YOMEDIA

Bộ 4 đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa học có đáp án chi tiết năm 2020 Trường THPT Ngô Gia Tự

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh lớp 11 cùng tham khảo Bộ 4 đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa học có đáp án chi tiết năm 2020. Tài liệu gồm các câu bài tập trắc nghiệm đa dạng, bao quát đầy đủ và chi tiết các nội dung chính của bài học được tổng hợp từ trường THPT Ngô Gia Tự, qua đó giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải bài tập. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích trong quá trình học tập của các em.

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VĨNH PHÚC

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

THPT NGÔ GIA TỰ

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Số este có công thức phân tử C4H8O2

     A. 5.                                   B. 4.                                 C. 2.                                   D. 3.

Câu 2: Cho NH3 dư vào dung dịch chất nào sau đây, thu được kết tủa?

     A. ZnCl2.                           B. Cu(NO3)2.                   C. FeSO4.                          D. AgNO3.

Câu 3: Đun este X với dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch Y. Trung hòa dung dịch Y rồi thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có kết tủa trắng bạc sinh ra. X là este nào dưới đây?

     A. Bezyl axetat.                 B. Metyl fomat.               C. Anlyl axetat.                 D. Phenyl acrylat.

Câu 4: Lên men 12,15 kg tinh bột với hiệu suất 70%, thu  được V lít rượu 40o. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?

     A. 30,8.                              B. 21,6.                            C. 8,6.                                D. 15,1.

Câu 5: Glyxylalanin có công thức là

     A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH.                          B. H2N- CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.

     C. H2N- CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH.         D. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

Câu 6: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là

     A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.                                    B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.

     C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.                                    D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.

Câu 7: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) là 48. X có số khối chênh lệch với số khối trung bình không quá 1 đơn vị. X

     A. Si.                                 B. Cl.                               C. S.                                  D. P.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X, thu được 8,8 gam CO2 và 3,6 gam nước. Công thức đơn giản nhất của X

     A. CH2O.                           B. C2H4O2.                      C. CH2O2.                         D. C2H4O.

Câu 9: Cặp chất nào dưới đây phản ứng được với nhau ở điều kiện thường?

     A. P và O2.                        B. N2 và Cl2.                    C. H2 và O2.                      D. H2 và Cl2.

Câu 10: Hằng số cân bằng hóa học phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

     A. Áp suất.                        B. Xúc tác.                      C. Nhiệt độ.                       D. Nồng độ.

Câu 11: Nhận xét nào sau đây đúng?

     A. Amophot là phân hỗn hợp.

     B. Độ dinh dưỡng của phân đạm được tính bằng hàm lượng %N trong phân đạm.

     C. Phân đạm cung cấp nguyên tố dinh dưỡng là K cho cây trồng.

     D. Độ dinh dưỡng của phân lân được tính bằng hàm lượng %P trong phân lân.

Câu 12: Từ etilen, có thể điều chế trực tiếp hợp chất nào sau đây?

     A. Axit axetic.                   B. Metan.                        C. Anđehit axetic.             D. Propan.

Câu 13: Stiren có công thức phân tử là

     A. C6H8.                            B. C8H8.                          C. C9H8.                            D. C7H7.

Câu 14: Đốt cháy 3,1 gam P bằng lượng dư O2, cho sản phẩm thu được vào nước, được 200 ml dung dịch X. Nồng độ mol/l của dung dịch X

     A. 0,5.                                B. 0,1.                              C. 0,2.                                D. 0,25.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Trong phản ứng tráng bạc, anđehit là chất oxi hóa.

     B. Axit fomic không làm mất màu nước brom.

     C. Amoni fomat có phản ứng tráng bạc.

     D. Ancol bậc ba bị oxi hóa thành xeton.

Câu 16: Cacbohidrat nào dưới đây làm mất màu nước brom?

     A. Xenlulozơ.                    B. Fructozơ.                    C. Glucozơ.                       D. Saccarozơ.

Câu 17: Axit propionic có công thức cấu tạo là

     A. CH3-CH2-OH.              B. CH3-CH2-COOH.      C. CH2=CH-COOH.         D. CH3-CH2-CHO.

Câu 18: Cho hỗn hợp gồm 0,025 mol Mg và 0,03 mol Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

     A. 3,49.                              B. 16,30.                          C. 1,00.                              D. 1,45.

Câu 19: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ:

Ban đầu trong cốc chứa nước vôi trong. Sục rất từ từ CO2 vào cốc cho tới dư. Hỏi độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào?

 

     A. Tăng dần rồi giảm dần đến tắt.                             B. Tăng dần.

     C. Giảm dần đến tắt rồi lại sáng tăng dần.                D. Giảm dần đến tắt.

Câu 20: Đun nóng metyl axetat với dung dịch NaOH, thu được muối là

     A. CH3OH.                        B. CH3COONa.              C. C2H5OH.                      D. HCOONa.

Câu 21: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m + 73) gam muối. Giá trị của m là

     A. 224,4.                            B. 342,0.                          C. 331,2.                            D. 247,6.

Câu 22: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 1 mol glyxin (Gly), 2 mol alanin (Ala), 2 mol valin (Val). Mặt khác nếu thuỷ phân không hoàn toàn X thu được sản phẩm có chứa Ala-Gly và Gly-Val. Số công thức cấu tạo phù hợp của X

     A. 6.                                   B. 4.                                 C. 2.                                   D. 8.

Câu 23: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thấy tạo ra 22,475 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn 13,35 gam hỗn hợp X, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là

     A. 47,05 gam.                    B. 62,95 gam.                  C. 46,35 gam.                    D. 38,45 gam.

Câu 24: Cho các phát biểu sau

     (1) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

     (2) Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào dung dịch anilin thấy vẩn đục.

     (3) Các este là chất lỏng hoặc rắn ở nhiệt độ thường và tan nhiều trong nước.

     (4) Cho Br2 vào dung dịch phenol xuất hiện kết tủa trắng.

     (5) Ở điều kiện thích hợp, glyxin phản ứng được với ancol etylic.

Số phát biểu đúng là

     A. 6.                                   B. 4.                                 C. 5.                                   D. 3.

Câu 25: Cho 1 mol chất X (C7H6O3, chứa vòng benzen) tác dụng tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch, thu được 1 mol muối Y; 1 mol muối Z và 2 mol H2O. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X

     A. 3.                                   B. 4.                                 C. 1.                                   D. 2.

 

---(Nội dung đầy đủ chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THPT QG SỐ 1

1-B

2-C

3-B

4-D

5-D

6-A

7-C

8-D

9-D

10-C

11-B

12-C

13-B

14-A

15-C

16-C

17-B

18-D

19-C

20-B

21-A

22-A

23-A

24-D

25-A

26-C

27-D

28-A

29-B

30-D

31-C

32-A

33-A

34-D

35-B

36-D

37-A

38-B

39-B

40-B

 

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1. Glixerol có công thức là

     A. C2H5OH.                      B. C2H4(OH)2.                 C. CH3OH.                        D. C3H5(OH)3.

Câu 2. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

     A. C2H5OH.                      B. H2O.                           C. CH3COOH.                  D. NaCl.

Câu 3. Tên gọi nào sau đây của CH3CHO là không đúng?

     A. anđehit axetic.              B. metanal.                      C. axetanđehit.                  D. etanal.

Câu 4. Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?

     A. CO.                               B. CH4.                            C. N2.                                D. CO2.

Câu 5. Gốc C6H5CH2- (vòng benzen liên kết với nhóm CH2) có tên gọi là

     A. benzyl.                          B. phenyl.                        C. vinyl.                             D. anlyl.

Câu 6. X là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước, rất bền với nhiệt. Khí X rất độc. Công thức của khí X

     A. O2.                                B. CO.                             C. CH4.                              D. N2.

Câu 7. Cho Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được một chất khí không màu hóa nâu trong không khí, khí đó là

     A. NH3.                             B. N2.                              C. NO.                               D. N2O.

Câu 8. Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là

     A. propan.                          B. etan.                            C. n-butan.                        D. metan.

Câu 9. Chất nào sau đây không phải là đồng phân của C2H4O2?

     A. HOCH2CHO.               B. C2H5OH.                    C. CH3COOH.                  D. HCOOCH3.

Câu 10. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

     A. CH3CHO.                     B. C2H5OH.                    C. CH3COOH.                  D. C2H6.

Câu 11. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ là

     A. 2% - 5%.                       B. 5% - 9%.                     C. 9% -12%.                      D. 12% -15%.

Câu 12. Trong các chất sau, chất nào là axetilen?

     A. C2H6.                            B. C2H2.                          C. C2H4.                            D. C6H6.

Câu 13. Phương trình 2H+ + S2- → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng:

     A. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.                           B. K2S + HCl →  H2S + KCl.

     C. H2SO4 đặc + Mg  → MgSO4 + H2S + H2O.         D. FeS + HCl  → FeCl2 + H2S.

Câu 14. Chất nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom?

     A. axit axetic.                    B. axit acrylic.                 C. axit oxalic.                    D. etylen glicol.

Câu 15. Cho các chất: Na, NaOH, HCOOH, CH3OH, O2, CuO, Cu(OH)2. Số chất tham gia phản ứng với ancol etylic là

     A. 6.                                   B. 3.                                 C. 4.                                   D. 5.

Câu 16. Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp CuO và FexOy bằng CO dư ở nhiệt độ cao, thu được 17,6 gam hỗn hợp 2 kim loại. Khối lượng CO2 tạo thành là

     A. 7,2 gam.                        B. 3,6 gam.                      C. 8,8 gam.                        D. 17,6 gam.

Câu 17. Khi cho hỗn hợp các ancol tác dụng với m gam Na (vừa đủ), thu được 3,36  lít H2 (đktc). Giá trị của m là

     A. 4,6.                                B. 9,2.                              C. 6,9.                                D. 2,3.

Câu 18. Cho các phát biểu sau:

     (1) Chỉ có hợp chất ion mới có thể phân li thành ion khi tan trong nước.

     (2) Vì có liên kết ba nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học.

     (3) Dưới tác dụng của nhiệt, tất cả muối amoni phân hủy thành amoniac và axit.

     (4) Bón phân đạm amoni cùng với vôi bột nhằm tăng tác dụng của đạm amoni.

     (5) Axit nitrit đặc khi tác dụng với C, S, P nó khử các phi kim đến mức oxi hóa cao nhất.

Số phát biểu không đúng là

     A. 3.                                   B. 4.                                 C. 5.                                   D. 2.

Câu 19. Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein.

Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:

     A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.  

     B. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.

     C. Nước phun vào bình và không có màu.               

     D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.

Câu 20. Để khắc chử lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây?

     A. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + CO2.                      B. SiO2 + Mg → 2MgO + Si.

     C. SiO2 + HF→ SiF4 + 2H2O.                                  D. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2.

Câu 21. Hiđrat hóa propen thu được ancol X là sản phẩm chính. Tên của X

     A. propen-2-ol.                  B. propen-1-ol.                C. propan-1-ol.                  D. propan-2-ol.

Câu 22. Hợp chất hữu cơ C3H6O3 (E) mạch hở có nhiều trong sữa chua. E có thể tác dụng với Na và Na2CO3, còn khi tác dụng với CuO nung nóng thì tạo ra hợp chất hữu cơ không tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của E

     A. CH3COOCH2OH.                                                B. CH3CH(OH)COOH.   

     C. HOCH2COOCH3.                                                D. HOCH2CH2COOH.

Câu 23. Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2, có tỉ khối so với H2 bằng 5,8. Dẫn X (đktc) qua bột Ni nung nóng cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2

     A. 14,5.                              B. 13,5.                            C. 29.                                 D. 11,5.

Câu 24. Cho 200 ml dung dịch NaOH xM tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 1,75M, thu được dung dịch chứa 51,9 gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của x là

     A. 3,5.                                B. 3.                                 C. 4.                                   D. 2,5.

Câu 25. Hỗn hợp X gồm metanal và etanal. Cho 10,4 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3, thu được 108 gam kết tủa. Hỏi 10,4 gam hỗn hợp X phản ứng được tối đa với bao nhiêu lít H2 (đktc)?

     A. 8,96 lít.                         B. 11,2 lít.                       C. 6,72 lít.                         D. 4,48 lít.

 

---(Nội dung đầy đủ chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QG SỐ 2

1. D

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. C

8. D

9. B

10. C

11. A

12. B

13. B

14. B

15. D

16. D

17. C

18. B

19. B

20. C

21. D

22. B

23. A

24. C

25. C

26. A

27. C

28. D

29. D

30. A

31. A

32. B

33. A

34. C

35. D

36. A

37. A

38. C

39. A

40. C

 

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1. Công thức của tripanmitin là

     A. (C17H33COO)3C3H5.     B. (C17H35COO)3C3H5.   C. (C17H31COO)3C3H5.     D. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 2. Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt đậm. Công thức phân tử của fructozơ là

     A. (C6H10O5)n.                   B. C6H12O6.                     C. C5H10O5.                       D. C12H22O11.

Câu 3. Dung dịch Gly-Ala phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

     A. NaCl.                            B. KCl.                            C. NaNO3.                         D. NaOH.

Câu 4. Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

     A. HCOOCH2CH3.           B. CH3COOCH3.            C. CH2=CHCOOC2H5.     D. C2H5COOCH3.

Câu 5. Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 - 5 giọt dung dịch chất X, đun nóng nhẹ hỗn hợp ở khoảng 60 - 70°C trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X

     A. ancol metylic.               B. saccarozơ.                   C. axit propionic.               D. anđehit axetic.

Câu 6. Cho vào ống nghiệm 2 - 3 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch, giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Tiếp tục nhỏ 2 ml dung dịch chất X 1% vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. Chất X không thể là

     A. saccarozơ.                     B. glucozơ.                      C. metanol.                        D. fructozơ.

Câu 7. Etyl butirat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl butirat là

     A. C2H5COOC4H9.           B. C3H7COOC2H5.         C. C4H9COOC2H5.           D. C2H5COOC3H7.

Câu 8. Cho vài mẩu đất đèn bằng hạt ngô vào ống nghiệm X chứa sẵn 2 ml nước. Đậy nhanh X bằng nút có ống dẫn khí gấp khúc sục vào ống nghiệm Y chứa 2 ml dung dịch Br2. Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm Y

     A. có kết tủa màu trắng.                                            B. có kết tủa màu vàng.

     C. có kết tủa màu xanh.                                            D. dung dịch Br2 bị nhạt màu.

Câu 9. Thủy phân este X trong dung dịch NaOH, thu được C2H3COONa và CH3OH. Công thức cấu tạo thu gọn của X

     A. CH3COOC2H5.             B. C2H3COOC2H5.         C. C2H3COOCH3.             D. C2H5COOCH3.

Câu 10. Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

     A. Xenlulozơ.                    B. Saccarozơ.                  C. Fructozơ.                      D. Glucozơ.

Câu 11. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

     A. C2H5NH2.                                                             B. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH.

     C. CH3CH(NH2)COOH.                                          D. HCOOH.

Câu 12. Cho vài giọt nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện

     A. kết tủa màu trắng.         B. bọt khí.                       C. dung dịch màu tím.      D. kết tủa màu xanh.

Câu 13. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4?

     A. Benzen.                         B. Metan.                        C. Etan.                             D. Etilen.

Câu 14. Metylamin (CH3NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?

     A. HCl.                              B. NaCl.                          C. KNO3.                          D. KOH.

Câu 15. Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:        

     (a) X   +   2NaOH  → 2X1  +  X2                         

     (b) X1  +  HCl  →  X +  NaCl                                                                

     (c) X2  +  2AgNO3  +  3NH3 +  H2O →  X4  +  2NH4NO3   +  2Ag       

Biết X mạch hở, có công thức phân tử C6H8O5; X1 có hai nguyên tử cacbon trong phân tử. Phát biểu nào sau đây sai?

     A. X3 là hợp chất hữu cơ tạp chức.                           B. Phân tử khối của X1 là 82.

     C. Phân tử X4 có bảy nguyên tử hiđro.                     D. X2 là axetanđehi.

Câu 16. Cho các phát biểu sau:

.    (a) Trong công nghiệp, saccarozơ được chuyển hóa thành glucozơ dùng để tráng gương, tráng ruột phích.

     (b) Phân tử Val-Ala có 8 nguyên tử cacbon

     (c) Saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.

     (d) Dung dịch anbumin phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

     (e) Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, là bộ khung của cây cối.

     (g) Nước ép của quả nho chín có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

 Số phát biểu đúng là

     A. 4.                                   B. 5.                                 C. 3.                                   D. 6.

Câu 17. Cho este đa chức X (có công thức phân tử C5H8O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết Z tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X

     A. 4.                                   B. 2.                                 C. 3.                                   D. 1.

Câu 18. Cho 8,4 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 13,875. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

     A. 0,225.                            B. 0,025.                          C. 0,250.                            D. 0,175.

Câu 19. Cho 0,15 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin vào 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng của axit glutamic có trong 0,15 mol hỗn hợp X

     A. 14,70 gam.                    B. 14,60 gam.                  C. 7,30 gam.                      D. 7,35 gam.

Câu 20. Cho các phát biểu sau:

     (1) Ở điều kiện thường, metylamin là chất khí mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước.

     (2) Anilin là chất lỏng ít tan trong nước.                  

     (3) Dung dịch anilin làm đổi màu phenolphtalein.

     (4) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.

     (5) Đipeptit Ala-Val có phản ứng màu biure.

Số phát biểu đúng là

     A. 5.                                   B. 2.                                 C. 3.                                   D. 4.

Câu 21. Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở, thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Val. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X

     A. 3.                                   B. 2.                                 C. 1.                                   D. 4.

Câu 22. Thực hiện các thí nghiệm sau:

     (a) Sục khí C2H4 vào ống nghiệm đựng dung dịch brom.

     (b) Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều.

     (c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa trilinolein (xúc tác Ni), đun nóng.

     (d) Nhỏ vài giọt giấm ăn vào ống nghiệm đựng dung dịch etylamin.

     (e) Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch lysin.

     (g) Nhỏ vài giọt dung dịch axit fomic vào ống nghiệm dựng dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là

     A. 3.                                   B. 4.                                 C. 6.                                   D. 5.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây sai?

     A. Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh (do amin gây ra).

     B. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa màu trắng.

     C. Anilin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.

     D. Đimetylamin là amin bậc hai.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây sai?

     A. Mỡ bò, mỡ cừu, dầu dừa hoặc dầu cọ có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.

     B. Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.

     C. Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho mỹ phẩm.

     D. Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.

Câu 25. Phát biểu nào sau đây sai?

     A. Metyl fomat có phản ứng tráng bạc.

     B. Thủy phân metyl axetat thu được ancol metylic.

     C. Metyl acrylat không làm mất màu dung dịch brom.

     D. Ở điều kiện thường, triolein là chất lỏng.

---(Nội dung đầy đủ chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QG SỐ 3

1. D

2. B

3. D

4. A

5. D

6. C

7. B

8. D

9. C

10. A

11. A

12. A

13. D

14. A

15. B

16. B

17. D

18. A

19. D

20. C

21. C

22. C

23. C

24. D

25. C

26. B

27. B

28. A

29. B

30. D

31. A

32. C

33. D

34. B

35. B

36. A

37. C

38. B

39. A

40. C

 

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1. Nhỏ dung dịch I2 vào hồ tinh bột thu được hỗn hợp có màu

     A. hồng nhạt.                     B. nâu đỏ.                        C. xanh tím.                       D. xanh lam.

Câu 2. Thuốc thử để phân biệt hai dung dịch gluozơ và fructozơ là

     A. NaHCO3.                                                              B. nước brom.

     C. quỳ tím.                                                                 D. AgNO3 trong dung dịch NH3.

Câu 3. Este ứng với công thức cấu tạo nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

     A. CH3COOCH3.                                                      B. HCOOCH2CH3.          

     C. C2H5COOCH=CH2.                                             D. CH3COOCH=CH2.

Câu 4. Dung dịch nào sau đây là quỳ tím chuyển sang màu xanh?

     A. Anilin.                           B. Glyxin.                        C. Etylamin.                      D. Axit axetic.

Câu 5. Chất nào sau là hợp chất hữu cơ đa chức?

     A. Đimetylamin.                B. Tripanmitin.                C. Alanin.                          D. Glucozơ.

Câu 6. Axit aminoaxetic tác dụng hóa học với dung dịch

     A. Na2SO4.                        B. NaNO3.                       C. NaCl.                            D. NaOH.

Câu 7. Cho vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, lắc nhẹ thấy xuất hiện

     A. kết tủa đỏ nâu.              B. kết tủa vàng.               C. kết tủa trắng.                D. kết tủa xanh.

Câu 8. Thực hiện phản ứng este hóa giữa alanin với metanol trong HCl khan, sản phẩm hữu cơ thu được là

     A. ClH3N-CH2-COO-C2H5.                                      B. ClH3N-CH(CH3)-COO-CH3.

     C. H2N-CH(CH3)-COO-CH3.                                   D. H2N-CH(CH3)-COO-C2H5.

Câu 9. Chất ứng với công thức cấu tạo CH3COOCH3 có tên gọi là

     A. đimetyl ete.                   B. etyl axetat.                  C. đimetyl axetat.              D. metyl axetat.

Câu 10. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất

     A. xà phòng và glixerol.                                            B. xà phòng và etanol.

     C. glucozơ và glixerol.                                              D. glucozơ và etanol.

Câu 11. Este X có công thức cấu tạo CH2=CHCOOCH3 được điều chế phản ứng este hóa giữa các chất nào sau đây?

     A. CH2=CH-COOH và CH3CH2OH.                       B. CH3-COOH và CH2=CH-OH.

     C. CH3-COOH và CH3CH2OH.                               D. CH2=CH-COOH và CH3OH.

Câu 12. Trong phân tử cacbohiđrat, nhất thiết phải có nhóm chức

     A. amin.                             B. cacboxyl.                    C. hiđroxyl.                       D. cacbonyl.

Câu 13. Thủy phân hoàn toàn etyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm gồm

     A. CH3COOH và CH3OH.                                       B. CH3COOH và C2H5OH.

     C. CH3COONa và C2H5ONa.                                   D. CH3COONa và C2H5OH.

Câu 14. Chất ứng với công thức cấu tạo nào sau đây là amin bậc hai?

     A. CH3-NH-CH2-CH3.      B. (CH3)2CH-NH2.          C. CH3-CH2-NH2.             D. CH3-CH2-N(CH3)2.

Câu 15. Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

     A. fructozơ.                       B. xenlulozơ.                   C. glucozơ.                        D. saccarozơ.

Câu 16. Hiđro hóa glucozơ (xúc tác Ni, t°), thu được

     A. etanol.                           B. axit gluconic.              C. glixerol.                         D. sobitol.

Câu 17. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí?

     A. Glyxin.                          B. Saccarozơ.                  C. Triolein.                        D. Metylamin.

Câu 18. Đường nho là tên thường gọi của chất nào sau đây?

     A. Glucozơ.                       B. Fructozơ.                    C. Saccarozơ.                    D. Glixerol.

Câu 19. Công thức hóa học của tristearin là

     A. (C17H33COO)3C3H5.                                             B. (C17H35COO)3C3H5.

     C. (C17H31COO)3C3H5.                                             D. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 20. Chất không có phản ứng thủy phân là

     A. Saccarozơ.                    B. Triolein.                      C. Etyl axetat.                   D. Glucozơ.

Câu 21. Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là

     A. 18,5.                              B. 15,0.                            C. 30,0.                              D. 45,0.

Câu 22. Este X mạch hở có công thức phân tử C5H10O2. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được 5,76 gam muối cacboxylat và 2,76 gam ancol. Tên gọi của X

     A. Metyl butirat.                B. Etyl axetat.                 C. Propyl axetat.               D. Etyl propionat.

Câu 23. Amin X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử C7H9N. Khi cho X tác dụng với nước brom, thu được kết tủa trắng. Số công thức cấu tạo của X

     A. 2.                                   B. 4.                                 C. 5.                                   D. 3.

Câu 24. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là

     A. 1,10 tấn.                        B. 2,97 tấn.                      C. 2,20 tấn.                        D. 3,67 tấn.

Câu 25. Cho các phát biểu nào sau:

     (a) Triolein phản ứng được với nước brom.

     (b) Chất béo có nhiều trong dầu thực vật và mỡ động vật.

     (c) Trong môi trường bazơ, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa qua lại nhau.

     (d) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.

Số phát biểu đúng là

     A. 1.                                   B. 4.                                 C. 2.                                   D. 3.

 

---(Nội dung đầy đủ chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QG SỐ 4

1. C

2. B

3. B

4. C

5. B

6. D

7. C

8. B

9. D

10. A

11. D

12. C

13. D

14. A

15. B

16. D

17. D

18. A

19. B

20. D

21. B

22. D

23. B

24. C

25. B

26. C

27. D

28. B

29. A

30. D

31. D

32. D

33. B

34. D

35. C

36. C

37. B

38. A

39. D

40. B

 

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa học có đáp án chi tiết năm 2020 Trường THPT Ngô Gia Tự. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF