YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT An Dương Vương có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT An Dương Vương dưới đây nhằm giúp các em làm chủ được kiến thức đã học ở HK1, đồng thời chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Hoc247 mời các em tham khảo bộ đề thi dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT AN DƯƠNG VƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA HK1

MÔN NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

1. ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (03 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

       Văn hóa là một phạm trù rất rộng. Có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau. Cho nên, một cách hiểu về truyền thống văn hóa hay truyền thống nói chung không phải dễ nhất trí. Song có điều ai cũng thừa nhận là truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó là những định chế, khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn, nhiều khi đó chỉ là một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời,… Nhưng, tất cả đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người. Chính vì thế mà truyền thống có một sức mạnh bền vững, sâu sa trong tiềm thức và biến thành một thứ nội lực riêng, một bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong xã hội… Cho nên, muốn truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau thì điều quyết định không chỉ có việc sưu tập, thống kê, biểu dương mà phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng đồng. Những bài học đạo lí bao đời nay được cha ông ta ghi truyền vào ca dao, vào lời hát ru của bà mẹ ngay từ tuổi ấu thơ của những con người Việt Nam. Và, dần dần nó đã trở thành những bài học luân lí, những tình cảm, những tín niệm chi phối sự ứng xử hàng ngày của mỗi con người. Những lời răn dạy của ông bà, cha mẹ, những mẩu chuyện gia đình, những hành vi thị phạm của người lớn dần dần thấm vào đời sống tinh thần của những đứa trẻ, những thanh thiếu niên của những gia đình được mang tiếng thơm là có gia phong. Và, trên đường đời, những đứa trẻ đó, những thanh thiếu niên, con đẻ của những gia đình có gia phong thường có sức tự đề kháng mạnh hơn hẳn những đứa trẻ khác…

       Cùng với gia đình là nhà trường.Nhà trường là nơi có hiệu lực to lớn trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc. Nhưng nhiệm vụ của nhà trường không chỉ đóng khung trong những giờ luân lí, những lí thuyết công dân khô khan… Truyền thống nhân văn, đạo lí làm người, nghĩa tình trong gia đình, lòng ham học,… thông qua những câu chuyện truyền thống thấm thía được học từ tuổi thơ, có sức sống lâu bền trong hành trang làm người của mỗi thành viên trong cộng đồng.

(Trích Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc, dẫn theoBài tập Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 42 – 43)

Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0.5 điểm): Tác giả bài viết Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc có cách hiểu thế nào về truyền thống?

Câu 3 (1.0 điểm): Theo tác giả, làm thế nào để truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau?

Câu 4 (1.0 điểm): Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng truyền thống là của chìm, là kho báu của mỗi dân tộc?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của truyền thống trong xã hội ngày nay.

Câu 2 (5.0 điểm):

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

 

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

 

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

             (Sóng – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12, NXBGD, trang 115 – 116)

Anh/chị hãy cảm nhận đoạn thơ trên để thấy được vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận.

Câu 2:

- Tác giả bài viết Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc có cách hiểu về truyền thống là truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó là những định chế, khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn, nhiều khi đó chỉ là một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời,… tất cả đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người.

Câu 3:

- Theo tác giả, để truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau cần phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng đồng. Tác giả có đưa ra:

+ Học tập cha ông, truyền bài dạy về truyền thống vào những câu hát ru, bài ca dao; những đứa trẻ được nghe ngay từ nhỏ. Dần dần những truyền thống đó ngấm vào tinh thần trở thành những bài học luân lí, những tình cảm và tín niệm trong mỗi con người chi phối cách ứng xử.

+ Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống. Cần truyền bài học truyền thống qua những câu chuyện truyền thống mà con người được thấm thía từ tuổi thơ.

Câu 4:

- Truyền thống là của chìm, là kho báu của mỗi dân tộc có thể được hiểu như sau:

+ Truyền thống là của chìm: Truyền thống đã ẩn mình, ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người.

+ Truyền thống là kho báu: truyền thống có một sức mạnh bền vững, sâu sa trong tiềm thức, truyền thống mang một thứ nội lực riêng, một bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong xã hội.

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1:

Giới thiệu vấn đề.

Giải thích vấn đề.

- Truyền thống là đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,… được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được bảo tồn, phát huy.

- Sức mạnh của truyền thống chính là những mặt tích cực mà những giá trị truyền thống đem lại cho cá nhân và xã hội.

Phân tích vấn đề.

- Truyền thống có sức mạnh vô cùng lớn đối với cá nhân và xã hội.

+ Đối với mỗi cá nhân, nếu được nuôi dưỡng bằng những truyền thống tốt đẹp, mỗi cá nhân sẽ có cách sống, lối ứng xử đẹp và văn minh.

+ Đối với toàn xã hội: Khi những truyền thống tôt đẹp được nuôi dưỡng trong mỗi cá nhân trong xã hội thì xã hội đó sẽ bớt đi những tệ nạn, con người trong xã hội sẽ biết sống một cách văn minh với nhau. Trong những hoàn cảnh nhất định, khi truyền thống được nuôi dưỡng đủ lớn, được phát huy đúng thời điểm, nó sẽ giúp quốc gia, dân tộc đó bước qua những thời kì khó khăn và đạt được những bước tiến lớn.

- Tại sao truyền thống lại có sức mạnh lớn như vậy?

+ Truyền thống là những tinh hoa được ông cha ta đúc kết tự bao đời.

+ Truyền thống được nuôi dưỡng tức là nó đã ăn sâu, ngấm vào cả đời sống tinh thần lần vật chất của mỗi cá nhân.

- Dẫn chứng :

+ Truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

+ Truyền thống “Thương người như thể thương thân”.

+ Truyền thống hiếu học.

- Nếu truyền thống không được nuôi dưỡng trong mỗi cá nhân, mỗi một cộng đồng thì coi như cộng đồng đó không có chỗ để nương tựa, để bấu víu.

- Làm thế nào để phát huy được sức mạnh truyền thống:

+ Cần có thái độ tôn trọng với những giá trị truyền thống tốt đẹp.

+ Tổ chức các lễ hội truyền thống để gìn giữ những nét văn hóa.

+ Trong nhà trường cần giáo dục về truyền thông thông qua những bài học, những câu chuyện.

Bàn luận, mở rộng.

- Phê phán những hành động đi ngược lại những giá trị truyền thống.

Bài học liên hệ bản thân.

- Anh/chị đã có những hoạt động nào thể hiện việc phát huy sức mạnh truyền thống?

Kết luận.

- Sức mạnh truyền thống là vô cùng to lớn với mỗi cá nhân, cộng đồng. Chúng ta cần có thái độ, nhận thức đúng đắn để phát huy những giá trị truyền thống, xây dựng xã hội tốt đẹp, văn minh.

Câu 2:

I. Mở bài

Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

- Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại và là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.

- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

Sóng là một trong những thi phẩm đặc sắc của nữ sĩ.

- Đoạn thơ trên không chỉ cho ta thấy những cung bậc cảm xúc trong tình yêu qua thế giới cảm nhận của tác giả mà còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

II. Thân bài

1. Giới thiệu khái quát về tác phẩm Sóng

Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:

Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

- Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

2. Phân tích đoạn trích

Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tình yêu  khát vọng yêu thương chân thành:

- Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”. Nỗi nhớ gắn với không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, với “bờ”; nó bao trùm cả thời gian “ngày đêm không ngủ được”, và xâm chiếm tâm hồn con người, ngay cả trong vô thức “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Một tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều. Em đã hoá thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập vào tâm hồn em để trở nên có linh hồn thao thức.

- Đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp phần diễn tả sự trào dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu.

Sự thủy chung son sắt trong tình yêu:

- Khổ 6 là tiếng nói thủy chung son sắt trong tình yêu:

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Hướng về anh – một phương”

- Các danh từ chỉ hướng “Bắc – Nam” đã gợi ra sự xa cách. Cách nói ngược xuôi Bắc, ngược Nam dường như đã hàm chứa trong nó những éo le, diễn tả những thường biến của cuộc đời.

- Đối lập lại với cái thường biến ấy là sự bất biến “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh – một phương”. Với cô gái đang yêu, dường như không còn khái niệm phương hướng địa lý mà chỉ còn một phương duy nhất – “phương anh”.

=> Tiếng lòng thủy chung son sắt, khẳng định tình yêu bất biến, trường tồn với thời gian.

Niềm tin vào tình yêu và cuộc đời

- Khổ 7 thể hiện niềm tin của tác giả vào tình yêu và cuộc đời.

- Xuân Quỳnh đã soi chiếu vào sóng để tìm ra sự tương đồng giữa lòng em và sóng.

- Cặp hình ảnh ẩn dụ “sóng – bờ” ở đây được sử dụng rất mới mẻ dù đã được nói đến nhiều trong ca dao, thơ cũ. Nếu trong ca dao, sóng/ thuyền/đò là ẩn dụ cho người con trai, bờ/bến ẩn dụ cho người con gái; thì ở đây “sóng” lại là hình ảnh của người con gái, “bờ” là niềm hạnh phúc sum vầy

- Cách nói đối lập “” và đảo cấu trúc “Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vời cách trở” thay vì “Dù muôn vời cách trở/ Con nào chẳng tới bờ” khiến câu thơ như một tiếng dặn lòng: luôn phải vượt lên, đứng trên những khó khăn, trắc trở để gìn giữ hạnh phúc của mình.

- Như vậy, trong khổ thơ, ta không chỉ thấy vẻ đẹp của một tình yêu mãnh liệt, thủy chung mà còn thấy được sự chủ động đầy mạnh mẽ của người con gái khi yêu.

3. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu

- Nỗi nhớ vô biên, tuyệt đích của một tình yêu chân thành, mãnh liệt. _Luôn luôn thủy chung trong tình yêu.

- Dù trải qua nhiều đắng cay, đổ vỡ trong tình yêu, nhưng người phụ nữ ấy vẫn hồn nhiên, tha thiết yêu đời, vẫn ấp ủ hi vọng và niềm tin vào hạnh phúc tương lai.

4. Đánh giá

- Qua hình tượng song với nhiều trạng thái phức tạp, những cung bậc tình cảm của người phụ nữ đang yêu được thể hiện sinh động và cụ thể. Đồng thời qua đó ta cũng thấy một tình yêu chân thành, mãnh liệt, đầy nữ tính và nhân văn.

Nội dung, nghệ thuật:

- Bằng ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm; thể thơ 5 chữ cô đọng, hàm súc và hình tượng sóng, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Qua đó ta thấy được tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, là hạnh phúc lớn lao của con người.

III. Kết bài

- Với thể thơ 5 chữ âm điệu nhịp nhàng, dào dạt như những đợt song biển, sóng lòng bồi hồi da diết; hình ảnh thơ mộc mạc, giàu ẩn dụ, nhân hóa tài hoa nhà thơ Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được những cung bậc cảm xúc trong tình yêu và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu.

- Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ độc giả.

2. ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

…Họ làm việc cật lực suốt cả tuần đằng đẵng, họ khổ sở vì làm việc, không phải vì họ thích làm việc, mà vì họ cảm thấy họ phải làm. Họ phải làm việc, vì họ phải trả tiền thuê nhà, vì họ phải nuôi gia đình. Họ gánh tất cả những nhọc nhằn bất mãn ấy, và khi họ nhận được những đồng tiền của mình, họ không hạnh phúc. Họ có hai ngày để nghỉ ngơi, làm điều họ muốn làm, và họ làm gì? Họ tìm cách chạy trốn. Họ uống say mềm vì họ không ưa chính họ. Họ không thích cuộc sống của họ. Có nhiều cách để chúng ta tự làm tổn thương mình, khi chúng ta không ưa bản thân mình.

Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, mà không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện. Các phần thưởng rồi sẽ đến, nhưng bạn không bị ràng buộc vào phần thưởng. Bạn thậm chí còn nhận được cho mình nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng, khi không mong chờ phần thưởng. Nếu chúng ta yêu thích điều chúng ta làm, nếu chúng ta luôn làm hết khả năng của mình, khi ấy chúng ta sẽ được tận hưởng cuộc sống một cách thực sự. Chúng ta có niềm vui, chúng ta không chán nản, và chúng ta không thất vọng…

(Bốn thỏa ước, Don Miguel Ruiz, Nguyễn Trung Kỳ dịch, NXB Tri thức, 2017)

Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Trong văn bản trên, tác giả đã chỉ ra những thái độ nào của con người đối với công việc? Những biểu hiện nào thể hiện thái độ tích cực?

Câu 3. Trong đoạn trích có câu Họ tìm cách chạy trốn. Theo anh/chị, tác giả muốn nói họ tìm cách chạy trốn khỏi điều gì?

Câu 4. Anh/chị có đồng tính với ý kiến: Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, mà không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện? Vì sao?

II.LÀM VĂN

Câu 1.

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy việt một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về cách để mỗi người có thể tận hưởng cuộc sống một cách thực sự.

Câu 2.

Trong Vội vàng, nhà thơ Xuân Diệu viết:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mấy đưa và gió lượn;

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc cuat hời tươi;

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!

(Ngữ Văn 11 – Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam)

Bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh có đoạn:

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù vuôn vời cách trở

 

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

 

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

(Ngữ Văn 12 – Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)

Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về khát vọng tình yêu tuổi trẻ ở các đoạn thơ trên.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2:

- Những thái độ của con người với công việc:

+ Công việc như một việc phải làm, không có niềm đam mê, yêu thích với công việc.

+ Công việc như một niềm đam mê, họ yêu thích công việc của mình.

- Biểu hiện thể hiện thái độ tích cực:

+  Nếu hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, không mong chờ phần thưởng bạn sẽ nhận được phần thưởng lớn hơn mình tưởng tượng.

+ Làm điều mình yêu thích bằng tất cả khả năng của mình sẽ là cách bạn tận hưởng cuộc sống một cách thực sự.

+ Khi ấy chúng ta sẽ có niềm vui, không chán nản, không thất vọng,…

Câu 3:

- Điều “họ tìm cách chạy trốn” là: công việc không yêu thích, những gánh nặng đè nặng lên vai họ: tiền nhà, gia đình,… và chạy trốn chính bản thân mình.

Câu 4:                                                                   

- Học sinh có thể lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý miễn là có cách lí giải hợp lí.

+ Nếu lựa chon đồng tình có thể lí giải: khi chúng ta làm vì niềm yêu thích, đam mê với công việc thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn, có hứng thú trong công việc hơn.

+ Nếu lựa chọn không đồng tình có thể lí giải: mỗi công việc nếu không có phần thưởng được đặt ra trước chúng ta sẽ mất đi động lực để ta không ngừng tiến lên, vượt qua những trở ngại. Phần thưởng càng lớn động lực quyết tâm phấn đấu càng cao.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Giới thiệu vấn đề

Giải thích vấn đề

- “Tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ” là sự hưởng thụ trọn vẹn tất cả niềm vui, sự hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi người.

Bàn luận vấn đề

- Cách thức tận hưởng cuộc sống thực thụ:

+ Mỗi chúng ta có những cách khác nhau để tận hưởng cuộc sống nhưng đâu mới là cách thức tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ.

+ Làm những công việc mình yêu thích, làm bằng tất cả đam mê, nhiệt huyết, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ.

+  Hài lòng với những gì mình đang có, không ghen ghét đố kị với những người xung quanh. Nhưng không vì thế mà sinh ra tính tự thỏa mãn, không nỗ lực phấn đấu cho tương lai.

+ Không ngừng nâng cao hiểu biết và hoàn thiện bản thân.

+ Có tấm lòng nhân hậu, lương thiện, luôn có thái độ khoan hòa, bao dung trước mọi sai lầm, khuyết điểm của người khác.

=> Hưởng thụ thực sự là khi con người cảm thấy thanh thản và mãn nguyện với những việc mình làm, những điều mình suy nghĩ.

Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Hiện nay vẫn còn những quan niệm sai lầm về hưởng thụ như: chỉ chăm lo cho cá nhân, sống đua đòi, hưởng lạc,… đó là những cách suy nghĩ sai lầm, thiển cận, cần phải loại bỏ.

- Muốn có được sự hưởng thụ thực sự đòi hỏi mỗi con người cần phải học hỏi và hiểu biết về những gì ta đang làm, ta đang có, cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện với những điều đó.

- Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ.

-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----

3. ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tỷ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích cho hành động của mình: “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”.Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới - Bill Gates - từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?

Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. Stephen Covey - người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt - viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012.Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.

Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện.Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện.

[…] Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả.Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.

(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, dân theohttp://tuoitre.vn, ngày 10/5/2015)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 2: Theo tác giả, vì sao những người cha như tỉ phú Yu Pang-Lin, Bill Gates không muốn để lại tiền cho con.

Câu 3: Việc không nhận tài sản kế thừa của những người con có phải là do họ không coi trọng tiền bạc hay không? Vì sao?

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm” không?

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1: Đoạn trích phần đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tính tự lập của con người, nhất là tuổi trẻ? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị.

Câu 2: Sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu là ở chỗ những tình cảm chính trị được truyền tải bằng giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc.

Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:

- Mình về mình có nhớ ta,

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi.

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục 2010, tr 109)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: báo chí.

Câu 2:

- Những người cha như tỉ phú Yu Pang-Lin, Bill Gates không muốn để lại tiền cho con vì họ cho rằng: Nếu con cái họ giỏi thì sẽ không cần đến tiền của họ, nếu chúng kém cỏi thì tiền sẽ chỉ làm hại chúng và mỗi con người đều phải lao động kiếm sống để phục vụ cho nhu cầu của bản thân và thúc đẩy xã hội phát triển.

Câu 3:

- Không nhận tài sản do cha để lại không phải là hành động không coi trọng tiền bạc.

- Vì: Họ hiểu được một điều vô cùng quan trọng đó là năng lực tự chịu trách nhiệm về bản thân mình, rồi sau đó là chịu trách nhiệm với gia đình, xã hội,... Hơn thế nữa, họ còn nhận ra những hiểm họa khi tiêu sài  đồng tiền không phải do mình làm ra. Chỉ có bằng lao động và thông qua lao động để kiếm tiền họ mới biết trân trọng và sử dụng đồng tiền đúng cách.

Câu 4: Đồng ý với nhận xét trên.

Phần II: Tự luận 

Câu 1: 

Có thể trình bày theo định hướng sau:

Giới thiệu vấn đề.

Giải thích vấn đề: Tính tự lập

- Tính tự lập là không dựa dẫm vào người khác, sử dụng tài năng, bản lĩnh của cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình.

=> Tự lập là một đức tính quan trọng, cần thiết đối với mỗi cá nhân đặc biệt là các bạn trẻ trong xã hội hiện đại.

Phân tích vấn đề

- Biểu hiện của tính tự lập: Tính tự lập được thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

+ Tự lập trong học tập: học tập không cần sự nhắc nhở của cha mẹ; có ý thức phấn đấu, vươn lên để đạt thành tích cao hơn,…

+ Tự lập trong cuộc sống: Tự chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc được giao phó, giúp đỡ những người xung quanh,…

- Vì sao phải rèn luyện tính tự lập?

+ Rèn luyện đức tính tự lập sẽ giúp cá nhân có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đến thành công.

+ Giúp chúng ta trưởng thành, bản lĩnh, vững vàng hơn trong cuộc sống.

+ Đức tính tự lập giúp chúng ta làm chủ cuộc sống của chính mình.

+ Đức tính tự lập giúp ta sẵn sàng đối đầu thách thức và đảm nhận trách nhiệm.

+ Người có tính tự lập là một hình ảnh đẹp, một tấm gương tốt để mọi người học tập và noi theo.

Dẫn chứng:

- Đỗ Nhật Nam, cậu bé được coi là thần đồng tiếng anh, 13 tuổi em đã sống tự lập ở Mỹ, không ngừng nỗ lực, phấn đấu đạt được những thành tích đáng khích lệ. Không chỉ vậy, cậu bé còn có những đóng góp cho xã hội khi mở lớp học tiếng anh miễn phí ở Hà Nội cho các bạn nhỏ.

Bàn luận, mở rộng vấn đề.

- Hiện nay, còn có rất nhiều bản trẻ có tính ỷ lại, thụ động không biết phấn đấu, vươn lên làm chủ cuộc sống của bản thân. Đó là một hành động đáng chê trách và lên án,

- Muốn có đức tính tự lập các bạn trẻ cần chủ động trong mọi việc, sẵn sàng hăng hái tham gia mọi hoạt động, kiên trì vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Liên hệ bản thân

- Anh/chị có phải là một người có tính tự lập?Anh/chị sẽ làm gì để rèn luyện, nâng cao tính tự lập của bản thân?

Kết luận

- Mỗi chúng ta cần tự rèn luyện cho mình đức tính tự lập.Đức tính này chính là chìa khóa cho sự thành công của mỗi người.

-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----

4. ĐỀ SỐ 4

PHẦN ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

… “Tiến sĩ Alan Phan, người có hơn 25 năm làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới, người Việt đầu tiên đưa một công ty lên sàn chứng khoán, nhận xét: “Ở các nước Âu – Mỹ, thời gian rảnh học sinh sinh viên thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm thông tin hay đọc sách. Còn học sinh sinh viên Việt Nam, họ đang bận “ngồi đồng” chém gió tại các quán cà phê, trà sữa”. Tại các nước phương Tây hoặc Nhật Bản, hình ảnh chúng ta thường thấy trên xe buýt, tàu điện ngầm hay ngay cả trên đường phố là hình ảnh các bạn trẻ say sưa với cuốn sách trên tay.

Mỗi lần theo dõi các cuộc tranh luận của giới trẻ Việt Nam về các vấn đề “hot” trên các diễn đàn, mạng xã hội, chúng ta sẽ thấy rõ sự thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa cũng như trình độ… ngụy biện thầy của các bạn trẻ. Các bạn không tự trang bị được cho mình một nền tảng kiến thức, tư duy độc lập, lập luận thuyết phục cũng như kĩ năng, văn hóa tranh biện. Tâm lý bầy đàn luôn thể hiện rõ nhất ở những sự kiện như vậy. Sự kiện cô bạn trẻ Huyền Chip và cuốn “Xách ba-lô lên và đi”, một trong những sự kiện nóng và được giới trẻ tranh luận nhiều nhất trong năm 2013, là một ví dụ điển hình. (…)

Trước mỗi sự kiện truyền thông đưa ra, các bạn trẻ không thể phân biệt được đâu là tin thật, đâu là tin giả, đâu là chiêu PR. Một bộ phận những con cừu ngoan ngoãn, họ chỉ biết bám đuôi nhau và gật đầu. Bộ phận còn lại nghe cái gì cũng kêu “bậy” dù chẳng có dẫn chứng, cơ sở nào để phản biện lại.

Họ đang bị cuốn theo “cơn lốc thông tin” cũng như sự dắt mũi của một bộ phận giới truyền thông thiếu đạo đức và liêm sỉ, đang nhồi sọ người đọc với những tin tức dạng “sốc, hiếp, giết”, kiếm tiền dựa trên sự ngu muội của người khác.”

(Thái độ của người Việt trẻ với văn hóa đọc – Hiếu Minh tổng hợp, vanhoagiaoduc.vn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn ngữ liệu trên.

Câu 2. Xác định 02 phép liên kết được sử dụng trong đoạn đầu của ngữ liệu.

Câu 3. Theo anh/chị, thông điệp ý nghĩa nhất mà tác giả nhắn gửi qua văn bản trên là gì?

Câu 4. Từ ý nghĩa của văn bản, anh/chị hãy nêu ngắn gọn tác dụng của việc đọc sách đối với con người.

PHẦN LÀM VĂN

Câu 1:

Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng được đề cập trong ý kiến của Alan Phan:

“Ở các nước Âu – Mỹ, thời gian rảnh học sinh sinh viên họ thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm thông tin hay đọc sách. Còn học sinh sinh viên Việt Nam, họ đang bận “ngồi đồng” chém gió tại các quán cà phê, trà sữa.”

Câu 2:

Cảm nhận về hai đoạn thơ sau đây:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

(Tố Hữu, Việt Bắc, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi son sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

(Xuân Quỳnh, Sóng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

- Phép nối: Còn (… “Tiến sĩ Alan Phan, người có hơn 25 năm làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới, người Việt đầu tiên đưa một công ty lên sàn chứng khoán, nhận xét: “Ở các nước Âu – Mỹ, thời gian rảnh học sinh sinh viên thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm thông tin hay đọc sách. Còn học sinh sinh viên Việt Nam, họ đang bận “ngồi đồng” chém gió tại các quán cà phê, trà sữa”).

- Phép lặp: học sinh sinh viên (… “Tiến sĩ Alan Phan, người có hơn 25 năm làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới, người Việt đầu tiên đưa một công ty lên sàn chứng khoán, nhận xét: “Ở các nước Âu – Mỹ, thời gian rảnh học sinh sinh viên thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm thông tin hay đọc sách. Còn học sinh sinh viên Việt Nam, họ đang bận “ngồi đồng” chém gió tại các quán cà phê, trà sữa”).

Câu 3:

- Thông điệp: Hãy là một người đọc có văn hóa. Khi tiếp cận bất cứ thông tin nào cũng cần nhìn nó trên nhiều bình diện, nhiều chiều khác nhau, để tránh cách nhìn nhận phiến diện, một chiều.

Câu 4:

Tác dụng của sách với con người:

- Sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất.

- Sách bồi đắp tinh thần, tình cảm cho mỗi người, để chúng ta trở thành người có văn hóa, ứng xử văn minh.

- Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng)

PHẦN LÀM VĂN

Câu 1:

Giới thiệu vấn đề: văn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam

Giải thích vấn đề.

- “Ở các nước Âu – Mỹ, thời gian rảnh học sinh sinh viên họ thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm thông tin hay đọc sách. Còn học sinh sinh viên Việt Nam, họ đang bận “ngồi đồng” chém gió tại các quán cà phê, trà sữa.”

=> Nhận xét của tác giả đã nêu lên một thực trạng đáng buồn về văn hóa đọc ở Việt Nam. Học sinh, sinh viên Việt Nam không hình thành thói quen đọc sách từ bé, vốn kiến thức ít ỏi, văn hóa đọc thấp, dễ bị sa đà vào những câu chuyện, trò chơi vô bổ trên mạng xã hội. Đây là thực trạng đáng buồn và cần có biện pháp để thay đổi.

- Văn hóa đọc: là cách ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người đối với sách.

- Văn hóa đọc là một nét đẹp, phát triển mạnh ở các nước Âu – Mỹ và Nhật Bản.

- Văn hóa đọc ở Việt Nam lại là một thực trạng đáng buồn, các bạn trẻ chưa ý thức được vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách, chưa hình thành văn hóa đọc.

Bàn luận vấn đề:

- Thực trạng văn hóa đọc sách ở Việt Nam?

+ Người Việt nói chung và giới trẻ nói riêng chỉ đọc trung bình 0,8 cuốn sách/người/năm, tức là chưa đầy một cuốn, bi đát hơn, nông dân Việt đã nói không với sách. Trong khi đó Malaysia và Singapore là 10 – 20 đầu sách/người/năm.

+ Các bạn trẻ thay vì nghiền ngẫm những cuốn sách kinh điển đem đến giá trị nhân văn, thẩm mĩ lại yêu thích những câu chuyện tình nhạt nhẽo của các cuốn tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc.

=> Đây quả là thực trạng đáng báo động với người Việt trẻ về văn hóa đọc.

- Nguyên nhân:

+  Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, văn hóa nghe nhìn lên ngôi, văn hóa đọc ngày càng bị lấn át, lép vế, giới trẻ ngày càng rời xa với thói quen đọc sách mỗi ngày.

+ Cuộc sống bận rộn, con người bị cuốn đi bởi dòng chảy cuộc sống, luôn mong muốn đọc những tin tức nhanh, cập nhật.

+ Quan trọng nhất là do học sinh sinh viên không hình thành cho bản thân thói quen đọc sách từ nhỏ, không xác định được ý nghĩa, vai trò to lớn của sách đối với cuộc sống.

- Giải pháp:

+ Hình thành thói quen đọc sách cho bản thân.

+ Đọc sách có chọn lọc.

+ Cơ quan chức năng cần tổ chức thêm những ngày hội văn hóa đọc, để tuyên truyền cho mọi người hiểu về vai trò của việc đọc sách. Xây dựng thêm các thư viện ở làng xã.

* Liên hệ bản thân

-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT An Dương Vương Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm tài liệu khác cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON