. Zn.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa học Trường THPT Hồng Lam Lần 1. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập tốt !   

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON