Hoc247 giới thiệu đến các em Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Trần Suyền có đáp án. Mời các em tham khảo một số đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 dưới đây nhé, chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT TRẦN SUYỀN |
ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
1. ĐỀ SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ
Từ những người bạn tốt vẫn cùng ta
Thường đi học và chơi chung một phố.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ bài hát mẹ ta ru âu yếm,
Từ những cái ta quyết giữ vẹn tròn
Cả trong những giờ khó khăn nguy hiểm.
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ chiếc ghế ta vẫn ngồi trước ngõ,
Từ cây phong đơn độc giữa cánh đồng
Khẽ chào nhẹ mỗi lần có gió.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ bài hát đầu xuân con sáo hát
Từ con đường ven xóm nhỏ quanh co
Và biến mất trong sương chiều xanh nhạt.
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ ánh đèn nhà ai đang run rẩy,
Từ chiếc mũ bố ta đội ngày xưa,
Mà bất chợt trong hòm ta lại thấy.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ tiếng gõ của con tàu mệt mỏi
Từ lời thề mà thời trẻ yêu nhau
Ta giấu kín trong tim không dám nói.
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
(“Tổ quốc bắt đầu từ đâu?”, M.L.Matusovski - Thái Bá Tân dịch - )
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên. Tích dẫn ba câu thơ có xuất hiện hình ảnh nhân vật trữ tình.
Câu 2 (1.0 điểm). Những hình ảnh “bức tranh ta được xem từ nhỏ”, “con đường ven xóm nhỏ quanh co”, “chiếc mũ bố ta đội ngày xưa”, “lời thề mà tthời trẻ yêu nhau” đã gợi cho anh/chị về những điều gì?
Câu 3 (0.75 điểm). Dựa vào bài thơ của M.L. Matusovski, anh/chị hãy trả lời câu hỏi “Tô quốc bắt đầu từ đâu?”
Câu 4 (0.75 điểm). Điểm gặp giữ và khác biệt trong quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm qua câu thơ: “Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể” so với quan niệm của M.L. Matusovski qua hai câu thơ “Cũng có thể Tổ quóc được bắt đầu/Từ bài hát mẹ ru ta âu yếm” là gì?
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung bài thơ trong hần Đọc hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vấn đề “Yêu nước bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh”
Câu 2 (5.0 điểm)
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan,
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay,
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa bình, Tây Bắc, Điện Biên vui vẻ
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 tập một, NXBGD Việt Nam 2018, tr 112)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tính sử thi trong thơ Tố Hữu.
----HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1.
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “ta” – tác giả / nhà thơ
- Trích dẫn chính xác ba câu thơ có xuất hiện hình ảnh nhân vật trữ tình.
Ví dụ: Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ/ Từ những người bạn tốt vẫn cùng ta/ Từ bài hát mẹ ru ta âu yếm…
Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Những hình ảnh “bức tranh ta được xem từ nhỏ”, “con đường ven xóm nhỏ quanh co”, “chiếc mũ bố ta đội ngày xưa”, “lời thề mà thời trẻ yêu nhau” đã gợi về:
- Hình ảnh “bức tranh ta được xem từ nhỏ” gợi về kỉ niệm thời thơ ấu
- Hình ảnh “con đường ven xóm nhỏ quanh co” gợi về khung cảnh gần gũi, quen thuộc của xóm làng, quê hương
- Hình ảnh “chiếc mũ bố ta đội ngày xưa” gợi về kỉ vật giản dị, gắn bó của người bố.
- Hình ảnh “lời thề mà thời trẻ yêu nhau” gợi về tình yêu của thời tuổi trẻ.
Câu 3:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Tổ quốc được bắt đầu từ những gì nhỏ bé, giản dị, quen thuộc nhất: một bức tranh, một chiếc ghế, một ánh đèn, một con sáo, một bài hát,…
- Tổ quốc bắt đầu từ những gì gần gũi, quen thuộc nhất: người bạn tuổi thơ, cây phong giữa cánh đồng, con đường ven xóm,…
- Tổ quốc được bắt đầu từ những gì ý nghĩa nhất: lời hát ru của mẹ, chiếc mũ bố đội ngày xưa, lời thời trẻ yêu nhau, những điều quyết giữ vẹn tròn,…
Câu 4:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Điểm gặp gỡ:
+ Đất nước, tổ quốc bắt đầu từ những lời mẹ ru, mẹ kể
+ Đất nước ở trong những gì gần gũi, quen thuộc và gần gũi nhất trong mỗi con người.
- Điểm khác biệt: Với Nguyễn Khoa Điềm, Đất nước “có trong” văn học dân gian, qua những câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa mẹ kể.
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
Cách giải:
Giải thích: “Trái tim nóng” là trái tim nồng nàn, tha thiết, chan chứa yêu thương, sôi sục nhiệt huyết. “Cái đầu lạnh” là cái đầu biết suy nghĩ, chín chắn, sáng suốt và tỉnh táo.
=> Yêu nước không chỉ cần có trái tim nóng mà còn cần phải có những suy nghĩ tỉnh táo, chín chắn và sáng suốt.
Phân tích, bình luận:
- Vì sao cần có “một trái tim nóng”: Để luôn tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước, để luôn sẵn sàng đấu tranh, bảo vệ, dựng xây quê hương đất nước, để không thờ ơ, dửng dưng trước những hành động chống phá đất nước.
- Vì sao cần có “một cái đầu lạnh”: Để cần thể hiện tình yêu quê hương, đất nước bằng những hành động, cách ứng xử đúng đắn nhất, để không trở thành “nạn nhân” của những hành động chống phá đất nước.
Rút ra bài học về nhận thức và hành động:
- Có những hành động thiết thực: quảng bá những hình ảnh đẹp của đất nước, học tập tốt để xây dựng đất nước, không chia sẻ các bài viết các trang mạng tiêu cực, không tham gia những hoạt động gây rối trật tự, biểu tình,..
Câu 2:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ
Cảm nhận chung về đoạn thơ:
- Đoạn thơ khắc họa khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu: khí thế hào hùng, mạnh mẽ của khối đoàn kết toàn diện, của sự hòa quyện, gắn bó giữa thiên nhiên với con người…Từ đó mở ra viễn cảnh tương lai tươi sáng của ngày mai.
- Đoạn thơ thể hiện niềm vui chiến thắng của toàn dân, toàn quân. Niềm vui từ Việt Bắc tỏa đi mọi miền, rồi lại từ mọi miền hội tụ về Việt Bắc.
- Đoạn thơ được viết với bút pháp anh hùng ca, mang đậm màu sắc sử thi, giọng thơ dào dat, sảng khoái, những hình ảnh vừa bay bổng, vừa hùng tráng.
- Nhận xét về tình sử thi:
+ Tính sử thi được Tố Hữu đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân, tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn với cảm hứng lịch sử, dân tộc; con người trong thơ Tố Hũu là những con người tiêu biểu cho dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại.
+ Tính sử thi trong miêu tả đời sống kết hợp với một hồn thơ luôn hướng tới cái ta chung được thể hiện qua giọng điệu hào hùng, dồn dập tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo cho thơ Tố Hữu: tính chất trữ tình chính trị sâu sắc.
2. ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi từng nghe kể về một người. Một người bình thường. Anh suýt mất mạng khi nhảy xuống sông cứu hàng chục người lớn và trẻ em bị lật thuyền giữa dòng nước xiết. Bạn nghĩ người ấy làm điều đó vì ai? Vì những nạn nhân ư? Hay là vì tình yêu của con người? Phải chăng anh đã hoàn toàn quên mình trong khoảnh khắc ấy? Khi mọi người xúm lại trầm trồ thán phục người đàn ông ấy thì anh làu bàu: “Có chi đâu mà nói. Nếu như dưới đó có cái thằng trộm đồ nhà tui thì tui cũng nhảy xuống cứu nó lên. Chớ không thì làm sao tôi sống nổi với mình?”
Vậy đó. Đột nhiên tôi nhận ra rằng, rất nhiều người làm việc thiện nguyện hay một hành động dũng cảm, đơn giản là vì chính họ. Và tôi mong tất cả chúng ta đều vậy. Chúng ta phải mang đến điều tốt đẹp cho người khác, trước hết là vì sự thôi thúc của trái tim mình, thứ sâu kín thiêng liêng, ở bên ngoài danh tiếng và những lời hoa mĩ. Vì chúng ta không thể kìm lòng được, vì nếu không đến và xoa dịu nỗi đau của người khác, không đưa tay cứu lấy người khác trong lúc ngặt nghèo thì trái tim ta không thể nào thanh thản.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn..... Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn 2016, tr 206 - 207)
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: Vì điều gì mà nhân vật anh cứu người?
Câu 3: Theo anh/chị vì sao tác giả cho rằng: Chúng ta phải mang đến điều tốt đẹp cho người khác, trước hết là vì sự thôi thúc của trái tim mình, thứ sâu kín thiêng liêng, ở bên ngoài danh tiếng và những lời hoa mĩ?
Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu hỏi: Sống vì mình có phải lối sống ích kỉ?
Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ quan đoạn thơ sau:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vàn cách trở
(Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một)
----HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ.
Cách giải:
- Phương thức biểu đạt: tự sự, nghị luận
Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Người đàn ông hành động dũng cảm cứu người là vì bản thân mình. Vì nếu ông không làm điều đó, ông sẽ không được thanh thản
Câu 3:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Vì nếu không có danh tiếng và lời hoa mỹ bạn sẽ chẳng làm điều tốt đẹp đó.
Câu 4:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Gợi ý:
- Hãy đem những điều tốt đẹp đến cho người khác từ sự thôi thúc của trái tim mình.
II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
Cách giải:
Giải thích:
- “Sống vì mình”: sống, làm việc theo nhu cầu của bản thân mình, xuất phát từ mục đích của bản thân.
- “Sống ích kỉ”: sống chỉ biết mình, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà không biết đến lợi ích của người khác.
Phân tích, bình luận:
- Trước hết, cần sống cho bản thân mình. Quan điểm này không sai. “Sống cho mình” là sống cho sự hoàn thiện của cái tôi bản ngã. Mục tiêu đầu tiên của cuộc đời là sống để giúp bản thân mình phát triển toàn diện, đúng hướng, được xã hội thừa nhận những giá trị trong nhân cách của bản thân.
- “Sống vì bản thân” khác với “sống ích kỉ”
+ Người sống ích kỉ có những hành động, việc làm chỉ chăm chăm nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân mình, thậm chí bất chấp thủ đoạn giày xéo lên công bằng, đạo lí và lợi ích của người khác để có được mối lợi ấy.
+ Sống có trách nhiệm với bản thân giúp thể lực và đặc biệt giúp nhân cách cá nhân phát triển, sống hoà nhập và có ích với cộng đồng. Nhưng lối sống ích kỉ thì tách cá nhân ra khỏi cộng đồng, biến con người trở thành một ốc đảo cô độc. Mặt khác, lối sống hẹp hòi ấy còn gây hại cho đời sống xã hội. Chính bởi vậy, trong quá trình tập cho mình lối sống có trách nhiệm với bản thân, mỗi người còn cần dẹp bỏ mầm mống của tính ích kỉ trong chính con người mình.
Biểu hiện:
- Người sống ích kỉ: ngại khó, ngại khổ, ngại giúp đỡ người khác, sợ phiền lụy.
- Trong công việc: người sống ích kỉ trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm
- Trong các mối quan hệ xã hôi: ganh ghét, đố kị những ai hơn mình.
=> Bị cô lập, xa lánh
Liên hệ bản thân
- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----
3. ĐỀ SỐ 3
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 01 đến 04:
Tại sao phải có cơn mưa này? Tại sao ta phải thất bại? Tôi nghĩ tốt hơn tôi nên đặt câu hỏi theo cách khác: Tại sao ta phải trải qua những kinh nghiệm thất bại? Để minh họa cho điều này, có lẽ tốt hơn cả là nêu vài ví dụ.
Có bao giờ bạn thấy một viêm kim cương ở dạng thô chưa? Tôi dám chắc là bây giờ có đặt các viên kim cương chưa được cắt gọt trước mặt, nhiều người trong chúng ta cũng không nhận ra đó là kim cương. Chúng chỉ giống như những viên đá nhám bình thường. […] Các viên đá nhám ấy đã được gia công thế nào để thành những viên kim cương xinh xắn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng yêu thích? Bằng cách đánh bóng ư! Đúng thế, viên kim cương thô ráp được đánh bóng và được mài giũa nhiều lần. Nó phải trải qua tất cả những lần đánh bóng để “kim cương” hiện ra. Điều tương tự cũng xảy ra với chúng ta.
[…] Nếu ngắm nhìn bầu trời ban đêm, ta sẽ nhận ra rằng trời càng tối, các vì sao càng sáng! Tại sao ban ngày ta không thể nhìn thấy sao trời? Không phải các vì sao không có ở đó mà là vì có quá nhiều ánh nắng! Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật.
(Billi P.S. Lim, Dám thất bại, Trần Hạo Nhiên dịch, Nxb Trẻ, tr.32-33, 2012)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm) (nhận biết)
Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về cụm từ điều tương tự được tác giả nhắc đến trong văn bản? (0.5 điểm) (thông hiểu)
Câu 3. Tác giả đã sử dụng những dẫn chứng nào để minh họa cho các quan điểm của mình. Các dẫn chứng có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện nội dung của văn bản? (1.0 điểm) (thông hiểu)
Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật”? Vì sao? (1.0 điểm) (vận dụng)
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) (vận dụng cao)
Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa việc khám phá giá trị bên trong của mỗi người.
Câu 2. (5.0 điểm) (vận dụng cao)
Cảm nhận đoạn thơ sau để làm nổi bật sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và cảm hứng lãng mạn trong thơ Quang Dũng.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.89, 2015)
----HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ
Cách giải:
Các phương thức biểu đạt: nghị luận, biểu cảm
Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
“Điều tương tự” có thể được hiểu như sau: Con người muốn có những thành công, muốn trưởng thành cần phải trải qua sự gọt giũa, qua những khó khăn, thử thách.
Câu 3:
Phương pháp: Đọc, tìm ý
Cách giải:
Tác giả sử dụng những dẫn chứng sau để minh họa cho quan điểm của mình:
- Những cơn mưa
- Viên kim cương
- Những ánh sao trên bầu trời đêm
Tác dụng:
+ Làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động, triết lí mà không khô khan
+ Những sự việc có thật, giống như quy luật tự nhiên mà con người ai cũng có thể thấy được => thuyết phục người đọc
Câu 4:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Học sinh đưa ra quan điểm của riêng mình. Lí giải hợp lí, phù hợp với những quan điểm đạo đức, pháp luật.
Gợi ý:
Đồng tình vì:
+ Khó khăn là một phần của cuộc sống
+ Trải qua khó khăn, con người sẽ được rèn giũa, trưởng thành hơn
+ Thành công đã được thử thách bởi khó khăn sẽ bền vững hơn
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
Cách giải:
Cách giải:
- Giới thiệu vấn đề
- Giải thích vấn đề
- Khám phá là tìm ra, phát hiện ra cái còn ẩn giấu, cái bí mật
- Giá trị là ý nghĩa, lợi ích của một vật hay một điều gì đó
- Giá trị bên trong: là ý nghĩa của những điều thuộc về tâm hồn, ý chí của một người
- Phân tích, bàn luận vấn đề: Ý nghĩa việc khám phá giá trị bên trong của mỗi người
+ Giúp con người tìm ra những khả năng ẩn giấu của chính mình
+ Con người sẽ có động lực tìm kiếm những điều mới mẻ và có ý nghĩa hơn
+ Củng cố niềm tin của con người vào chính khả năng của mình
- Phê phán những người luôn sống thụ động, không có niềm tin vào bản thân
-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Trần Suyền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm tài liệu khác cùng chuyên mục:
-
Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Nghèn có đáp án
-
Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Đức Huệ có đáp án
Chúc các em học tập tốt !