YOMEDIA

Bộ 4 đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa học lần 1 Trường THPT Lê Văn Lương

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bộ 4 đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa học năm 2020 Trường THPT Lê Văn Lương được HOC247 biên soạn, tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước đề thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án hướng dẫn chi tiết, giúp các ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài, đối chiếu bài làm của mình với đáp án để biết được khả năng của bản thân. HOC247 sẽ liên tục cập nhật những đề thi mới nhất để các em học sinh lớp 12 có nguồn tài liệu tham khảo đa dạng, ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT LÊ VĂN LƯƠNG

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được các oxit nào sau đây

 A. Fe2O3 và CuO              B. Al2O3 và CuO              C. MgO và Fe2O3           D. CaO và MgO.

Câu 2: Kim loại có tính khử mạnh nhất là                                         

A. Fe                                 B. Sn                                 C. Ag                              D. Au

Câu 3: Trong các kim loại Na, Fe, Cu, Ag, Al. Có bao nhiêu kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân

A. 1.                                  B. 2.                                  C. 4.                                 D. 3.

Câu 4: Khi cho HNO3 đặt vào ống nghiệm chứa anbumin thấy có kết tủa màu                                         

A. xanh thẫm                    B. tím                                C. đen                             D. vàng

Câu 5: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là:

A. AgNO3 và H2SO4 loãng                                         B. ZnCl2 và FeCl3

C. HCl và AlCl3                                                          D. CuSO4 và HNO3 đặc nguội

Câu 6: Khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật, nhiều người bệnh thường được truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

 A. glucozơ.                       B. saccarozơ.                     C. amino axit.                D. amin.

Câu 7: Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.                 B. dung dịch NaOH và Al2O3

C. K2O và H2O.                                                          D. Na và dung dịch KCl

Câu 8: Các -amino axit đều có

A. khả năng làm đổi màu quỳ tím                               B. đúng một nhóm amino

C. ít nhất 2 nhóm –COOH                                         D. ít nhất hai nhóm chức

Câu 9: Cho dãy các chất: triolein; saccarozơ; nilon-6,6; tơ lapsan; xenlulozơ và glyxylglyxin. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là

A. 6                                   B. 4                                   C. 5                               D. 3

Câu 10: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl

A. H2N-CH2-COOH                                                   B. CH3COOH                                         

C. C2H5NH2                                                                D. C6H5NH2

Câu 11: Người ta thường dùng các vật dụng bằng bạc để cạo gió cho người bị trúng gió (khi người bị mệt mỏi, chóng mặt...do trong cơ thể tích tụ các khí độc như H2S… ). Khi đó vật bằng bạc bị đen do phản ứng:

\(4Ag + {O_2} + 2{H_2}S \to 2A{g_2}S + 2{H_2}O\)

Chất khử trong phản ứng trên là

A. O2.                                B. H2S.                              C. Ag.                               D. H2S và Ag.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1. Chất rắn kết tinh, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan, là tính chất của chất nào sau đây?

A. C6H5NH2.                     B. C2H5OH.                      C. CH3COOH.                 D. H2NCH2COOH.

Câu 2. Hợp chất nào sau đây được dùng để đúc tượng, bó bột?

A. CaSO4.2H2O.               B. CaSO4.H2O.                 C. CaSO4.                      D. MgSO4.H2O.

Câu 3. Este X có công thức phân tử là C4H6O2 khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol có khả năng làm mất màu nước brom. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. CH3COO-CH=CH2.                                              B. HCOO-CH=CH-CH3.

C. HCOO-CH2CH=CH2.                                           D. CH2=CH-COOCH3.

Câu 4. Chọn câu sai:

A. Dung dịch NaHCO3 trong nước có phản ứng kiềm mạnh.

B. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.

C. Kim loại Cs dùng để chế tạo tế bào quang điện.                                          

D. Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại.

Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 2,72 gam hỗn hợp X chứa Fe và Mg bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch Y và 1,344 lít (đktc). Cho AgNO3 dư vào Y thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là?

A. 17,22.                           B. 18,16.                           C. 19,38.            D. 21,54.

Câu 6. Phản ứng nào không thể hiện tính khử của glucozơ?

A. Phản ứng tráng gương glucozơ.

B. Cho glucozơ cộng H2 (Ni, to) .

C. Cho glucozơ cháy hoàn toàn trong oxi dư.

D. Cho glucozơ tác dụng với nước brôm.

Câu 7. Chất nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài?

A. CH3COOCH2C6H5.                                               B. CH3OOCCH2C6H5.

C. CH3CH2COOCH2C6H5.                                        D. CH3COOC6H5.

Câu 8. Kim loại có tính chất vật lý chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim. Nguyên nhân của những tính chất vật lý chung của kim loại là do trong tinh thể kim loại có

A. Các electron lớp ngoài cùng.                                 B. Các electron hóa trị.

C. Các electron tự do.                                                D. Cấu trúc tinh thể.

Câu 9. Cho dung dịch anilin vào dung dịch nước brom thấy xuất hiện kết tủa?

A. Màu tím.                       B. Màu trắng.                    C. Màu xanh lam.                      D. Màu nâu.

Câu 10. Protein tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu

A. Trắng.                           B. Đỏ.                               C. Vàng.            D. Tím.

Câu 11. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Chất béo là este của glixerol và các axit béo.

B. Dầu mỡ động vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu.

C. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

D. Hidro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.

Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn m gam một amino no, đơn chức, mạch hở X cần 0,1575 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 2,43 gam nước. Giá trị của m là?

A. 2,32.                             B. 1,77.                             C. 1,92.                          D. 2,08.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1: Cho dãy các chất: metyl acrylat, triolein, saccarozơ, xenlulozơ, tơ nilon-6,6, glyxylvalin. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit là:

A. 3.                         B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

Câu 2: Clo có hai đồng vị là  và . Tỷ lệ tương ứng về số nguyên tử của hai đồng vị này là 3:1. Nguyên tử khối trung bình của clo là:

A. 35,0.                    B. 37,0.                       C. 35,5.                       D. 37,5.

Câu 3: Cho dung dịch HCl tác dụng lần lượt với các dung dịch sau: Fe(NO3)2, NaF, NaOH, FeCl2, Na3PO4, CuSO4, AgNO3. Số phản ứng xảy ra là:

A. 3.                         B. 6.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 4: Thực hiện các thí nghiệm sau:

  1. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4
  2. Sục khí SO2 vào dung H2S.
  3. Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.
  4. Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc nóng.
  5. Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng.
  6. Cho SiO2 vào dung dịch HF.

Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là:

A. 3.                         B. 6.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 5: Đốt cháy 3,24 gam bột Al trong khí Cl2, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 9,6 gam. Giá trị của m là:

A. 7,50.                    B. 5,37.                       C. 6,08.                       D. 9,63.

Câu 6: Thủy phân hoàn toàn peptit  (C9H16O5N4), thu được hỗn hợp gồm m gam glyxin và 10,68 gam alanin. Giá trị của m là:

A. 34,92.                  B. 27,00.                     C. 23,28.                     D. 18,00.

Câu 7: Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và Al có tỷ lệ mol 2:1 vào 200ml dung dịch CuSO4 1M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối và 13,61 gam rắn Y. Giá trị của m là:

A. 4,50.                    B. 3,57.                       C. 5,25.                       D. 6,00.

Câu 8: Đun nóng 4,05 gam este X (C10H10­O2) cần dùng 35 gam dung dịch KOH 8%, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối. Giá tri của m là:

A.38,60.                   B. 6,40.                       C. 5,60.                       D. 5,95.

Câu 9: Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của dung dịch Y là:

A.152 gam.              B. 146,7 gam.              C. 175,2 gam.             D. 151,9 gam.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 9,65 gam hỗn hợp X gồm các amin no, mach hở tu được 17,6 gam CO2 và 12,15 gam H2O. Nếu cho 19,3 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 37,550.                B. 28,425.                   C. 18,775.                   D. 39,375.

Câu 11: Andehit X có tỉ khối với hidro là 15. Cho 3 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư được a gam Ag. Giá trị của a là:

A. 43,2.                    B. 23,1.                       C. 45,0.                       D. 50,0.

Câu 12: Cho bốn chất rắn đựng trong bốn bình riêng biệt mất nhãn bao gồm Na, Mg, Al, Al2O3. Nên dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt chất rắn trên?

A. Dung dịch NaOH dư.                             B. Dung dịch HCl dư.

C. Dung dịch HNO3 dư.                             D. H2O.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1. Kim loại M có các tính chất: nhẹ, bền trong không khí ở nhiệt độ thường; tan được trong dung dịch NaOH nhưng không tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. Kim loại M là:

A. Zn                                 B. Fe                                 C. Cr                                 D. Al

Câu 2. Dùng chất nào sau đây phân biệt 2 khí SO2 và CO2 bằng phương pháp hóa học?

A. Dung dịch HCl                                                      B. Nước vôi trong

C. Dung dịch NaOH                                                  D. Dung dịch nước brom

Câu 3. Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3(CH2)2CH2OH là

A. propan-1-ol                   B. butan-1-ol                     C. butan-2-ol                     D. pentan-2-ol

Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Phenol (C6H5OH) phản ứng được với dung dịch NaOH, tạo ra muối và nước.

B. Phân tử phenol có nhóm –OH.

C. Phân tử phenol có vòng benzen.

D. Phenol có tính bazơ.

Câu 5. Cho các chất: Al, Fe3O4, NaHCO3, Fe(NO3)2, Cr2O3, Cr(OH)3. Số chất tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng?

A. 4.                                  B. 3.                                  C. 2.                                  D. 5.

Câu 6. Hợp chất etylamin là

A. Amin bậc II.                 B. Amin bậc I.                  C. Amin bậc III.               D. Amin bậc IV.

Câu 7. Một este E mạch hở có công thức phân tử C4H6O2. Thủy phân E trong môi trường axit thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của E thỏa mãn tính chất trên?

A. 1.                                  B. 3.                                  C. 2.                                  D. 4.

Câu 8. Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm (\(_{13}^{27}Al\)) lần lượt là

A. 13 và 14.                      B. 14 và 13.                       C. 12 và 14.                      D. 13 và 15 .

Câu 9. Saccarozơ và axit fomic đều có phản ứng:

A. Thủy phân trong môi trường axit.                          B. Với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

C. Với AgNO3 trong dung dịch NH3.                        D. Với dung dịch NaCl.

Câu 10. Chất hữu cơ chủ yếu dùng điều chế trực tiếp axit axetic trong công nghiệp hiện nay là:

A. Axetanđehit.                B. Etyl axetat.                   C. Ancol etylic.                 D. Ancol metylic.

Câu 11. Cho phản ứng:

N2(k) + 3H2(k) → 2NH3(k)    ΔH = –92 KJ

và các yếu tố: (1) Giảm nhiệt độ; (2) Giảm áp suất; (3) Thêm xúc tác bột sắt; (4) Giảm nồng độ H2. Số yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch là:

A. 3.                                  B. 1.                                  C. 2.                                  D. 0.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo % về khối lượng của K2O trong phân.

B. Phân đạm cung cấp nitơ cho cây trồng dưới dạng ion NH4+ hoặc NO3.

C. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo % về khối lượng của kali trong phân.

D. Supephotphat đơn có thành phần chính là Ca(H2PO4)2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa học năm 2020 Trường THPT Lê Văn Lương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF