YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Số 2 Tư Nghĩa có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 dưới đây nhằm giúp các em ôn tập những kiến thức đã học, đồng thời chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Hoc247 mời các em tham khảo bộ đề thi dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT SỐ 2 TƯ NGHĨA

ĐỀ KIỂM TRA HK1

MÔN NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

1. ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình,…

(2)…Ở các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung. Đó là sống có lý tưởng, trung với nước, hiếu với cha mẹ, tình thương đối với đồng bào, trung thực với bạn bè, giữ chữ tín trong mọi quan hệ. Trong văn hóa phương Đông, Khổng Tử khuyên mọi người tu tâm dưỡng tín với sáu chữ: nhất nhật tam tĩnh ngô thân. Đối với người Nhật, nhân cách văn hóa được công thức hóa: thiện, ích, đẹp. Nước ta coi trọng mục tiêu giá trị: chân, thiên, mỹ. Ở châu Âu, người ta nói tính cách, khi bàn giá trị nhân cách tiêu biểu dân tộc. Tính cách Nga được thể hiện ở lòng đôn hậu, tình thủy chung, nghĩa cử quốc tế cao cả. Khẩu hiệu tri thức là sức mạnh được nhiều nước tư bản châu Âu viện dẫn và ảnh hưởng tới hành động đã mấy trăm năm.. Bí quyết hàng đầu của người Do Thái là sự trọng học, đề cao vai trò của trí tuệ, tôn sung học vấn và tài năng. Để con gái lấy được học giả, hoặc lấy được con người là học giả làm vợ thì không tiếc tài sản. Tuy nhiên, họ cũng coi tri thức mà thiếu thực tiễn chẳng khác nào chú lừa chỉ biết thồ trên lưng sách vở,…

(Trích “Văn hóa ứng xử, noi thêm những điều cần nói”, Hồ Sĩ Vịnh, Tạp chí Văn học Nghệ thuật, số 332, tháng 2 – 2012)

Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn (2).

Câu 2. Theo tác giả, “ở các nền văn hóa khác nhau có hệ quy chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung” là gì?

Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “…tri thức mà thiếu thực tiễn chẳng khác nào cú lừa chỉ biết thồ trên lưng sách vở,…”. Vì sao?

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1:

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ngôn ngữ giao tiếp của các bạn trẻ trong giai đoạn hiện nay.

Câu 2:

Về hình tượng Sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Sông Đà hiện lên như một nhân vật sống động có hai nét tính cách: hung bạo và trữ tình.

Bằng cảm nhận hình tượng Sông Đà, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.


ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

- Thao tác lập luận chính trong đoạn (2): So sánh.

Câu 2:

- Giá trị chung đó là: Sống có lý tưởng, trung với nước, hiếu với cha mẹ, tình thương với đồng bào, trung thực với bạn bè, giữ chữ tín trong mọi quan hệ.

Câu 3:

- Nội dung chính của đoạn trích: Mặc dù văn hóa ứng xử của các dân tộc trên thế giới đều giống nhau ở điểm mọi dân tộc đều sống có lý tưởng, trung với nước, hiếu với cha mẹ, tình thương với đồng bào, trung thực với bạn bè, giữ chữ tín trong mọi quan hệ nhưng ở mỗi dân tộc lại có những hệ quy chuẩn riêng. Sống có văn hóa và ứng xử có văn hóa là nét đẹp của con người.

Câu 4:

- Đồng ý với ý kiến đó.

- Vì: Tri thức mới chỉ là những thứ tồn tại trên sách vở, chưa được áp dụng vào thực tiễn, chưa có ích đối với con người và xã hội. Tri thức chỉ thực sự có ích khi nó được áp dụng vào thực tế, đem lại những hiệu quả trong cuộc sống của con người.

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1:

Giới thiệu vấn đề.

Giải thích vấn đề.

- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu để con người tư duy, trao đổi thông tin và thiết lập các mối quan hệ trong xã hội.

- Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Ngôn từ giao tiếp là ngôn từ được giới trẻ sử dụng một cách phổ biến để trao đổi thông tin, tình cảm với nhau. Chúng có những đặc điểm khác biệt so với ngôn ngữ giao tiếp chung.

Phân tích vấn đề.

Thực trạng việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ hiện nay:

+ Ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ có xu hướng lệch chuẩn văn hóa.

+ Học sinh ngày càng khó khăn trong quá trình sử dụng ngôn từ trong việc thể hiện những quan điểm, tư tưởng của bản thân. Không chỉ vậy học sinh còn sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ, lối giao tiếp còn thô lỗ, thiếu lịch sự.

+ Học sinh sử dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp, làm mất đi sự trong sáng, vẻ đẹp vốn có của tiếng Việt.

- Nguyên nhân:

+ Quá trình hội nhập quốc tế, sự phát triển công nghệ thông tin, không thể phủ nhận rằng chúng đem lại cho tiếng Việt một lượng từ lớn nhưng bên cạnh đó cũng để lại không ít hệ lụy.

+ Giới trẻ chưa ý thức đúng được việc sử dụng tiếng Việt, sử dụng tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, dung tục.

- Chứng minh:

+ Thay vì nói “đồng ý” họ dùng “okie”, “tình yêu” thành “tềnh iu”,…

+ Tạo thành ngữ vô nghĩa: “Chán như con gián” , “buồn như con chuồn chuồn”,…

+ Lối nói, viết nửa tây nửa ta dung tục: “”bye nhé”, 4U (for you),…

+ Lối viết tắt: “k0 bjt” “lm j tke”, “dzay là zui ròi đó”,…

- Hệ quả của việc sử dụng ngôn ngữ tùy tiện:

+ Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

+ Khó khăn trong việc diễn đạt một câu, một ý hoàn chỉnh trong giao tiếp.

+ Làm ảnh hứng tới văn hóa ứng xử của con người. Khi những từ ngữ tốt đẹp không còn được sử dụng hoặc sử dụng không đúng chức năng thay vào đó là lớp từ với kết cấu ngữ pháp lỏng lẻo, thiếu trong sáng, cùng với cách sử dụng ngôn ngữ tùy tiện làm cho câu nói không biểu đạt được hết ý nghĩa của nó, hoặc đem đến những hàm nghĩa tiêu cực.

+ Việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thiếu chuẩn mực có thể nảy sinh những hiện tượng bạo lực trong cuộc sống. Chỉ vì một lời nói tắt, một câu nói tối nghĩa gây hiểu nhầm, xích mích là đã gây ra xung đột. Theo thống kê, hơn 60 vụ đánh nhau hiện nay đều do liên quan đến vấn đề lời nói.

- Giải pháp:

+ Bố mẹ cần làm gương cho con cái, trong quá trình sử dụng ngôn ngữ cần phải dùng đúng chuẩn mực, uốn nắm lại con khi có những hiện tượng lệch chuẩn ngôn ngữ.

+ Nhà trường giáo dục để học sinh ý thức được việc giữa gìn sự trong sáng của tiếng Việt là rất quan trọng và cần thiết.

+ Bản thân mỗi bạn học sinh phải biết tự trau dồi, rèn luyện tiếng Việt. Tiếp thu và sử dụng tiếng ngước ngoài có chọn lọc, đúng chuẩn mực.

Bài học

- Mỗi học sinh cũng như tất cả mọi người phải có ý thức rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp. Luôn vận dụng đúng đắn cách phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Đặc biệt là với các bạn học sinh cần có ý thức rèn luyện theo những chuẩn mực tốt đẹp, sử dụng ngôn ngữ đúng, đủ và hay, tiếp thu trên tinh thần chọn lọc.

Câu 2:

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân

- Giới thiệu tác phẩm Người lái đò sông Đà

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

2.1. Con sông hung bạo:

a) Sự hung bạo thể hiện ở cảnh đá bờ sông dựng vách thành:

- Hình ảnh “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” đã gợi ra được độ cao và diễn tả được cái lạnh lẽo, âm u của khúc sông.

- Hình ảnh so sánh “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu” đã diễn tả sự nhỏ hẹp của dòng chảy gợi ra lưu tốc rất lớn nhất là vào mùa nước lũ với bao nhiêu nguy hiểm rình rập.

- Bằng liên tưởng độc đáo, Nguyễn Tuân đã tiếp tục khắc sâu ấn tượng về độ cao của những vách đá, sự lạnh lẽo, u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của dòng chảy “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

b) Sự hung bạo thể hiện ở ghềnh đá “quãng mặt ghềnh Hát Loóng

Nhân hóa con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ thuê: dữ dằn, gắt gao, tàn bạo.

- Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc (nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió) được hỗ trợ bởi những thanh trắc liên tiếp đã tạo nên âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương, dồn dập như vừa xô đẩy, vừa hợp sức của sóng, gió và đá khiến cho cả ghềnh sông như sôi lên, cuộn chảy dữ dằn, tạo nên một mối đe dọa thực sự đối với bất kì người lái đò nào “quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.

c) Sự hung bạo thể hiện ở những “cái hút nước” chết người:

- Sự khủng khiếp, hung bạo:

+ Được tái hiện từ các góc nhìn khác nhau: từ trên nhìn xuống mặt nước sông “giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”; từ dưới lòng sông nhìn ngược lên “thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào…

+ Được cảm nhận từ các vị thế trải nghiệm khác nhau:

--> Vị thế của người quay phim “ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút sông Đà…”

--> Vị thế của người xem phim “thấy  mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn…”

+ Được cảm nhận bằng các giác quan khác nhau: thị giác là những hình ảnh liên tưởng độc đáo và mới lạ; thính giác: lúc thì “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, lúc thì“nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào

- Giải pháp: “Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu…”

=> Đó chính là sự minh chứng rõ nhất cho mức độ nguy hiểm tột cùng của những cái hút nước.

- Hậu quả khủng khiếp mà những cái hút nước gây ra:

+ “Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống”

+ “Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và bị đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”

d) Sự hung bạo thể hiện ở chiến trường sông Đà

Dấu hiệu đầu tiên là âm thanh tiếng nước thác: Âm thanh phong phú: lúc thì nghe như là oán trách, lúc như van xin, khi thì khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo, đặc biệt có lúc rống lên gầm thét những âm thanh cuồng nộ, ghê sợ để trấn áp con người.

Các trùng vi thạch trận:

- Trùng vi thạch trận thứ nhất

+ Đó là “cả một chân trời đá”, “mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”.

+ Đá ở con thác này biết bày binh bố trận như Binh pháp Tôn Tử, gồm năm cửa trận, trong đó “có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông”.

+ Cửa sinh lại chia làm ba tuyến- tiền vệ, trung vệ, hậu vệ- đòi ăn chết con thuyền đơn độc.

Khi thạch trận bày xong, đá phối hợp với nước thác dữ dội và nham hiểm

- Trùng vi thạch trận thứ hai

+ Khúc sông này càng tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền, và cũng chỉ có một cửa sinh. Cửa sinh ấy lại không kém phần nguy hiểm khi “thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào

+ Phối hợp với đá là “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh (lao nhanh) trên sông đá

+ Cùng với đó là bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ xô ra, đòi “níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử”.

- Trùng vi thạch trận thứ ba

Ít cửa ra vào, “bên phải bên trái đều là luồng chết cả”, chỉ có một luồng sống lại “ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác

2.2 Con sông trữ tình:

a) Góc nhìn từ trên cao (máy bay), Sông Đà mang vẻ đẹp của một mĩ nhân

Từ trên cao nhìn xuống, dòng chảy uốn lượn của con sông giống như “cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình”, đặc biệt là giống như mái tóc của người thiếu nữ “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.

- Dòng sông mang vẻ đẹp của một áng tóc trữ tình mềm mại, tha thướt và duyên dáng.

- Vẻ đẹp của dòng sông hài hòa với núi rừng Tây Bắc, được núi rừng điểm tô thêm cho nhan sắc mĩ miều.

Nhìn ngắm sông Đà từ nhiều thời gian khác nhau, tác giả đã phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của dòng sông. Màu nước biến đổi theo mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng trong cách so sánh rất cụ thể:

- Mùa xuân, nước Sông Đà xanh màu “xanh ngọc bích”, tươi sáng, trong trẻo, lấp lánh.

- Mùa thu, nước Sông Đà lại “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.

- Đặc biệt, nhà văn khẳng định chưa bao giờ con sông có màu đen như thực dân Pháp đã “đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào”, và gọi bằng cái tên lếu láo Sông Đen.

b) Góc nhìn từ bờ bãi sông Đà, dòng sông mang vẻ đẹp của một “cố nhân”

- Vẻ đẹp của nước Sông Đà gợi nhớ đến một trò chơi của con trẻ  “trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”, đẹp một cách hồn nhiên và trong sáng

- Vẻ đẹp của nắng sông Đà lại gợi nhớ đến thế giới Đường thi “tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”” (Xuôi thuyền về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói).

- Vẻ đẹp của bờ bãi sông Đà lại gợi nhớ đến thế giới thần tiên trong khu vườn cổ tích “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà”.

=> Nhà văn đã cảm nhận được cái chất “đằm đằm ấm ấm” thân thuộc khi gặp lại sau một thời gian “ở rừng đi núi đã hơi lâu”.

c) Góc nhìn từ giữa lòng sông Đà, con sông mang vẻ đẹp của một người tình nhân:

- Đó là vẻ đẹp tĩnh lặng, yên ả, thanh bình như còn lưu lại dấu tích của lịch sử cha ông.

- Đó là vẻ đẹp tươi mới, tràn trề nhựa sống, như bắt đầu một mùa nảy lộc sinh sôi.

- Đó còn là vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính

=> Cảnh đẹp trữ tình đã gợi cảm hứng cho thi ca bao đời. Vẻ đẹp ấy đã cùng với sông Đà chảy qua không gian, thời gian, và đặc biệt là chảy qua cả những áng thơ ca bao đời, thơ Nguyễn Quang Bích rồi Tản Đà… để trở thành bất tử. Trong cái nhìn của thi sĩ Tản Đà, Sông Đà đã trở thành “một người tình nhân chưa quen biết”.

2.3 Đánh giá:

Nghệ thuật xây dựng hình tượng:

- Tác phẩm cũng cho thấy sự tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân. Vốn sống phong phú và trí tưởng tượng dồi dào đã giúp nhà văn tạo nên những trang viết hết sức độc đáo và có giá trị nghệ thuật cao.

- Nhà văn cũng đã thể hiện tài năng điêu luyện của một người nghệ sĩ ngôn từ.

Ý nghĩa của hình tượng Sông Đà:

- Sông Đà hiện lên qua những trang văn của NT không chỉ thuần túy là thiên nhiên, mà còn là một sản phẩm nghệ thuật vô giá.

=> Qua đây tác giả cũng kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết và niềm say mê, tự hào với thiên nhiên của quê hương xứ sở mình.

- Hình tượng sông Đà còn có ý nghĩa là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của con người - người lái đò trên dòng sông.

3. Kết bài

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

2. ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu

Đoạc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Ngày nọ, một thương nhân gửi con trai mình đến một nhà thông thái không ai bằng để nhờ ông dạy cho người con bí quyết để đạt được hạnh phúc.

Anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày xuyên qua sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga ngự trên núi cao. Nhà thông thái anh muốn tìm đang ở đó…. anh ta phải chờ suốt hai tiếng mới đến lượt mình được tiếp.

Nhà thông thái lắng nghe anh trình bày rồi đáp rằng hiện ông không rảnh để chỉ dạy anh về bí quyết của hạnh phúc. Ông bảo anh hãy đi xem khắp tòa lâu đài rồi hai tiếng sau trở lại.

Anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày từ sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga trên núi cao.

“Nhưng ta yêu cầu anh làm hộ một điều”, nhà thông thái nói rồi đưa cho anh một muỗng con đựng hai giọt dầu “trong lúc đi xem thì anh cầm theo một muỗng này và nhớ đừng làm sánh dầu nhé”. Anh ta lên lầu, xuống lầu mắt không rời cái muỗng. Sau hai giờ anh quay lại gặp nhà thông thái. “Sao?” ông hỏi “Anh đã thấy cái tấm thảm Ba Tư quý giá trong phòng ăn của ta chứ?”. Cả cái vườn tráng lệ mà người làm vườn đã phải khổ công mười năm xây dựng? và những cuộn giấy da tuyệt hảo trong thư viện của ta nữa?” anh ta ngượng ngùng thú thật rằng chẳng hề để mắt đến gì khác vì cứ phải chăm chăm ngó nhìn muỗng dầu đã được giao phó. “Thế thì anh hãy đi thêm lần nữa và ngẫm cho kĩ những thứ tuyệt mỹ trong thế giới của ta”, nhà thông thái nói. “Không thể đặt tin tưởng vào một người khi mình không hề biết người ấy sống trong một ngôi nhà như thế nào”. Yên dạ hơn, anh ta lại cầm muỗng đi một vòng. Lần này anh chăm chú xem xét những vật quý treo trên tường và trên trần nhà. Anh ngắm khu vườn có núi vây quanh với đủ thứ hoa thơm cỏ lạ và mỗi tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ đều được để đúng chỗ thích hợp. Trở lại gặp nhà thông thái, anh kể chi tiết tất cả những gì đã thấy. “Thế còn hai giọt dầu ta nhờ anh giữ đâu rồi”, nhà thông thái hỏi. Nhìn cái muỗng, anh ta hốt hoảng thấy mình đã làm sánh mất rồi. “Đây là điều duy nhất mà ta có thể khuyên anh: bí quyết của hạnh phúc là biết ngắm nhìn mọi thứ tuyệt mĩ trên thế gian này mà không hề quên hại giọt dầu trên muỗng”.

(Nhà giả kim – Paulo Coelho, tr.50,51,52)

Câu 1: Đặt tên và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Chi tiết “anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày từ sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga trên núi cao” có ý nghĩa gì?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Đây là điều duy nhất mà ta có thể khuyên anh: bí quyết của hạnh phúc là biết ngắm nhìn mọi thứ tuyệt mĩ trên thế gian này mà không hề quên hại giọt dầu trên muỗng”.

Câu 4:Nêu hai bài học mà anh/chị rút ra từ câu chuyện.

II. Làm văn

Câu 1:

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày quan niệm của anh/chị về hạnh phúc.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau đây:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mạc Tử, SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có thấy dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu

Câu 1:

- Tên văn bản: Bí quyết để hạnh phúc.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự.

Câu 2:

- Chi tiết đó thể hiện khát vọng, mong muốn, sự kiên trì của anh con trai trong hành trình tìm cách để được hạnh phúc.

Câu 3:

- Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ (hai giọt dầu).

=> Tác giả muốn nhấn mạnh, sống trong cuộc đời phải biết tận hưởng tận cả những gì đẹp đẽ nhất mà chúng đem đến nhưng cũng không quên gìn giữ, trân trọng những giá trị giản dị mà quan trọng của cuộc sống: gia đình, bạn bè,..

Câu 4:

- Hạnh phúc là do mỗi người vun trồng, xây dựng, không ai có có thể dạy chúng ta hạnh phúc.

- Hạnh phúc là khi được hưởng thụ mọi tinh hoa, vẻ đẹp trong cuộc sống nhưng cũng không quên đi những giá trị bền vững, cốt lõi nhất của mỗi người, đó chính là gia đình.

II. Làm văn

Câu 1:

Giới thiệu vấn đề

Giải thích vấn đề

-  Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.

Bàn luận vấn đề

- Ý nghĩa của hạnh phúc

+ Khiến bản thân luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ.

+ Lan tỏa niềm hạnh phúc với mọi người xung quanh.

- Làm thế nào để hạnh phúc.

+ Biết thỏa mãn với những gì mình đang có. Nhưng không vì vậy mà không ngừng nỗ lực, cố gắng.

+ Cân bằng giữa mọi thứ trong cuộc sống. Có khả năng kiểm soát bản thân trước mọi cám dỗ trong cuộc đời.

+ Luôn trân quý những thứ tình cảm giản dị mà đẹp đẽ trong cuộc đời, như tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè,…

Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Hiện nay, ta đang sống trong thời đại kinh tế xã hội ngày càng phát triển nên phần nào thoả mãn được nhu cầu của con người. Vì thế quan niệm về hạnh phúc cũng phần nào thay đổi.

- Nhưng hạnh phúc không phải chỉ là những điều to lớn mà còn nằm trong những việc gần gũi, giản dị hằng ngày mà đôi khi ta đã vô tâm mà bỏ lỡ. Vì thế, biết cách cảm nhận những rung động từ cuộc sống thường nhật đôi khi lại đem đến những niềm hạnh phúc rất dạt dào.

- Để niềm hạnh phúc trọn vẹn hơn mỗi ngày, mỗi con người nên rèn luyện cho mình một sức khoẻ tốt và một trái tim luôn rộng mở để có thể cảm nhận vẻ đẹp từ cuộc sống.

-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----

3. ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN  ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Trong suy nghĩ của đại chúng, bóng đá Việt Nam không vượt qua khỏi “lũy tre làng”, “ao làng” Đông Nam Á. Sân chơi thực sự phù hợp với chúng ta chỉ có AFF Cup hay SEA Games. Đối thủ lớn nhất mà chúng ta cần phải đánh bại luôn là Thái Lan.

Nhiều người lấy Thái Lan làm thước đo đánh giá thành bại của bóng đá Việt Nam. Một chiến thắng hay thất bại trước đối thủ láng giềng trong khu vực ấy được coi là niềm tự hào hay nỗi thất vọng lớn với chúng ta.

[…] Nhưng đội U23 của ông Park Hang Seo đang làm thay đổi suy nghĩ này theo cách thuyết phục nhất có thể. Chưa bao giờ từ người hâm mộ cả nước cho tới giới chuyên môn cùng đồng nhất với niềm tin, niềm tự hào vào một đội tuyển của Việt Nam lớn đến thế ở một giải đấu vượt khỏi quy mô khu vực.

[…] Họ thực sự tin vào đội U23 theo cách và với những kỳ vọng mà họ chưa bao giờ nghĩ đến với đội tuyển nào của Việt Nam trước đó. Niềm tự hào lớn lao là có thật. Mối quan tâm lớn lao cũng là có thật. Nhưng niềm tin lớn lao mới là cái gì đó quý giá vô cùng cũng đã được thắp lên trong lòng giới mộ điệu và cả giới chuyên môn.

[…] Chúng ta có tiềm năng để làm nên những điều kì diệu, để vượt qua những giới hạn mà chúng ta ngỡ mình không thể vượt qua. Điều quan trọng là chúng ta cần những người biết cách đánh thức, khai thác và phát huy tiềm năng to lớn ấy. Như cách ông Park Hang Seo đã và đang làm được với các tuyển thủ U23 lúc này.

(Trích U23 Việt Nam đã làm thay đổi tầm nhìn về bóng đá nước nhà của người Việt – Theo Soha.vn)

Câu 1: Phần trích trên được viết theo phong cách chức năng ngôn ngữ nào?

Câu 2: Trình bày cách hiểu của anh/chị về câu: “Trong suy nghĩ của đại chúng, bóng đá Việt Nam không vượt qua khỏi “lũy tre làng”, “ao làng” Đông Nam Á”?

Câu 3: Theo tác giả bài viết, “đội U23 của ông Park Hang Seo” đã làm thay đổi cách nhìn của giới hâm mộ và giới chuyên môn về bóng đá nước nhà như thế nào?

Câu 4: Từ đoạn trích trên, rút ra một bài học có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1:

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về khả năng làm nên những điều kỳ diệu và vượt qua “những giới hạn mà chúng ta ngỡ mình không thể vượt qua” được đề cập trong phần Đọc hiểu.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Tây Tiến – Quang Dũng)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: Báo chí.

Câu 2:

“Trong suy nghĩ của đại chúng, bóng đá Việt Nam không vượt qua khỏi “lũy tre làng”, “ao làng Đông Nam Á” bởi:

- Từ trước đến nay mọi giải đấu vượt ra ngoài quy mô khu vực chúng ta chỉ coi đó là một kì thi đấu để cọ sát, học hỏi kinh nghiệm là chính.

- Trong các kì thi đấu mang tầm vóc quốc tế, đội tuyển Việt Nam không đạt được thành tích nào đáng kể, bởi vậy, người hâm mộ cùng như giới chuyên môn luôn mặc định Việt Nam không có bất kì cơ hội nào chinh phục ở những giải đấu mang tầm cỡ châu lục và quốc tế.

- Nhiều người lấy Thái Lan làm thước đo đánh giá thành bại của bóng đá Việt Nam. Một chiến thắng hay thất bại trước đối thủ láng giềng trong khu vực ấy được coi là niềm tự hào hay nỗi thất vọng lớn với chúng ta.

Câu 3:

Theo tác giả, “đội U23 của ông Park Hang Seo” đã làm thay đổi cách nhìn của giới hâm mộ và giới chuyên môn về bóng đá nước nhà như sau:

- Đội tuyển bóng đá Việt Nam đã chiến thắng một đối thủ lớn là Quatar.

- Đội tuyển bóng đá Việt Nam đã làm cho người hâm mộ cả nước, cho giới chuyến môn cùng đồng nhất niềm tin, niềm tự hào ở một giải đấu vượt qua khỏi quy mô tầm khu vực. Họ đã thắp lên niềm tin ở người hâm mộ và giới chuyên môn bóng đá Việt Nam có thể vượt ra khỏi ao làng, vượt qua những giải đấu mang tầm cỡ khu vực để vươn đến những giải đấu mang tầm cỡ quốc tế.

Câu 4:

Các em có thể đưa ra những bài học khác nhau dựa trên sự đọc hiểu và cảm nhận của bản thân.

Gợi ý:

- Bài học rút ra: Bản thân mỗi con người luôn có những tiềm năng lớn mà chúng ta không hề biết đến. Chúng ta cần đánh thức những tiềm năng và phát huy nó vào việc xây dựng và phát triển cuộc sống bản thân.

II. PHẦN LÀM VĂN           

Câu 1:

1. Giải thích

- Giới hạn được ví như là những ranh giới mà chúng ta tưởng không thể nào vượt qua được. Đó có thể là ranh giới về đạo đức, về pháp luật, về khả năng của mỗi cá nhân.

- Trong bản thân mỗi người luôn tồn tại những năng lực tiềm ẩn mà chúng ta không hề biết đến, điều quan trọng là phải làm cho nó được phát huy.

2. Bàn luận vấn đề

- Trong cuộc sống luôn có những khó khăn, nghịch cảnh, những giới hạn kìm hãm con người đến hạnh phúc. Nhưng bản thân con người luôn có khả năng làm những điều to lớn hơn, vĩ đại hơn những gì mình vẫn nghĩ.

- Khi vượt qua những giới hạn, con người sẽ đạt được:

+ Con người có thể tưởng thành hơn, vươn tới những kì tích trong cuộc sống.

+ Vượt qua ranh giới, con người có thể làm nên những thay đổi vĩ đại mang tới hạnh phúc cho nhân loại. (Trận thắng lịch sử của bóng đá U23 Việt Nam)

+ Vượt qua ranh giới của tư duy, con người có thể sáng tạo để làm nên những điều kì diệu.

+ Vượt qua ranh giới của định kiến, ta sẽ biết tôn trọng sự đa dạng và trân trọng người khác để sống có ý nghĩa hơn.

- Cần làm gì để có thể vượt qua những giới hạn:

+ Tự tin vào bản thân và những gì mình đã lựa chọn, đã làm.

+ Không nản lòng trước mọi khó khăn, luôn có ý chí, lòng quyết tâm để vượt qua mọi trở ngại.

- Bên cạnh đó cũng có những ranh giới mà chúng ta không nên vượt qua: những chuẩn mực về đạo đức, những quy định về pháp luật,…

3. Bài học nhận thức, hành động

- Em đã làm gì để vượt qua những ranh giới, vươn lên đạt tới thành công?

-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Số 2 Tư Nghĩa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm tài liệu khác cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF