YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Huỳnh Cương

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án được biên soạn và tổng hợp từ nguồn tư liệu của Trường THPT Huỳnh Cương. Tài liệu gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HUỲNH CƯƠNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 là do

A. sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương

B. thắng lợi của quân đồng mình với chủ nghĩa phát xít

C. sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc

D. nghệ thuật khởi nghĩa linh hoạt, sáng tạo

Câu 2: Ngày 12/4/1944, Hồ Chí Minh viết: “Cuộc kháng chiến của ta là một cuộc kháng chiến toàn dân nên phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”. Cuộc kháng chiến trên đây diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Khi nhân dân Việt Nam chưa có chính quyền cách mạng

B. Khi nhân dân Việt Nam đã có chính quyền cách mạng

C. Khi nước Việt Nam mới đang dần hình thành

D. Khi các lực lượng đồng minh đang chuẩn bị vào Việt Nam

Câu 3: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào yêu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX là

A. đào tạo và rèn luyện đội ngũ cán bộ cho phong trào yêu nước dân tộc dân chủ Việt Nam

B. góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, bồi đắp truyền thống yêu nước

C. góp phần khảo sát và thử nghiệm một con đường cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản

D. chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản, độc lập dân tộc không gắn liền với còn đường tư sản

Câu 4: Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930- 1931 là

A. hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933

B. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phát triển gay gắt

C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh

D. những tác động của tình hình thế giới

Câu 5: Yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?

A. Do tinh thần yêu nước thương dân, ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành

B. Những hoạt động cứu nước của các vị tiền bối diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại

C. Phong trào cách mạng thế giới diễn ra mạnh mẽ cổ vũ cách mạng Việt Nam

D. Do yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc cần tìm ra con đường cứu nước phù hợp

Câu 6: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 - 1951) là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng và là

A. Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội.                 

B. Đại hội kháng chiến toàn dân.

C. Đại hội kháng chiến thắng lợi.                        

D. Đại hội xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945- 1954)?

A. Là một cuộc chiến tranh nhân dân, chính nghĩa

B. Là một cuộc chiến tranh yêu nước, bảo vệ Tổ quốc

C. Là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc

D. Là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là yếu tố chủ quan đảm bảo cho khởi nghĩa Yên Thế tồn tại trong thời gian dài

A. Nghĩa quân biết dựa vào dân vừa chiến đấu vừa sản xuất.

B. Nghĩa quân biết khai thác tốt địa hình, địa vật để chiến đấu lâu dài.

C. Nghĩa quân biết vận dụng chiến lược hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.

D. Thực dân Pháp muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa ở Bắc Kì.

Câu 9: Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là một phong trào

A. có tính chất dân chủ                                         

B. chỉ mang tính dân tộc

C. không mang tính cách mạng                            

D. mang tính chất cải lương

Câu 10: Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ

A. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định.

B. điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.

C. tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt.

D. điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.

Câu 11: Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam về

A. địa hình tác chiến.                                            

B. loại hình chiến dịch.

C. đối tượng tác chiến.                                          

D. lực lượng chủ yếu.

Câu 12: Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là

A. làm thay đổi cơ bản các nhân tố sản xuất.

B. đưa loài người sang nền văn minh mới.

C. thay đổi to lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nhân lực

D. nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

B

11

B

21

A

2

A

12

B

22

A

3

D

13

C

23

C

4

C

14

C

24

C

5

A

15

B

25

B

6

C

16

B

26

B

7

D

17

D

27

B

8

D

18

A

28

D

9

A

19

A

29

C

10

D

20

A

30

B

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) không thông qua quyết định nào?

A. Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương.

B. Quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.

C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

Câu 2: Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh trái đất là

A. Mỹ                                  

B. Liên Xô.                     

C. Anh                            

D. Pháp.

Câu 3: Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập nên sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

A. Chính phủ lâm thời.

B. Nhà nước dân chủ nhân dân.

C. Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân.

D. Các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

Câu 4: Theo thỏa thuận các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta, khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Các nước phương Tây.                                           

B. Liên Xô.

C. Mĩ.                                                                          

D. Anh.

Câu 5: Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là

A. thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên thế giới.

B. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

C. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực.

D. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế.

Câu 6: Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. thành lập tổ chức ASEAN, đẩy mạnh hợp tác trong khu vực.

B. trở thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.

C. trở thành khu vực năng động và phát triển.

D. trở thành các quốc gia độc lập.

Câu 7: Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?

A. Toàn cầu hóa.                                                          

B. Hòa hoãn Đông - Tây.

C. Đa cực, nhiều trung tâm.                                        

D. Liên kết khu vực.

Câu 8: Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực

A. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân.

C. công nghiệp nặng, chế tạo máy móc.

D. công nghiệp quốc phòng.

Câu 9: Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á năm 1945 chứng tỏ

A. điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.

B. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định.

C. tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt.

D. điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.

Câu 10: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc 1979 đến nay là

A. Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới.

B. Tiếp tục đường lối đóng cửa.

C. Duy trì hai đường lối bất lợi cho Trung Quốc.

D. Chỉ mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Xã hội chủ nghĩa

Câu 11: Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào

A. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995).

B. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976).

C. Campuchia gia nhập ASEAN (4/1999).

D. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN (11/2007).

Câu 12: Sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian về thành tựu khoa học-kĩ thuật Liên Xô từ sau năm 1945:

1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. 2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. 3. Liên Xô phóng tàu vũ trụ, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

A. 2, 3, 1.            

B. 2, 1, 3.       

C. 3, 2,1.        

D. 1, 3, 2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

A

11

B

21

D

2

B

12

B

22

B

3

D

13

C

23

A

4

A

14

C

24

A

5

B

15

B

25

B

6

D

16

D

26

C

7

D

17

A

27

A

8

B

18

C

28

B

9

D

19

D

29

C

10

A

20

C

30

D

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian: 

1, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.  

2, Đánh chiếm pháo đài, nhà tù Ba- xti. 

3, thành lập nền cộng hòa.                                              

4, thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.

A. 2,1,4,3.                           

B. 1,2,3,4.                       

C. 3,1,4,2.                       

D. 2,3,4,1.

Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành căn bản công cuộc xâm lược Việt Nam ở cuối thế kỉ XIX?

A. Triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất.

B. Thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897).

C. Triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883), Pa-tơ-nốt (1884).

D. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại, phong trào Cần Vương chấm dứt (1896).

Câu 3: Nhân tố nào sau đây quyết định đến sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La tinh?

A. Thắng lợi của cách mạng Cuba.                             

B. Sự suy yếu của đế quốc Mĩ.

C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam.                      

D. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc.

Câu 4: Vì sao nói công xã Pari là một nhà nước kiểu mới?

A. Công xã vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh.

B. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.

D. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

Câu 5: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn 1919-1939?

A. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập.

B. Chủ nghĩa Mác-Lê Nin được truyền bá vào Trung Quốc.

C. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên Bắc Kinh.

D. Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919.

Câu 6: Nhân tố quyết định hàng đầu dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. chi phí cho quốc phòng thấp.                                 

B. vai trò quản lí của Nhà nước.

C. tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.                          

D. yếu tố con người.

Câu 7: Điểm khác biệt căn bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896) là

A. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào.           

B. không bị chi phối bởi chiếu Cần vương.

C. hình thức và phương pháp đấu tranh.                     

D. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia.

Câu 8: Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn dẫn đến hậu quả là

A. làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển được ở Việt Nam.

B. gây mâu thuẫu với các nước phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc.

C. làm cho mối quan hệ với các nước phương Tây ngày càng căng thẳng.

D. gây mâu thuẫn giữa tín đồ các tôn giáo, làm cho các giáo dân lo sợ, bất mãn.

Câu 9: Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành

A. nước đầu tiên tiến hành cách mạng xanh trong nông nghiệp.

B. siêu cường tài chính số một thế giới và cường quốc quân sự.

C. quốc gia đi đầu về thu nhập đầu người và chất lượng y tế.

D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Câu 10: Ý nào sau đây không phải mục tiêu của Mĩ trong chính sách đối ngoại những năm 1945 - 1973?

A. Đàn áp phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

B. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Khống chế, chi phối các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.

D. Thực hiện mục tiêu tấn công Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nền kinh tế Mĩ trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX?

A. Kinh tế phát triển, Mĩ vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới.

B. Nền kinh tế hầu như không có sự tăng trưởng.

C. Tăng trưởng liên tục, Mĩ là trung tâm kinh tế duy nhất thế giới.

D. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.

Câu 12: Đặc điểm nổi bật của kinh tế Liên bang Nga giai đoạn 1990 – 1995 là

A. suy thoái, tăng trưởng âm.                                      

B. khủng hoảng và kém phát triển.

C. phục hồi và phát triển.                                            

D. phát triển nhanh chóng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

A

11

D

21

C

2

C

12

A

22

C

3

A

13

C

23

D

4

D

14

C

24

B

5

A

15

B

25

A

6

D

16

D

26

D

7

B

17

B

27

A

8

B

18

C

28

B

9

D

19

D

29

C

10

D

20

A

30

C

 

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Huỳnh Cương. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF