YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Lý 12 có đáp án Trường THPT Bàu Hàm năm 2020

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Bộ đề thi học kỳ 1 trường THPT Bàu Hàm môn Lý 12 năm 2020 bao gồm 3 đề thi có đáp án để có thể ôn tập và củng cố các kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới. 

Chúc các em học sinh lớp 12 thi tốt, đạt kết quả cao!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT BÀU HÀM

KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN: VẬT LÍ 12

Năm học: 2020-2021

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Chọn phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1: Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã

A. làm mất lực cản của môi trường đối với vật chuyển động

B. tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật dao động.

C. tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì.

D. kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt hẳn.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về dao động cưỡng bức là đúng?

A. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn.

C. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực tuần hoàn.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn.

Câu 3: Chọn câu sai. Khi nói về dao động cưỡng bức:

A. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn.

B. Dao động cưỡng bức là điều hoà.

C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

D. Biên độ dao động cưỡng bức thay đổi theo thời gian.

Câu 4: Để duy trì dao động cho một cơ hệ ta phải

A. tác dụng vào nó một lực không đổi theo thời gian.

B. làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.

C. tác dụng lên hệ một ngoại lực tuần hoàn.

D. cho hệ dao động với biên độ nhỏ để giảm ma sát.

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Một người đang đưa võng. Sau lần kích thích bằng cách đạp chân xuống đất đầu tiên thì người đó nằm yên để cho võng tự chuyển động. Chuyển động của võng trong trường hợp đó là

A. tự dao động.

B. dao động cưỡng bức.

C. dao động tắt dần.

D. cộng hưởng dao động.

Câu 6: Một con lắc đơn dao động điều hoà, với biên độ (dài) S0. Khi thế năng bằng một nửa cơ năng dao động toàn phần thì li độ bằng

A. \(s = \pm \frac{{{S_o}}}{2}\).

B. \(s = \pm \frac{{{S_o}}}{4}\).

C. \(s = \pm \frac{{\sqrt 2 {S_o}}}{2}\).

D. \(s = \pm \frac{{\sqrt 2 {S_o}}}{4}\).

Câu 7: Hai con lắc đơn, dao động điều hòa tại cùng một nơi trên Trái Đất, có năng lượng như nhau. Quả nặng của chúng có cùng khối lượng. Chiều dài dây treo con lắc thứ nhất dài gấp đôi chiều dài dây treo con lắc thứ hai (l1=2l2). Quan hệ về biên độ góc của hai con lắc là

A. a1=2a2.

B. a1=0,5a2.

C. a1=0,5 a2.

D. a1= a2.

Câu 8: Khi con lắc đơn dao động với phương trình thì thế năng của nó biến thiên với tần số

A. 2,5 Hz.                          B. 5 Hz.                             C. 10 Hz.                                D. 20 Hz.

Câu 9: Một con lắc đơn dao động với biên độ góc = 6o. Con lắc có động năng bằng 3 lần thế năng tại vị trí có li độ góc là

A. 30.                                 B. 20.                                 C. 2,50.                                D. 1,50.

Câu 10: Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng m = 0,2 kg, chiều dài dây treo l, dao động nhỏ với biên độ S0 = 5 cm và chu kì T = 2 s. Lấy g = = 10 m/s2. Cơ năng của con lắc là

A. 25.10-3 J.                       B. 5.10-5 J.                         C. 25.10-4 J.                D. 25.10-5 J.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

D

C

C

C

C

C

A

C

...

-------(Nội dung từ câu 11-20 và đáp án của đề số 1, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy)--------

2. ĐỀ SỐ 2

Chọn phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1: Một vật dao động điều hoà có phương trình dao động là x = 5cos(2t +/3) (cm). Lấy = π2=10. Gia tốc của vật khi có li độ x = 3 cm là

A. -120 cm/s2.                    B. 1,20 m/s2.                      C. -60 cm/s2.                     D. -12 cm/s2.

Câu 2: Một vật dao động điều hoà có phương trình dao động là x = 5cos(2t +/3) (cm). Vận tốc của vật khi có li độ x = 3 cm bằng

A. 12,56 cm/s.                   B. 25,12 cm/s.         C. 25,12 cm/s.                      D. 12,56 cm/s.

Câu 3: Li độ của một vật phụ thuộc vào thời gian theo phương trình x = 12sint – 16sin3t. Nếu vật dao động điều hoà thì gia tốc có độ lớn cực đại là

A. 12ꞷ2.                            B. 24ꞷ2.                  C. 36ꞷ2.                             D. 48ꞷ2.

Câu 4: Một vật dao động điều hoà xung quanh vị trí cân bằng với biên độ dao động là A và chu kì T. Tại điểm có li độ x= A/2 tốc độ của vật là

A. \(\frac{{3{\pi ^2}A}}{T}\).                          

B. \(\frac{{\sqrt 3 {\pi ^{}}A}}{T}\).                        

C. \(\frac{{{\pi ^{}}A}}{T}\).                     

D. \(\frac{{\sqrt 3 \pi A}}{{2T}}\).

Câu 5: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất mà sau đó trạng thái dao động của vật được lặp lại như cũ được gọi là

A. tần số dao động.

B. chu kì riêng của dao động.

C. tần số riêng của dao động.

D. chu kì dao động.

Câu 6: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật nặng khối lượng 1 kg và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 100 N/m dao động điều hoà. Trong quá trình dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 20 cm đến 32 cm. Cơ năng của con lắc bằng

A. 3 J.                     B. 1,5 J.                             C. 0,36 J.                           D. 0,18 J.

Câu 7: Chiều dài của con lắc lò xo treo thẳng đứng khi vật ở vị trí cân bằng là 30 cm, khi lò xo có chiều dài 40 cm thì vật nặng ở vị trí thấp nhất. Biên độ dao động của vật là

A. 2,5 cm.               B. 5 cm.                             C. 10 cm.                           D. 35 cm.

Câu 8: Một quả cầu có khối lượng m = 100 g được treo vào đầu dưới của một lò xo có chiều dài tự nhiên 30 cm, độ cứng k = 100 N/m, đầu trên cố định. Cho g = 10 m/s2. Chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng là

A. 18 cm.                B. 29 cm.                           C. 31 cm.                           D. 20 cm.

Câu 9: Một vật nhỏ có khối lượng m = 200 g được treo vào một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k. Kích thích để con lắc dao động điều hoà (bỏ qua các lực ma sát) với gia tốc cực đại bằng 16 m/s2 và cơ năng bằng 6,4.10-2 J. Độ cứng k của lò xo và vận tốc cực đại của vật lần lượt là

A. 40 N/m; 1,6 m/s.                                B. 80 N/m; 80 cm/s.

C. 80 N/m; 8 m/s.                                   D. 40 N/m; 16 cm/s.

Câu 10: Một vật nhỏ khối lượng m = 200 g được treo vào một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k = 80 N/m. Kích thích để con lắc dao động điều hoà (bỏ qua các lực ma sát) với cơ năng bằng 6,4.10-2 J. Gia tốc cực đại và vận tốc cực đại của vật lần lượt là

A. 16 cm/s2; 1,6 m/s.                                        B. 3,2 cm/s2; 0,8 m/s.

C. 0,8 m/s2 ; 16 m/s.                                         D. 16 m/s2 ; 80 cm/s.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

C

B

D

D

C

C

B

D

...

-------(Nội dung từ câu 11-20 và đáp án của đề số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy)--------

3. ĐỀ SỐ 3

Chọn phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1: Một lò xo có độ cứng k = 20 N/m treo thẳng đứng. Treo vào đầu dưới lò xo một vật có khối lượng m = 200 g. Từ vị trí cân bằng nâng vật lên 5 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Lấy g = 10 m/s2. Trong quá trình vật dao động, giá trị cực tiểu và cực đại của lực đàn hồi của lò xo lần lượt bằng

A. 2 N và 5 N.                                        B. 2 N và 3 N.

C. 1 N và 5 N.                                        D. 1 N và 3 N.

Câu 2: Cho con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình dao động là . Biết vật nặng có khối lượng m = 100 g, lấy g = = 10 m/s2. Lực đẩy đàn hồi lớn nhất của lò xo bằng

A. 3 N.                    B. 2 N.                               C. 1 N.                               D. 0,5 N.

Câu 3: Một con lắc lò xo có vật nặng khối lượng m = 200 g treo thẳng đứng dao động điều hoà. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 30 cm. Lấy g = 10 m/s2. Khi lò xo có chiều dài 28 cm thì vận tốc bằng không và lúc đó lực đàn hồi có độ lớn 2 N. Năng lượng dao động của vật bằng

A. 0,08 J.                B. 0,8 J.                             C. 0,02 J.                           D. 0,1 J.

Câu 4: Con lắc lò xo có khối lượng m = 400 g, độ cứng k = 160 N/m dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Biết khi vật có li độ 2 cm thì vận tốc của vật bằng 40 cm/s. Năng lượng dao động của vật là

A. 1,6 J.                  B. 0,032 J.                         C. 0,064 J.                         D. 0,64 J.

Câu 5: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m = 400 g và lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động điều hoà với cơ năng E = 25 mJ. Khi vật qua vị trí có li độ x = -1 cm thì vật có vật tốc v = –25 cm/s. Độ cứng k của lò xo bằng

A. 250 N/m.             B. 200 N/m.                       C. 150 N/m.                      D. 100 N/m.

Câu 6: Một chất điểm thực hiện dao động điều hòa với chu kì T= 3,14s và biên độ A= 1m. Tại thời điểm chất điểm đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc của nó có độ lớn bằng

A. 2 m/s.                            B. 0,5 m/s.                         C. 3 m/s.                                D. 1 m/s.

Câu 7: Đối với dao động điều hòa, điều gì sau đây sai?

A. Thời gian vật đi từ vị trí biên này sang vị trí biên kia là 0,5T.

B. Năng lượng dao động phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu.

C. Lực kéo về có giá trị cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.

D. Tốc độ đạt giá trị cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.

Câu 8: Con lắc lò xo dao động điều hòa trên phương ngang, tốc độ vật triệt tiêu khi

A. lực tác dụng vào vật bằng 0.

B. lò xo có chiều dài tự nhiên.

C. độ lớn li độ cực đại.

D. gia tốc vật bằng 0.

Câu 9: Một chất điểm có khối lượng m = 50 g dao động điều hoà trên đoạn thẳng MN dài 8 cm với tần số 5 Hz. Khi t = 0, chất điểm qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy . Lực kéo về tác dụng lên chất điểm tại thời điểm t = 1/12 s có độ lớn là

A. 10 N.                  B. 17,32 N.                        C. 1 N.                               D. 1,732 N.

Câu 10: Vật dao động điều hòa khi đi từ biên độ dương về vị trí cân bằng thì

A. li độ vật giảm dần nên gia tốc của vật có giá trị dương.

B. li độ vật có giá trị dương nên vật chuyển động nhanh dần.

C. vật đang chuyển động nhanh dần vì vận tốc của vật có giá trị dương.

D. vật đang chuyển động ngược chiều dương và vận tốc có giá trị âm.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

A

C

A

A

C

C

C

D


-------(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi và đáp án, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)--------

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Vật Lý 12 trường THPT Bàu Hàm có đáp án năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF