YOMEDIA

Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Yên Nghĩa

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Yên Nghĩa có đáp án dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi tuyển vào lớp 10. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho kì thi của mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1:  

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.

(Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang, theo nguồn Internet)

a. Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

b. Nhận biết

Hãy chỉ ra trong đoạn trích 01 phép liên kết về hình thức.

c. Thông hiểu

Em hiểu như thế nào về câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”?

d. Thông hiểu

Thông qua đoạn trích trên, em hãy nêu ngắn gọn bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

Câu 2: Vận dụng cao

Từ nội dung đoạn trích ở câu 1, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc phải làm gì để không lãng phí thời gian.

Câu 3: Vận dụng cao

Cảm nhận của em về bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

a.

Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận.

b.

Phương pháp: Căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Cách giải:

1 phép liên kết về hình thức là phép lặp: Thời gian

c.

Phương pháp: Phân tích, lí giải

Cách giải:

“Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”: Thời gian sẽ liên tục trôi qua mà không biện pháp nào có thể ngăn cản; nó không phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Dù bạn có nhanh hay chậm, thời gian vẫn sẽ cứ tuần hoàn trôi đi.

d.

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Bài học có ý nghĩa nhất: Con người cần biết quý trọng thời gian, biết sử dụng quỹ thời gian của mình cho hợp lí để không bỏ lỡ các cơ hội trong cuộc đời hay hối tiếc vì những gì đã qua.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...

Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo:

- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới.

(Theo Hạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM)

Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

Câu 2: (0.5 điểm) Thông hiểu

Tác dụng của biện pháp điệp ngữ “tôi muốn” trong lời nói của hạt mầm thứ nhất.

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm.

Câu 4: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ.

II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao

“Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu”.

(SGK Ngữ văn 9, tập hai, 2017)

Bằng sự cảm nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

1.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự.

2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Điệp ngữ “tôi muốn” nhấn mạnh và diễn tả những khát khao, ước mơ của hạt mầm thứ nhất.

3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm:

- Hạt mầm thứ nhất: sống đầy mơ ước, khát khao hương tới những điều cao đẹp, dũng cảm đương đầu với thử thách.

- Hạt mầm thứ hai: chọn cách sống an toàn, sống hèn nhát, thụ động, luôn sợ hãi.

4.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Nêu vấn đề.

* Giải thích vấn đề

- Ước mơ là ước mong, khát vọng, là những gì tốt đẹp mà ta luôn hướng tới. Mỗi người sẽ có những ước mơ khác nhau.

- Con đường đạt được ước mơ chính là cách thức để ta biến ước mơ thành hiện thực.

* Phân tích, bàn luận vấn đề.

- Tại sao con người cần có ước mơ?

+ Ước mơ chính là động lực thúc đẩy ta hành động.

+ Người có ước mơ là người sống có lí tưởng riêng và nhất định sẽ thành công với những sự lựa chọn của mình.

- Con đường thực hiện ước mơ:

+ Không ngừng nâng cao năng lực của bản thân, trau dồi tri thức và kĩ năng.

+ Không chùn bước trước khó khăn, sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại.

+ Con đường thực hiện ước mơ phải bắt đầu từ ngày hôm nay, từ những bước nhỏ nhất.

+ Điều quan trọng nhất trong quá trình đi đến ước mơ đôi khi không phải là đích đến mà là hành trình.

- Phê phán những kẻ bất chấp tất cả để đạt được ước muốn của mình.

- Liên hệ bản thân: Em có ước mơ gì? Em đã lựa chọn con đường nào để thực hiện những ước mơ đó?

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, chứng minh, tổng hợp

Cách giải

Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

A. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn nhận định.

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam.

- Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi.

Tác phẩm:

- Mùa thu – một đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng.

- Tác phẩm được sáng tác vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991.

- Nhận định: “Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu”.

2. Phân tích, chứng minh

- Nhận xét đã khẳng định giá trị trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật của bài Sang thu.

2.1. Giá trị nội dung

a. Khoảnh khắc giao mùa

* Tín hiệu mùa thu

- Tín hiệu đầu tiên mà tác giả cảm nhận qua khứu giác là hương ổi mộc mạc, bình dị. Hương ổi chủ động “phả vào trong gió se”.

+ Với từ “phả” tác giả đã đặc tả hương thơm đậm như sánh lại, quện lại, lùa vào trong gió, làm cho nó trở nên thơm tho lạ thường.

+ Vì thế gợi hình dung cụ thể về mùi ổi chín thơm nồng, ngọt mát, có sức lan tỏa.

- Mùa thu về còn hiện qua cả xúc giác “gió se”. Gió và hương ổi làm thức dậy cả không gian thôn vườn, ngõ xóm.

- Hình ảnh “sương qua ngõ”. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy “chùng chình” đã làm cho làn sương trở nên sinh động có hồn.

* Cảm xúc của nhà thơ

- Trong giờ phút giao mùa ấy lòng nhà thơ đắm say:

+ Đó là cảm giác bất ngờ khi bắt gặp tín hiệu thu về: “bỗng” diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng, một niềm vui chợt đến, một thoáng xúc động, một cái giật mình khẽ đánh thức con người khỏi những bề bộn của cuộc sống để hòa mình với thiên nhiên.

+ Rồi đến cảm giác mơ hồ, mong manh, bối rối, tự hỏi lòng mình “hình như thu đã về”.

+ Từ “về” còn gợi ra cảm giác thân thiết, quen thuộc.

=> Phải gắn bó lắm với cuộc đời, phải có giác quan vô cùng nhạy cảm thì nhà thơ mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy về phút giao mùa.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Không có kinh, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

1. Nhận biết

Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả bài thơ là ai?

2. Nhận biết

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ?

3. Thông hiểu

Chỉ ra biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về câu hỏi của G.Welles: Thử thách lớn nhất của con gười là lúc thành công rực rỡ.

Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao

“Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh những con người bình thường mà cao đẹp”. Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích để làm sáng tỏ nhận định.

---  HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

1.

Phương pháp: căn cứ bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Cách giải:

- Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

- Tác giả: Phạm Tiến Duật.

2.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Phương thức Biểu cảm

3.

Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học

Cách giải:

- Biện pháp nghệ thuật:

Trái tim: Hoán dụ.

- Tác dụng: Hoán dụ: biểu tượng cho tất cả con người với sức lực, tâm huyết dành trọn cho đất nước. Đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tinh thần trách nhiệm, ý chí chiến đấu.

-> Tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ các bộ đội cụ Hồ thời kì chống Mỹ.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Giải thích câu nói:

- “Thành công”: Khi đạt được mục đích, lí tưởng, mang lại vinh quang, vật chất...

- “Thử thách”: Khó khăn, thách thức trong cuộc sống...

=> Ý nghĩa của câu nói: Thử thách trong cuộc đời không chỉ là khi vấp ngã, gặp khó khăn mà kể cả lúc thành công, khi gặt hái vinh quang

2. Bàn luận.

- Tại sao khi thành công rực rỡ lại là thử thách lớn nhất?

+ Con đường để thành công trải qua muôn vàn khó khăn, giữ được thành quả còn khó khăn hơn nữa. Đó là thử thách lớn đối với mỗi người. 

+ Khi thành công rực rỡ, đó là lúc ta hạnh phúc nhất. Nhưng trên đỉnh vinh quang ta dễ bị lóa mắt, từ đó dẫn đến tự phụ, tự kiêu, tự cao, tự đại xem thường người khác.

+ Khi thành công con người dễ rơi vào lối sống hưởng thụ. Hơn thế hưởng thụ thái quá có thể dẫn tới sự sa ngã vào tệ nạn xã hội và dần mất đi tất cả

+ Thành công dễ đưa người ta vào tâm lí tự mãn, bằng lòng với những gì mình có, dẫn đến không có động lực để phấn đấu

+ Không ít người thành công lại tham vọng hơn thế nữa, điều đó dẫn đến việc bất chấp thủ đoạn để đạt được.

- Khẳng định câu nói trên hoàn toàn đúng đắn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Yên Nghĩa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF