YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2020 - Trường THPT Sào Nam có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 4 đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2020 - Trường THPT Sào Nam có đáp án do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Địa lí 12 đã học đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm bài dạng để chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT SÀO NAM

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: ĐỊA LÍ 12

Thời gian: 45 phút

1. ĐỀ 01

Câu 1: Đất feralit ở nước ta có tính chất chua vì

A. có sự tích tụ nhiều ôxít sắt và can xi.

B. quá trình phong hoá diễn ra rất mạnh.

C. có sự tích tụ nhiều ôxít nhôm và đồng .

D. mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan.

Câu 2: Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có đường biên giới với nước Lào dài nhất?

A. Quảng Nam.

B. Thanh Hóa.

C. Kon Tum.

D. Quảng Bình.

Câu 3: Ảnh hưởng lớn nhất của vị trí địa lí đến thiên nhiên nước ta là

A. quy định địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. quy định thiên nhiên mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. quy định khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. làm cho sinh vật, khoáng sản phong phú, đa dạng.

Câu 4: Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam vì

A. miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam.

B. miền Nam ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.

C. miền Bắc có nền nhiệt cao hơn miền Nam.

D. miền Bắc ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.

Câu 5: Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt địa hình từ biên giới Việt Trung đến Sông Chu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thể hiện đặc điểm nào sau đây?

A. Nhìn chung địa hình phía tây bắc cao hơn phía đông nam.

B. Lát cắt địa hình đi qua núi Phu Luông và đèo Pha Đin.

C. Lát cắt địa hình không đi qua dãy núi Hoàng Liên Sơn.

D. Các dòng sông đều tập trung ở sát biên giới Việt - Trung.

Câu 6: Khu vực địa hình đồi núi nước ta gồm có các vùng

A. Đông Bắc,Tây Bắc,Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

B. Đông Nam,Tây Nam, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

C. Đông Nam,Tây Nam, Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây.

D. Đông Bắc,Tây Bắc,Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây.

Câu 7: Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết trong các loại đất sau đây thì loại nào chiếm diện tích nhiều nhất ở khu vực Đông Bắc nước ta?

A. Các loại đất khác và núi đá.

B. Đất feralit trên các loại đá khác.

C. Đất feralit trên đá vôi.

D. Đất feralit trên đá badan.

Câu 8: Nước ta có thể nuôi, trồng được các loài sinh vật nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới là do nước ta chủ yếu có

A. thiên nhiên mang tính nhiệt đới và thay đổi theo mùa.

B. con đường di cư của nhiều loài sinh vật đi ngang qua.

C. khí hậu mang tính chất nhiệt đới và phân hóa đa dạng.

D. khí hậu mang tính cận nhiệt và thay đổi theo độ cao.

Câu 9: Biện pháp nào sau đây quan trọng nhất nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta?

A. Ban hành sách đỏ Việt Nam.

B. Bảo vệ rừng và trồng mới rừng.

C. Qui định việc mua bán động vật.

D. Chống ô nhiễm nguồn nước, đất.

Câu 10: Trên phần lãnh thổ đất liền, nước ta không giáp với  các quốc gia nào sau đây?

A. Thái lan và Mi-an-ma.

B. Cam-pu-chia và Lào.

C. Trung Quốc và Cam-pu-chia.

D. Trung Quốc và Lào.

Câu 11: Qua bảng số liệu về nhiệt độ trung bình các tháng của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhận xét nào sau đây đúng nhất ?

Nhiệt độ TB tháng( 0 C)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Hà Nội

17,2

18,1

20,7

24,2

26,6

29,8

29,2

29,1

28,3

26,1

23,1

19,3

TP Hồ Chí Minh

26,5

27,6

29,0

30,5

29,5

28,5

28,0

28,0

27,6

27,6

27,0

26,0

                                                                                                              (Nguồn Tổng cục Du Lịch Việt Nam)

 

A. Biên độ chênh lệch nhiệt độ của Hà Nội là 12,60 C còn của TP Hồ Chí Minh là 4,50C.

B. Nhiệt độ trung bình tháng 12 của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều thấp nhất trong năm.

C. Nhiệt độ trung bình tháng 6 của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều cao nhất trong năm.

D. Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội nhỏ hơn biên độ nhiệt của TP Hồ Chí Minh.

Câu 12: Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là

A. duyên hải Nam Trung Bộ.

B. đồng bằng sông Hồng.

C. đồng bằng sông Cửu Long.

D. đồng bằng miền Trung.

Câu 13: Thiên nhiên đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng  Nam Bộ nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Mang tính cận nhiệt.

B. Trù phú xanh tốt.

C. Có tính cận xích đạo.

D. Thay đổi theo độ cao.

Câu 14: Hiện tượng cát bay, cát chảy làm hoang mạc hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung nước ta là do nhân tố nào sau đây gây ra?

A. Bờ biển chưa ổn định lại còn có nhiều biến động xảy ra.

B. Khai thác sa khoáng quá mức để làm vật liệu xây dựng.

C. Hướng chạy lãnh thổ gần như vuông góc với hướng gió.

D. Rừng ngập mặn chiếm diện tích ít lại bị chặt phá mạnh.

Câu 15: Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta so với đồng bằng Sông Cửu Long chủ yếu là do

A. lượng mưa lớn nhất và tập trung .

B. mật độ dân số cao nhất nước ta.

C. hệ thống đê sông, đê biển bao bọc

D. địa hình thấp, có 3 mặt giáp biển.

Câu 16: Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết các dãy núi nào sau đây của nước ta chạy theo hướng tây bắc- đông nam ?

A. Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Ngân Sơn.

B. Hoành Sơn, Ngân Sơn, Pu Sam Sao.

C. Đông Triều, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh.

D. Tam Điệp, Con Voi, Hoàng Liên Sơn.

Câu 17: Việc trồng rừng ven biển Bắc Trung Bộ có vai trò chủ yếu nào sau đây?

A. Chắn gió bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy.

B. Bảo vệ môi trường sống các loài động vật tự nhiên .

C. Hạn chế tác hại của lũ lên đột ngột ở các con sông.

D. Giữ gìn nguồn gen của các loài sinh vật quý hiếm.

Câu 18: Đặc điểm nổi bật về mặt tự nhiên trên lãnh thổ phần đất liền Việt nam là đất nước nhiều

A. núi cao.

B. cao nguyên .

C. đồi núi.

D. sông lớn.

Câu 19. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên nước ta qua đặc điểm nào sau đây?

A. Đồng bằng ven biển tập trung nhiều ở Nam Bộ.

B. Khí hậu nước ta mang tính chất hải dương.

C. Diện tích rừng ngập mặn nhiều nhất ở Bắc Bộ.

D. Tính nhiệt đới trong các thành phần tự nhiên.

Câu 20: Qua biểu đồ biểu thị lượng mưa và lượng bốc hơi của các địa điểm sau, nhận xét nào sau đây không chính xác?

A. Cân bằng ẩm của Hà Nội cao hơn cân bằng ẩm của TP Hồ Chí Minh và thấp hơn Huế.

B. Tổng lượng bốc hơi của Huế với Hà Nội cao hơn lượng bốc hơi của TP Hồ Chí Minh.

C. Tổng lượng mưa của Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh ít hơn lượng mưa của Huế.

D. Lượng bốc hơi của Huế cao hơn của Hà Nội nhưng lại thấp hơn của TP Hồ Chí Minh.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

D

D

B

A

A

A

B

C

A

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

A

B

B

C

C

D

A

C

B

C

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 của đề thi số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

2. ĐỀ 02

Chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam là:

A. 200C                           B. >250C                         C. 18-220C                      D. 22-270C

Câu 2: Thuận lợi nhất của khí hậu nước ta đối với sự phát triển kinh tế là:

A. Thúc đẩy sự đầu tư đối với sản xuất nông nghiệp.

B. Phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.

C. Giao thông vận tải hoạt động thuận lợi quanh năm.

D. Đáp ứng tốt việc tưới tiêu cho nông nghiệp.

Câu 3: Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng hiện nay là:

A. Còn nhiều khả năng.

B. Khoảng 10 nghìn ha đất hoang hoá có thể cải tạo được.

C. Không thể mở rộng được.

D. Rất hạn chế.

Câu 4: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có cùng vĩ độ ở Tây á, Đông Phi và Tây Phi?

A. Do đất nước hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ.

B. Do nước ta có khí hậu gió mùa

C.  Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới

D. Do Việt Nam có biển Đông

Câu 5: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên:

A. Nền nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều.

B. Khí hậu có 2mùa rõ rệt.

C. Sinh vật chịu lạnh chiếm ưu thế.

D. Có sự phân hoá tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.

Câu 6: Vị trí địa lí đem đến thuận lợi gì đối với sự phát triển KT-XH nước ta:

A. Có chung biển Đông với các nước trong khu vực.

B. Mở rộng mối quan hệ với các nước khác .

C. Tạo sự phân hoá đa dạng về tự nhiên

D. Phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt đới.

Câu 7: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm bao nhiêu diện tích là đất mặn và đất phèn:

A 1/3 diện tích tự nhiên

B. 2/3 diện tích tự nhiên

C. Toàn bộ diện tích tự nhiên

D. Không có đất mặn và đất phèn

 Câu 8: Phần lớn đường biên giới trên đất liền của nước ta nằm ở khu vực:

A. Đồng bằng.

B. Trung du.

C. Nhiều sông suối.

D. Miền núi.

Câu 9: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là:

A. Nhiệt đới ẩm.

B. Nhiệt đới khô.

C. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 10: Nước ta có các tỉnh - thành phố giáp biển là:

A. 26 tỉnh - thành phố

B. 27 tỉnh - thành phố

C. 28 tỉnh - thành phố

D. 29 tỉnh - thành phố

Câu 11: Đặc điểm nào không phải đặc điểm chung của thiên nhiên nước ta

A. Đất nước nhiều đồi núi

B. Địa hình chịu sự tác động của con người

C. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

D Thiên nhiên phân hoá đa dạng

Câu 12: Đâu là hạn chế lớn nhất của khu vực đồng bằng:

A. Nhiều thiên tai: lũ lụt, ngập úng, bão.

B. Sườn dốc, bị chia cắt mạnh trở ngại cho khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế.

C. Dễ xảy ra lũ quét, xói mòn.

D. Đất trượt, đá lở, động đất, sương muối.

Câu 13: Thuận lợi của khu vực đồi núi là:

A. Cung cấp nguồn lợi thủy  hải sản.

B. Là nơi tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.

C. Phát triển giao thông đường bộ, đường sông

D. Khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp nên có tiềm năng du lịch sinh thái.

Câu 14: Nhận định chưa chính xác về đồng bằng ven biển miền Trung là:

A. Hẹp ngang, bị chia cắt.

B. Đất nhiều cát, ít phù sa.

C. Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp.

D. Đất phù sa màu mỡ.

Câu 15: Trở ngại lớn nhất của địa hình đồi núi đối với việc phát triển KT-XH nước ta là:

A. Có nhiều cao nguyên, sơn nguyên.

B. Hướng chính là Tây Bắc-Đông Nam.

C. Bị chia cắt mạnh, nhiều hẻm vực.

D. Các cao nguyên xếp tầng.

Câu 16: Nhận định chưa chính xác về đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Đồng bằng lớn nhất

B. Đồng bằng trũng thấp.

C. Phù sa bồi thường xuyên

D. Đồng bằng phù sa sông và biển

Câu 17: Thế mạnh lớn nhất của khu vực đồng bằng để phát triển KT-XH nước ta là:

A. Chăn nuôi và nuôi trồng

B. Trồng cây lương thực

C. Phát triển GTVT biển

D. Tập trung nhiều cảng biển

Câu 18: Nguồn tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa qquan trọng nhất ở biển Đông nước ta là:

A. Sa khoáng

B. Muối

C. Dầu mỏ

D. Ti tan

Câu 19: nhận định nào chưa chính xác về đặc điểm của biển Đông:

A. Nhiệt độ nước biển thấp

B. Có tính chất nhiệt đới gió mùa

C. Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản

D. Vùng biển rộng và tương đối kín

Câu 20: 15000 km2 là diện tích của đồng bằng :

A. Đồng Bằng sông Cửu Long

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đồng bằng Bắc Trung Bộ

D. Đồng bằng Nam Trung Bộ

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

1

A.

2

B.

3

D.

4

D.

5

A.

6

B.

7

B.

8

D.

9

C.

10

C.

11

B.

12

A.

13

D.

14

D.

15

C.

16

D.

17

B.

18

C.

19

A.

20

B.

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 21-35 của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

3. ĐỀ 03

Câu 1: Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi nước ta là:

A. Đẩy mạnh việc trồng cây lương thực.

B. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông - lâm nghiệp.

C. Phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình.

D. Đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam?

A. Có sự phân hóa đa dạng.

B. Có mùa đông lạnh kéo dài 2 – 3 tháng trên toàn lãnh thổ.

C. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Mang tính chất thất thường.

Câu 3: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

A. Có hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu.

B. Sông thường ngắn, dốc, dễ xảy ra lũ lụt.

C. Sông có lượng nước lớn, nhiều phù sa.

D. Phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực nhỏ.

Câu 4: Vùng có tần suất xuất hiện động đất lớn nhất ở nước ta hiện nay là:

A. Tây Nguyên                          C. Tây Bắc

B. Đông Bắc                              D. Bắc Trung Bộ

Câu 5: Tây Bắc có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc nhờ:

A. Có địa hình cao hơn.

B. Có địa hình hướng vòng cung.

C. Có hướng địa hình chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam.

D. Có dãy Hoàng Liên Sơn ngăn gió mùa Đông Bắc.

Câu 6: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng:

A. Nam Bộ                                              C. Tây Nguyên và Nam Bộ

B. Phía Nam đèo Hải Vân                     D. Trên cả nước

Câu 7: Trên lãnh thổ Việt Nam, đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao từ:

A. 2400 m trở lên                                   C. 2600 m trở lên

B. 2500 m trở lên                                   D. 2700 m trở lên

Câu 8: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là:

A. Rừng ngập mặn.

B. Rừng gió mùa nửa rụng lá.

C. Xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.

D. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

Câu 9: Nơi nào ở nước ta trong năm có hai mùa khô và mưa rất rõ rệt?

A. Miền Bắc                                            C. Miền Nam

B. Miền Trung                                        D. Câu A + B đúng

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải là của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Đai nhiệt đới gió mùa chân núi lên đến độ cao 1000m.

B. Hướng chính của các dãy núi và các dòng sông là hướng vòng cung.

C. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút khá mạnh.

D. Bao gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 11: Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở:

A. Bắc Bộ                                                C. Bắc Trung Bộ

B. Nam Trung Bộ                                   D. Nam Bộ

Câu 12: Quá trình nào sau đây đã tạo cho đất feralit có màu đỏ vàng?

A. Tích tụ mạnh các chất Fe2O3, Al2O3.

B. Phong hóa mạnh các loại đá mẹ.

C. Rửa trôi mạnh các chất bazơ.

D. Khai thác và sử dụng đất quá mức của con người.

Câu 13: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là:

A. Cận xích đạo gió mùa

B. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh

C. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

D. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

Câu 14: Loại rừng nào sau đây không được xếp vào rừng phòng hộ?

A. Vườn quốc gia           C. Rừng chắn gió cát bay

B. Rừng đầu nguồn        D. Rừng chắn sóng ven biển

Câu 15: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra) là:

A. Đới rừng gió mùa cận xích đạo

B. Đới rừng xích đạo

C. Đới rừng nhiệt đới

D. Đới rừng nhiệt đới gió mùa

Câu 16: Hoạt động ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là:

A. Mài mòn - bồi tụ                  C. Xói mòn - rửa trôi

B. Xâm thực - bồi tụ                D. Xâm thực - mài mòn

Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ nước ta (từ 16oB trở vào)?

A. Quanh năm nóng

B. Về mùa khô có mưa phùn

C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20oC

D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt

Câu 18: Sự phân hóa địa hình nước ta: vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:

A. Bắc - Nam                             C. Đông - Tây

B. Độ cao                                   D. Câu A + B đúng

Câu 19: Ở nước ta, bão tập trung nhiều nhất vào:

A. Tháng VII                              B. Tháng VIII           

C. Tháng IX                               D. Tháng X

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây là biểu hiện của khí hậu thuộc đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta?

A. Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC, độ ẩm cao.

B. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình tháng đều trên 25oC, độ ẩm thay đổi tùy nơi.

C. Khí hậu lạnh, quanh năm nhiệt độ dưới 15oC.

D. Khí hậu rất lạnh, quanh năm dưới 5oC.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

B

B

C

C

D

C

C

D

C

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

D

A

C

A

D

B

B

C

C

B

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

4. ĐỀ 04

Câu 1: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là:

A. Rừng xích đạo gió mùa.                                  B. Rừng gió mùa cận xích đạo.

C. Rừng nhiệt đới gió mùa.                                  D. Rừng cận nhiệt gió mùa.

Câu 2: Vùng thường xảy ra lũ quét ở nước ta là:

A. Vùng núi phía Bắc.                                          B. Đồng bằng sông Hồng

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                              D. Tây Nguyên.

Câu 3: Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:

A. Đất đai.                     B. Sinh vật.                    C. Bắc – Nam.               D. Đông – Tây.

Câu 4: Mưa phùn là mưa

A. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.

B. diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.

C. diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.

D. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.

Câu 5: Bằng kiến thức bản thân và dựa vào át lát địa lí Việt Nam (trang 9) ở nước ta bão thường tập trung nhiều nhất vào tháng nào?

A. 8.                               B. 9.                               C. 10.                             D. 7.

Câu 6: Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Nam và Bắc (ranh giới là dãy Bạch Mã) không phải do sự khác nhau về:

A. Nhiệt độ trung bình   B. Số giờ nắng.              C. Lượng bức xạ.           D. Lượng mưa.

Câu 7: Biên độ nhiệt trung bình năm ở nước ta có xu hướng

A. giảm dần từ Bắc vào Nam.                              B. chênh lệch nhau ít giữa Bắc và nam.

C. tăng dần từ Bắc vào Nam                                D. tăng, giảm tùy lúc.

Câu 8: Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ (Bắc – Nam) là

A. đất đai.                      B. địa hình.                    C. khí hậu.                      D. sinh vật

Câu 9: Hướng gió thổi chiếm ưu thế của gió tín phong bán cầu Bắc từ khu vực dãy Bạch Mã trở vào nam từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là:

A. đông bắc.                  B. tây nam.                     C. đông nam.                  D. tây bắc.

Câu 10: Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần phía Nam lãnh thổ?

A. Thú lớn (Voi, hổ, báo,...).                                B. Thú có lông dày (gấu, chồn,...).

C. Thú có móng vuốt                                           D. Trăn, rắn, cá sấu

Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?

A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền

B. Đường bờ biển Nam Trung bộ bằng phẳng

C. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng

D. Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.

Câu 12: Vùng nào ở nước ta thường khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán khắc nghiệt nhất:

A. Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.                B. Vùng Nam Bộ.

C. Vùng Đông Bắc.                                              D. Vùng Tây Nguyên.

Câu 13: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở

A. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.

B. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.

C. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió phơn tây nam, lượng mưa giảm.

D. mùa đông lạnh đến sớm hơn các vùng núi thấp.

Câu 14: Lượng mưa trung bình năm(mm) của nước ta dao động từ

A. 1800-2000                 B. 1600-2000.                C. 1500-2000.                D. 1700-2000.

Câu 15: Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa nhiều nhất là :

A. Phan Thiết.                B. Huế.                          C. Nha Trang.                D. Hà Nội.

Câu 16: Loại cây nào sau đây thuộc loại cây cận nhiệt đới?

A. Dẻ, re.                       B. Dầu, vang                  C. Sa mu, pơ mu.           D. Dẻ, pơ mu.

Câu 17: Đặc điểm nào đúng nhất của bão ở nước ta?

A. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.

B. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước.

C. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.

D. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta:

A. chỉ hoạt động ở miền Bắc

B. thổi liên tục trong suốt mùa đông.

C. hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.

D. tạo nên mùa đông có 2-3 tháng lạnh ở miền Bắc.

Câu 19: Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra đối với các vùng đồng bằng ven biển, thì biện pháp phòng chống tốt nhất là :

A. Có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.

B. Dự báo chính xác đường đi của bão.

C. Củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.

D. Sơ tán dân đến nơi an toàn.

Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, phần lớn diện tích đất mặn ở nước ta tập trung ở vùng

A. Duyên hải Miền Trung.                                   B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                            D. đồng bằng sông Hồng.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

C

A

D

D

B

D

A

C

A

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

B

A

D

C

B

C

C

B

B

C

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2020 - Trường THPT Sào Nam có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF