Bộ 3 đề kiểm tra học kỳ 1 có đáp án môn Vật Lý 12 năm 2020 của Trường THPT Yên Phong là tài liệu được HOC247 biên tập chi tiết và rõ ràng nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng giải đề thi góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.
TRƯỜNG THPT YÊN PHONG |
KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN: VẬT LÍ 12 Năm học: 2020-2021 Thời gian: 45p |
1. ĐỀ SỐ 1
I) TRẮC NGHIỆM : ( 6 điểm )
Câu 1: Trong một mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch
A. sớm pha đối với i.
B. trể pha đối với i.
C. trể pha đối với i.
D. sớm pha đối với i.
Câu 2: Một sóng cơ học có tần số f, lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với vận tốc v, khi đó bước sóng được tính theo công thức
A. l = 2v/f. B. l = v.f.
C. l = v/f. D. l = 2vf.
Câu 3: Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng khi không tải lần lượt là 55 V và 220 V. Tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và số vòng dây cuộn thứ cấp bằng
A. 1/4. B. 2.
C. 4. D. 8.
Câu 4: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k, vật nặng khối lượng m. Chu kì dao động của vật được xác định bởi biểu thức
\(\begin{array}{l} A.T = 2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \\ B.\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}} \\ C.\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \\ D.T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \end{array}\)
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thỏa mãn điều kiện \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\) thì
A. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và cuộn cảm bằng nhau.
B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt cực đại.
C. cường độ dòng điện dao động cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch.
D. tổng trở của mạch điện đạt giá trị lớn nhất.
Câu 6: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz. Biết điện trở thuần R = 25 W, cuộn dây thuần cảm có L =1/π H. Để điện áp hai đầu đoạn mạch trể pha so với cường độ dòng điện thì dung kháng của tụ điện là
A. 100 W.
B. 150 W.
C. 125 W.
D. 75 W.
Câu 7: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng
A. hai lần bước sóng.
B. một nửa bước sóng.
C. một phần tư bước sóng.
D. một bước sóng.
Câu 8: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có các phương trình là x1 = 3cos(ωt) (cm) và x2= 4cos(ωt +π/2) (cm). Biên độ của dao động tổng hợp hai dao động trên là
A. 7 cm. B. 12 cm.
C. 5 cm. D. 1 cm.
Câu 9: Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Siêu âm truyền được trong chân không.
B. Siêu âm bị phản xạ khi gặp vật cản.
C. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz.
D. Siêu âm truyền được trong chất rắn.
Câu 10: Một sóng cơ học lan truyền với vận tốc 200 m/s có bước sóng 4 m. Chu kì của sóng là
A. T = 0,02 s. B. T = 200 s.
C. T = 50 s. D. T = 0,2 s.
Câu 11: Vận tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi
A. Lệch pha π/4 so với li độ.
B. Lệch pha π/2 so với li độ.
C. Ngược pha với li độ.
D. Cùng pha với li độ.
Câu 12: Phương trình dao động điều hòa của vật là x = 4cos(8 πt) (cm), với x tính bằng cm, t tính bằng s. Chu kì dao động của vật là
A. 0,5 s. B. 0,125 s.
C. 4 s. D. 0,25 s.
Câu 13: Đặt một điện áp xoay chiều u = U0coswt (V) vào hai đầu một đoạn mạch RLC không phân nhánh. Dòng điện nhanh pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch khi:
\(\begin{array}{l} A.\omega L{\rm{ }} > \frac{1}{{\omega C}}\\ B.\omega L{\rm{ }} = \frac{1}{{\omega C}}\\ C.\omega L{\rm{ < }}\frac{1}{{\omega C}}\\ D.\omega {\rm{ }} > \frac{1}{{LC}} \end{array}\)
Câu 14: Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với phương trình li độ x = Acos(ωt +φ). Cơ năng của vật dao động này là
A. 1/2mω2A2.
B. 1/2mωA2.
C. 1/2mω2A.
D. mω2A.
Câu 15: Đối với một dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là
A. Pha của dao động.
B. Tần số dao động.
C. Tần số góc.
D. Chu kì dao động.
...
----(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)----
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Đại lượng nào sau đây không làm thay đổi chu kì dao đông của con lắc đơn?
A. Biên độ
B. Chiều dài dây treo
C. Gia tốc trọng trường
D. Độ cao tính từ vị trí treo vật đến gốc tọa độ
Câu 2: Trong một dao động điều hòa có chu kì T thì thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có gia tốc đại đến vị trí có gia tốc bằng một nửa gia tốc cực đại có giá trị là
A. T/12
B. T/8
C. T/6
D. T/4
Câu 3: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang có tần số góc 10 rad/s. Biết rằng khi động năng và thế năng bằng nhau thì vận tốc có độ lớn 0,6 m/s. Biên độ dao động của con lắc là
A. 6 cm.
B. cm.
C. 12 cm.
D. cm.
Câu 4: Một con lắc đơn có chiều dài được kích thích dao động bé với biên độ αo tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lực kéo về tác dụng lên con lắc tại vị trí biên được xác định bởi
A. mgl.
B. mglαo
C. mgαo
D. ½ mgαo
Câu 5: Cho hai dao động điều hòa x1 và x2 cùng tần số và cùng vị trí cân bằng trên trục . Đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc của x1 vào x2 được cho như hình vẽ. Độ lệch pha giữa hai dao động này là
A. π/3
B. π/2
C. π/6
D. 2π/3
Câu 6: Sóng dừng hình thành trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu cố định. Biết fo=10Hz là tần số nhỏ nhất cho sóng dừng trên dây. Tần số nào sau đây không thể tạo được sóng dừng?
A. 20 Hz.
B. 25 Hz.
C. 30 Hz.
D. 40 Hz.
Câu 7: Hai điểm M,N ở môi trường đàn hồi có sóng âm phát ra từ nguồn S truyền qua. Biết S, M, N thẳng hàng và SN = 2SM. Ban đầu, mức cường độ âm tại M là L dB. Nếu công suất của nguồn phát tăng lên 100 lần thì mức cường độ âm tại điểm N bằng
A. L + 14 dB.
B. L – 14 dB.
C. L / 2 dB.
D. L – 20 dB.
Câu 8: Cho hai chất điểm dao động điều hòa cùng vị trí cân bằng trên trục với biên độ lần lượt là A1=4cm cm và A2 = 8cm. Biết độ lệch pha giữa hai dao động này là \(\Delta \varphi = {60^0}\), khoảng cách lớn nhất giữa hai chất điểm trong quá trình dao động là
A. 4 cm.
B. 8 cm.
C. 12 cm.
D.\(4\sqrt 3 \) cm.
Câu 9: Trong hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn A, B dao động với phương trình \(u = a\cos \left( {2\pi t} \right)\), cách nhau một khoảng 8λ cm (với λ là bước sóng của sóng). Trên mặt nước, tia By vuông góc với AB tại B. M và N là hai điểm nằm trên By, M dao động với biên độ cực đại cùng pha với nguồn, gần B nhất; Ncũng là một đểm dao động với biên độ cực đại cùng pha với nguồn nhưng xa B nhất. MN bằng
A. 16 λ
B. 20 λ
C. 30,5 λ
D. 14 λ
Câu 10: Một sợi dây căng ngang với đầu B cố định, đầu A nối với nguồn sóng thì trên dây có sóng dừng. Biên độ của bụng sóng là 6 cm và khoảng thời gian nhỏ nhất giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là s. Biết hình ảnh của sợi dây tại thời điểm \(\Delta t = 0,01\) có dạng như hình vẽ. Vận tốc tương đối cực đại giữa hai điểm M, N là
A. 380 cm/s.
B. 100 cm/s.
C. 200 cm/s.
D. 120 cm/s.
...
----(Nội dung từ câu 11-40 của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)----
3. ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Một vật thực hiện dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng theo phương trình x = 2cos \(T = 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \)cm. Pha ban đầu của vật là
A. π /2 (rad).
B. - π /2 (rad).
C. \(\left( {4\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\) (rad).
D. 4 π (rad).
Câu 2. Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = Acos(ωt + φ), gia tốc của vật có giá trị cực đại là
A. amax = Aω2.
B. amax = 2Aω.
C. amax = Aω.
D. amax = A2ω.
Câu 3. Một vật dao động điều hòa khi đi qua vị trí biên thì vật có
A. vận tốc bằng 0, gia tốc có độ lớn cực đại.
B. vận tốc có độ lớn cực đại, gia tốc bằng 0.
C. vận tốc và gia tốc bằng 0.
D. vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại.
Câu 4. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 5cos(2πt – π/6) cm. Lấy π2 = 10. Vận tốc của vật khi t = 3(s) là
A. 5π (cm/s).
B. - 5π (cm/s).
C. \(2,5\sqrt 3 \)(cm/s).
D. – \(2,5\sqrt 3 \) (cm/s).
Câu 5. Vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(5pt) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Kể từ t = 0, thời điểm vật qua vị trí có li độ x = 2,50 (cm) lần thứ 2018 là
A. 403,60 (s).
B. 403,53 (s).
C. 807,20 (s).
D. 806,87 (s).
Câu 6. Xét một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang. Khi vật đi từ vị trí biên về vị ví cân bằng thì vật có
A. động năng và thế năng đều tăng.
B. động năng và thế năng đều giảm.
C. động năng tăng, thế năng giảm.
D. động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 7. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 400g, lò xo khối lượng không đáng kể và có độ cứng 100N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy p2 = 10. Dao động của con lắc có chu kì là
A. 2,5 (s).
B. 0,01(s).
C. 0,4(s).
D. 45π (s).
Câu 8. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 200g, dao động điều hòa theo phương ngang trên một quỹ đạo thẳng dài 10 cm với tần số góc 10 rad/s. Cơ năng của vật dao động này là
A. 0,025 (J).
B. 106 (J).
C. 0,1 (J).
D. 250 (J).
...
-----(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Vật Lý 12 trường THPT Yên Phong có đáp án năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.