YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Lý 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Nguyễn Trung Trực

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Bộ đề thi học kỳ 1 trường THPT Nguyễn Trung Trực môn Lý 12 năm 2020 bao gồm 3 đề thi có đáp án để các em có thể ôn tập và củng cố các kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới. Mời các em tham khảo.

Chúc các em học sinh lớp 12 thi tốt, đạt kết quả cao!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC

KIỂM TRA HK1

MÔN: VẬT LÝ 12

Năm học: 2020-2021

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Chọn phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1: Vật dao động điều hòa khi

A. qua vị trí cân bằng tốc độ bằng 0, độ lớn gia tốc bằng 0.

B. ở hai biên tốc độ bằng 0, độ lớn gia tốc bằng 0.

C. qua vị trí cân bằng tốc độ cực đại, gia tốc bằng 0.

D. qua vị trí cân bằng tốc độ bằng 0, độ lớn gia tốc cực đại.

Câu 2: Hai chất điểm (1) và (2) cùng xuất phát từ gốc tọa độ và bắt đầu dao động điều hoà cùng chiều dọc theo trục Ox với cùng biên độ nhưng với chu kì lần lượt là 3 s và 6 s. Khi chúng gặp nhau thì tỉ số tốc độ của vật một so với vật hai là

A. 1/2.                     B. 2/1.                               C. 2/3.                               D. 3/2.

Câu 3: Phương trình x = Acos(\(\omega t - \frac{\pi }{3}\) ) cm biểu diễn dao động điều hoà của một chất điểm. Gốc thời gian đã được chọn khi

A. li độ x = A/2 và chất điểm đang chuyển động hướng về vị trí cân bằng.

B. li độ x = A/2 và chất điểm đang chuyển động hướng ra xa vị trí cân bằng.

C. li độ x = -A/2 và chất điểm đang chuyển động hướng về vị trí cân bằng.

D. li độ x = -A/2 và chất điểm đang chuyển động hướng ra xa vị trí cân bằng.

Câu 4: Một vật chuyển động theo phương trình x = -cos(4πt -2 π/3 ) (x có đơn vị cm; t có đơn vị giây). Hãy tìm câu trả lời đúng.

A. Vật này dao động điều hòa với biên độ 1 cm và tần số bằng 4π .

B. Tại t = 0: Vật có li độ x = 0,5 cm và đang đi ra xa vị trị cân bằng.

C. Tại t = 0: Vật có li độ x = 0,5 cm và đang đi về vị trí cân bằng.

D. Vật này không dao động điều hòa vì có biên độ âm.

Câu 5: Chọn câu sai. Trong dao động điều hoà, khi lực phục hồi có độ lớn cực đại thì

A. vật đổi chiều chuyển động.

B. vật qua vị trí cân bằng.

C. vật qua vị trí biên.

D. vật có vận tốc bằng 0.

Câu 6: Một lò xo có khối lượng không đáng kể có độ cứng k = 100 N/m. Một đầu treo vào một điểm cố định, đầu còn lại treo một vật nặng khối lượng 500 g. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng một doạn 10 cm rồi buông cho vật dao động điều hòa. Lấy g =10 m/s2, khoảng thời gian mà lò xo bị nén một chu kì là

\(\begin{array}{l} A.\frac{\pi }{{6\sqrt 2 }}s\\ B.\frac{\pi }{{3\sqrt 2 }}s\\ C.\frac{\pi }{{5\sqrt 2 }}s\\ D.\frac{\pi }{{15\sqrt 2 }}s \end{array}\)

Câu 7: Cho một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Khi treo vật m vào lò xo giãn 5 cm. Biết vật dao động điều hoà với phương trình: x = 10cos(10t – π/2) (cm). Chọn trục toạ độ thẳng đứng, gốc O tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. Thời gian ngắn nhất kể từ lúc t = 0 đến lúc lực đẩy đàn hồi cực đại lần thứ nhất bằng

A. 3/20 s.                B. 3/2 s.                             C. 3/10 s.                           D. 1/15 s.

Câu 8: Một con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng với phương trình x = 10cos(10t – π/2). (Chiều dương hướng xuống, gốc O tại vị trí cân bằng). Lấy g = 10 m/s2. Cho biết khối lượng của vật là m = 1 kg. Tính thời gian ngắn nhất từ lúc t = 0 đến lúc lực đàn hồi cực đại lần thứ nhất bằng

\(\begin{array}{l} A.\frac{\pi }{{30}}s\\ B.\frac{\pi }{{10}}s\\ C.\frac{\pi }{6}s\\ D.\frac{\pi }{{20}}s \end{array}\)

Câu 9: Một vật nặng nhỏ có khối lượng m gắn vào một đầu lò xo có khối lượng không đáng kể, đầu còn lại phía trên của lò xo được giữ cố định, cho vật điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số 2,5 Hz. Trong quá trình vật dao động chiều dài lò xo thay đổi từ cm đến cm. Lấy g=10m/s2 và π2=10. Điều nào sau đây sai?

A. Khi vật ở vị trí cân bằng, lò xo bị dãn 4 cm.

B. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 18 cm.

C. Lực đàn hồi cực tiểu của lò xo bằng không.

D. Trong quá trình vật dao động lò xo luôn bị dãn.

Câu 10: Con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng k = 80 N/m và vật nặng có khối lượng m = 200 g dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ A = 5 cm, lấy g = 10 m/s2. Trong một chu kỳ T, thời gian lò xo dãn là

\(\begin{array}{l} A.\frac{\pi }{{30s}}\\ B.\frac{\pi }{{15s}}\\ C.\frac{\pi }{{12s}}\\ D.\frac{\pi }{{24s}} \end{array}\)

...

-------(Nội dung từ câu 11-20 và đáp án của đề số 1, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy)--------

2. ĐỀ SỐ 2

Chọn phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1: Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 100 g, treo vào lò xo có độ cứng k = 40 N/m. Thời điểm ban đầu, kéo vật lệch ra khỏi vị trí cân bằng theo chiều âm một đoạn 10 cm, rồi thả nhẹ. Phương trình dao động của vật là

A. \(x = 10\sqrt 2 \cos (20t + \pi )(cm)\).                             

B. \(x = 10\cos (20t + \pi )(cm)\).

C. \(x = 10\cos (20t + \frac{\pi }{2})(cm)\).                                

D. \(x = 10\sin (20t + \pi )(cm)\).

Câu 2: Một vật nặng 500 g dao động điều hoà trên quỹ đạo dài 20 cm và trong khoảng thời gian 3 phút vật thực hiện 540 dao động. Cho 10. Cơ năng của vật khi dao động là

A. 2025 J.                          B. 0,9 J.                  C. 2,025 J.                         D. 900 J.

Câu 3: Một con lắc lò xo bố trí nằm ngang, vật nặng dao động điều hoà với A = 10 cm, T = 0,5 s. Khối lượng của vật nặng là m = 250 g. Lực đàn hồi cực đại tác dụng lên vật nặng có giá trị nào trong các giá trị dưới đây?

A. 0,4 N.                            B. 0,8 N.                  C. 4 N.                               D. 8 N.

Câu 4: Con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 2 kg, treo vào lò xo có độ cứng k = 200 N/m. Thời điểm ban đầu, kéo vật lệch ra khỏi vị trí cân bằng theo chiều dương một đoạn 5 cm, rồi thả nhẹ. Phương trình dao động của vật là

A. \(x = 5\sqrt 2 \sin (10t - \frac{\pi }{4})(cm)\).                               

B. \(x = 5\cos (10t - \pi )(cm)\).

C. \(x = 5\cos 10t(cm)\).                                          

D. \(x = 5\cos 10\pi t(cm)\).

Câu 5: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo dãn Δl. Kích thích để quả nặng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với cho kì T. Thời gian lò xo bị nén trong một chu kì là T/4. Biên độ dao động của vật là

A. 2Δl                               B. 1,5Δl                             C. \(\sqrt 2 \Delta l\)                                D. 0,5Δl

Câu 6: Gọi x là li độ, k là hệ số tỉ lệ (k > 0). Lực tác dụng làm vật dao động điều hòa có dạng

A. F = kx.               

B. F = -kx2.                       

C. F = kx2.                        

D. F = -kx.

Câu 7: Vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 10cos(10t – π/2)\). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc dao động v vào li độ x có dạng nào

A. Đường tròn.                            

B. Đường thẳng.

C. Elip.                                       

D. Parabol.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về sự so sánh li độ và gia tốc là đúng? Trong dao động điều hòa thì li độ, vận tốc và gia tốc là ba đại lượng biến đổi điều hòa theo thời gian và có

A. cùng tần số góc.                     

B. cùng pha ban đầu.

C. cùng biên độ.                         

D. cùng pha.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa li độ, vận tốc, gia tốc là đúng?

A. Trong dao động điều hòa vận tốc và li độ luôn cùng dấu.

B. Trong dao động điều hòa gia tốc và li độ luôn cùng dấu.

C. Trong dao động điều hòa vận tốc và gia tốc luôn trái dấu.

D. Trong dao động điều hòa gia tốc và li độ luôn trái dấu.

Câu 10: Nếu chọn gốc tọa độ trùng với căn bằng thì ở thời điểm t, biểu thức quan hệ giữa biên độ A (hay xm), li độ x, vận tốc v và tần số góc w của chất điểm dao động điều hòa là

A. A2 = x2 + v2/w2.                                  

B. A2 = v2 + x2w2.

C. A2 = x2 + w2v2.                                  

D. A2 = v2 + x2/ w2

...

-------(Nội dung từ câu 11-20 và đáp án của đề số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy)--------

3. ĐỀ SỐ 3

Chọn phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1: Một con lắc đơn có chiều dài , vật nặng có trọng lượng là 2 N, khi vật đi qua vị trí có vận tốc cực đại thì lực căng của dây bằng 4 N. Sau thời điểm đó thời gian là T/4 lực căng của dây có giá trị bằng

A. 1 N.                               B. 0,5 N.                            C. 2,5 N.                                D. 2 N.

Câu 2: Con lắc đơn đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Lúc t = 0 truyền cho con lắc vận tốc v0 = 20 cm/s nằm ngang theo chiều dương thì nó dao động điều hoà với chu kì T = s. Phương trình dao động của con lắc dạng li độ góc là

A.  \(\alpha = 1,0\cos (5t - \frac{\pi }{2})rad\)              

B. \(\alpha = 1,0\cos (t/5 - \frac{\pi }{2})rad\)

C. \(\alpha = 0,1\cos (5t - \frac{\pi }{2})rad\)

D. \(\alpha = 1,0\cos (5t + \frac{\pi }{2})rad\)

Câu 3: Con lắc đơn có chu kì 2 s, trong quá trình dao động, góc lệch cực đại của dây treo là 0,04 rad. Cho rằng qũy đạo chuyển động là thẳng, chọn gốc thời gian lúc vật có li độ 0,02 rad và đang đi về vị trí cân bằng, phương trình dao động của vật là

A. \(\alpha = 0,04\cos (\pi t - \frac{\pi }{3})rad\)

B. \(\alpha = 0,04\cos (5\pi t - \frac{\pi }{6})rad\)

C. \(\alpha = 0,04\cos (\pi t + \frac{\pi }{3})rad\)

D. \(\alpha = 0,02\cos (\pi t + \frac{\pi }{3})rad\)

Câu 4: Một con lắc đơn có độ dài , trong khoảng thời gian nó thực hiện được 6 dao động. Người ta giảm bớt chiều dài của nó đi 16 cm, cũng trong khoảng thời gian đó nó thực hiện được 10 dao động. Chiều dài của con lắc ban đầu là

A. 25 cm.                B. 25 m.                  C. 9 m.                              D. 9 cm.

Câu 5: Con lắc Phucô treo trong nhà thờ Thánh I-xac ở Xanh Pêtecbua là một con lắc đơn có chiều dài 98 m. Gia tốc rơi tự do ở Xanh Pêtecbua là 9,819 m/s2. Nếu treo con lắc đó ở Hà Nội có gia tốc rơi tự do là 9,793 m/s2 và bỏ qua sự ảnh hưởng của nhiệt độ. Chu kì của con lắc ở Hà Nội là

A. 20 s.                   B. 19,00 s.              C. 19,84 s.                        D. 19,87 s.

Câu 6: Một vật dao động tắt dần, nếu trong khoảng thời gian cơ năng của hệ giảm đi 2 lần thì vận tốc cực đại giảm

A. 2 lần.                                      

B. 4 lần.

C. \(2\sqrt 2 \) lần.                                 

D. \(\sqrt 2 \) lần.

Câu 7: Trong dao động duy trì, năng lượng cung cấp thêm cho vật có tác dụng:

A. làm cho li độ dao động không giảm xuống.

B. bù lại sự tiêu hao năng lượng vì lực cản mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng của hệ.

C. làm cho động năng của vật tăng lên.

D. làm cho tần số dao động không giảm đi.

Câu 8: Một người chở hai thùng nước phía sau xe đạp và đạp xe trên một con đường bằng bê tông. Cứ 5m, trên đường có một rãnh nhỏ. Chu kì dao động riêng của nước trong thùng là 1 s. Đối với người đó, vận tốc không có lợi cho xe đạp là

A. 15 km/h.                                            B. 18 km/h.

C. 5 km/h.                                              D. 10 km/h.

Câu 9: Hai lò xo có độ cứng k1, k2 mắc nối tiếp, đầu trên mắc vào trần một toa xe lửa, đầu dưới mang vật m = 1 kg. Khi xe lửa chuyển động với vận tốc 90 km/h thì vật nặng dao động mạnh nhất. Biết chiều dài mỗi thanh ray là 12,5 m, k1 = 200 N/m, = 10. Coi chuyển động của xe lửa là thẳng đều. Độ cứng k2 bằng

A. 800 N/m.                                            B. 80 N/m.

C. 40 N/m.                                             D. 160 N/m.

Câu 10: Dao động cưỡng bức là dao động của hệ

A. dưới tác dụng của lực đàn hồi.

B. dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

C. trong điều kiện không có lực ma sát.

D. dưới tác dụng của lực quán tính.

...

-------(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi và đáp án, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)--------

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Vật Lý 12 trường THPT Nguyễn Trung Trực có đáp án năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF