Mời các em học sinh lớp 12 cùng tham khảo Bộ 3 đề thi thử THPT QG lần 1 có đáp án chi tiết môn Hóa học năm 2020. Tài liệu gồm các câu bài tập trắc nghiệm đa dạng, bao quát đầy đủ và chi tiết các nội dung chính của bài học được tổng hợp từ Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, qua đó giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải bài tập. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích trong quá trình học tập của các em.
TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI |
ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 41: Ở điều kiện thường, crom tác dụng với phi kim nào sau đây?
A. Flo. B. Lưu huỳnh. C. Photpho. D. Nitơ.
Câu 42: Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là
A. phèn chua. B. vôi sống. C. thạch cao. D. muối ăn.
Câu 43: Quặng xiđerit có thành phần chính là
A. FeCO3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeS2.
Câu 44: Monome nào sau đây không có phản ứng trùng hợp?
A. CH2=CH2. B. CH2=CH-CH3. C. CH2=CHCl. D. CH3-CH3.
Câu 45: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?
A. K. B. Na. C. Fe. D. Ca.
Câu 46: Đun nước cứng lâu ngày, trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính của lớp cặn đó là
A. CaCl2. B. CaCO3. C. Na2CO3. D. CaO.
Câu 47: Chất không có phản ứng thủy phân là
A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ.
Câu 48: Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong chất lỏng nào sau đây?
A. Nước. B. Dầu hỏa. C. Giấm ăn. D. Ancol etylic.
Câu 49: Trong môi trường kiềm, protein có phản ứng màu biure với
A. NaCl. B. Mg(OH)2. C. Cu(OH)2. D. KCl.
Câu 50: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Na2CO3. B. Al(OH)3. C. AlCl3. D. NaNO3.
Câu 51: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Ag. B. Na. C. Al. D. Fe.
Câu 52: Chất béo là trieste của axit béo với
A. metanol. B. glixerol. C. etilen glycol. D. etanol.
Câu 53: Este nào sau đây tác dụng với NaOH thu được anđehit axetic?
A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH2CH=CH2.
Câu 54: Rót 1 - 2 ml dung dịch chất X đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 - 2 ml dung dịch Na2CO3. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất X là
A. Ancol etylic. B. Anđehit axetic. C. Axit axetic. D. Phenol.
Câu 55: Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Phản ứng xong, thu được V lít (đktc) khí H2. Giá trị của V là
A. 4,48. B. 1,12. C. 3,36. D. 2,24.
Câu 56: Dùng Al dư khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 thành Fe bằng phản ứng nhiệt nhôm. Khối lượng Fe thu được là
A. 1,68. B. 2,80. C. 3,36. D. 0,84.
Câu 57: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. Glucozơ và saccarozơ. B. Saccarozơ và sobitol.
C. Glucozơ và fructozơ. D. Saccarozơ và glucozơ.
Câu 58: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH- → H2O?
A. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O. B. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O. D. Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.
Câu 59: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện thường, anilin là chất khí. B. Phân tử Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.
C. Dung dịch valin làm quỳ tím hoá đỏ. D. Các amin đều có số nguyên tử hiđro lẻ.
Câu 60: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(b) Để miếng tôn (sắt tráng kẽm) trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
ĐÁP ÁN
41-A |
42-A |
43-A |
44-D |
45-C |
46-B |
47-A |
48-B |
49-C |
50-B |
51-A |
52-B |
53-B |
54-C |
55-D |
56-C |
57-D |
58-B |
59-B |
60-A |
61-B |
62-D |
63-A |
64-B |
65-B |
66-D |
67-A |
68-C |
69-A |
70-A |
71-B |
72-A |
73-A |
74-C |
75-B |
76-C |
77-C |
78-A |
79-A |
80-C |
ĐỀ SỐ 2:
Câu 41: Thành phần chính của đường mía là
A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ.
Câu 42: Chất nào sau đây là amin bậc 2?
A. H2N-CH2-NH2. B. (CH3)2CH-NH2. C. CH3-NH-CH3. D. (CH3)3N.
Câu 43: Trên thế giới, rất nhiều người mắc các bệnh về phổi bởi chứng nghiện thuốc lá. Nguyên nhân chính là do trong khói thuốc lá có chứa chất
A. nicotin. B. aspirin. C. cafein. D. moocphin.
Câu 44: Poli(vinyl clorua) là tên gọi của một polime được dùng làm
A. tơ tổng hợp. B. chất dẻo. C. cao su tổng hợp. D. keo dán.
Câu 45: Phản ứng giữa C2H5OH và CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng
A. trùng ngưng. B. este hóa. C. xà phòng hóa. D. trùng hợp.
Câu 46: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lý chung của kim loại?
A. Có ánh kim. B. Tính dẻo. C. Tính cứng. D. Tính dẫn điện.
Câu 47: Để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn (điều kiện thường) thì người ta cho chất béo lỏng phản ứng với
A. H2, đun nóng, xúc tác Ni. B. khí oxi.
C. nước brom. D. dung dịch NaOH đun nóng.
Câu 48: Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn. B. Nước vôi. C. Muối ăn. D. Cồn 700.
Câu 49: Chất khí nào sau đây được tạo ra khi nhiệt phân canxi cacbonat?
A. CO2. B. CH4. C. CO. D. C2H2.
Câu 50: Chất rắn X màu đỏ thẫm tan trong nước thành dung dịch màu vàng. Một số chất như S, P, C, C2H5OH… bốc cháy khi tiếp xúc với X. Chất X là
A. P. B. Fe2O3. C. CrO3. D. Cu.
Câu 51: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Fe. B. Na. C. Cu. D. Ag.
Câu 52: Chất nào sau đây gọi là xút ăn da?
A. NaNO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. NaOH.
Câu 53: Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là
A. 33,12. B. 66,24. C. 72,00. D. 36,00.
Câu 54: Cho dung dịch NaOH dư vào 150 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thể tích khí thoát ra ở đktc là
A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 6,72 lít. D. 7,62 lít.
Câu 55: Trường hợp nào dưới đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
B. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.
C. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.
D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2.
Câu 56: Cho vào ống nghiệm 3 - 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 - 3 giọt dung dịch NaOH 10%. Tiếp tục nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch chất X vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. Chất X không thể là
A. glixerol. B. saccarozơ. C. etylen glicol. D. etanol.
Câu 57: Cho m gam alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 75,3 gam muối. Giá trị của m là
A. 26,7. B. 22,5. C. 53,4. D. 45.
Câu 58: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch
A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. HNO3.
Câu 59: Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai?
A. Protein có phản ứng màu biure.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
D. Thành phần phân tử của protein luôn có nguyên tố nitơ.
Câu 60: Ngâm một thanh Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy thanh Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên thanh Fe là
A. 8,2 gam. B. 6,4 gam. C. 12,8 gam. D. 9,6 gam.
ĐỀ SỐ 3:
Câu 41: Cacbohiđrat nào say đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. Saccarozơ. B. Fructozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột.
Câu 42: Oxit crom nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Cr2O3. B. CrO3. C. CrO. D. Cr3O4.
Câu 43: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tác dụng với bột lưu huỳnh?
A. Fe. B. Hg. C. Cr. D. Cu.
Câu 44: Dung dịch Fe(NO3)2 không tác dụng với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. AgNO3. C. Cu. D. HCl.
Câu 45: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl tạo hai muối?
A. Al2O3. B. Na2O. C. Fe3O4. D. CuO.
Câu 46: Thành phần chính của thạch cao nung chứa
A. CaSO4. B. CaSO4.2H2O. C. CaSO4.H2O. D. Ca(HCO3)2.
Câu 47: X là chất rắn, không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường. Chất X là
A. C6H5NH2. B. NH2-CH2-COOH. C. CH3NH2. D. (C6H10O5)n.
Câu 48: Có nhiều loại bánh cần tạo độ xốp, vì vậy trong quá trình nhào bột người ta thường cho thêm hóa chất nào trong số các hóa chất sau đây?
A. NaCl. B. NaNO3. C. Na2CO3. D. NH4HCO3.
Câu 49: Điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra quá trình
A. khử ion Na+. B. khử ion Cl–. C. oxi hóa ion Na+. D. oxi hóa ion Cl–.
Câu 50: Thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng
A. este hóa. B. trùng ngưng. C. xà phòng hóa. D. trùng gương.
Câu 51: Poli(vinyl axetat) điều chế từ vinyl axetat bằng phản ứng
A. trao đổi. B. oxi hoá - khử. C. trùng hợp. D. trùng ngưng.
Câu 52: Kim loại nhôm không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. H2SO4 đặc, nguội. C. HCl. D. Ba(OH)2.
Câu 53: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. NaHSO4 trong nước. B. CH3COONa trong nước.
C. HCl trong C6H6 (benzen). D. Ca(OH)2 trong nước.
Câu 54: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây là ở trạng thái rắn?
A. Triolein. B. Tristearin. C. Etyl axetat. D. Trilinolein.
Câu 55: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được 15 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ là
A. 10%. B. 30%. C. 15%. D. 5%.
Câu 56: Đốt cháy hoàn toàn amin X no, đơn chức, mạch hở, thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 0,1 mol N2. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N. B. C4H11N. C. C2H5N. D. C4H9N.
Câu 57: Bộ dụng cụ như hình bên mô tả phương pháp tách chất nào sau đây?
A. Phương pháp chiết. B. Phương pháp chưng cất.
C. Phương pháp kết tinh. D. Phương pháp sắc ký.
Câu 58: Nhỏ dung dịch NaOH loãng vào bình đựng dung dịch chất X, thu được kết tủa màu xanh nhạt. Khi thêm tiếp dung dịch NaOH vào bình, thấy kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu lục nhạt. X là
A. CrCl3. B. AlCl3. C. CuCl2. D. ZnCl2.
Câu 59: Người ta có thể bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng cách gắn những tấm Zn vào vỏ tàu ở phần
chìm trong nước biển vì
A. thép là cực dương, không bị ăn mòn, Zn là cực âm, bị ăn mòn.
B. thép là cực âm, không bị ăn mòn, Zn là cực dương, bị ăn mòn.
C. Zn ngăn thép tiếp xúc với nước biển nên thép không tác dụng với nước.
D. Zn ngăn thép tiếp xúc với nước biển nên thép không tác dụng với các chất có trong nước biển.
Câu 60: Hòa tan hết 21,2 gam Na2CO3 trong dung dịch H2SO4 dư, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 3,36. D. 5,6.
ĐÁP ÁN
41-C |
42-B |
43-B |
44-C |
45-C |
46-C |
47-B |
48-D |
49-A |
50-C |
51-C |
52-B |
53-C |
54-B |
55-D |
56-A |
57-B |
58-A |
59-A |
60-B |
61-D |
62-B |
63-D |
64-B |
65-C |
66-B |
67-D |
68-C |
69-D |
70-A |
71-B |
72-A |
73-D |
74-A |
75-A |
76-A |
77-A |
78-D |
79-B |
80-B |
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG lần 1 có đáp án chi tiết môn Hóa học năm 2020 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 3 đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa học năm 2020 Trường THPT Cửa Lò
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG lần 1 có đáp án chi tiết môn Hóa học năm 2020
Chúc các em học tập tốt !