YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Nguyễn Văn Thiệt

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Nguyễn Văn Thiệt. Tài liệu được biên soạn gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN THIỆT

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2020-2021

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Nội dung nào dưới đây gắn liền với Hội nghị thành lập Đảng?

A. Cử ra Ban chấp hành trung ương chính thức

B. Thông qua chính cương, sách lược vắn tắt và chỉ định Ban Chấp hành Trung ương lâm thời

C. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương

D. Thông qua Luận cương chính trị của Đảng

Câu 2: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?

A. Liên Xô phòng thành công tàu vũ trụ

B. Liên Xô hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế

C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

D. Liên Xô phong thành công vệ tinh nhân tạo

Câu 3: Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám 1945 là:

A. Đấu tranh ngoại giao                                       

B. Đấu tranh chính trị

C. Đấu tranh nghị trường                                     

D. Đấu tranh vũ trang

Câu 4: Hội nghị lần thứ Tam Ban Chấp hành trung ương Đảng (5/1941) diễn ra tại địa điểm nào:

A. Bà Điểm (Hoc Môn - Gia Định)                      

B. Pác Pó (Hà Giang - Cao Bằng)

C. Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc)          

D. Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh)

Câu 5: Tác phẩm nào đã trang bị lí luận cho cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên?

A. Tác phẩm Đường Cách mệnh

B. Báo Người cùng khổ

C. Bao Thanh niên và tác phẩm Đường Cách mệnh

D. Báo Thanh niên

Câu 6: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ra đời vào thời gian nào?

A. 9/1925                           

B. 8/1925                   

C. 6/1925                          

D. 7/1925

Câu 7: Phong trào cách mạng đầu tiên ở Việt Nam diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là:

A. Khởi nghĩa Yên Bái (1930)                             

B. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940)

C. Phong trào dân chủ 1936 – 1939                     

D. Phong trào cách mạng 1930 - 1931

Câu 8: Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng, đó là phong trào nào:

A. Chống độc quyền sản xuất lúa gạo ở Nam Kì

B. Thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lượng

C. Chống độc quyền cảng Sài Gòn

D. Phong trào “Chấn hưng nội hoa”, “Bài trừ ngoại hóa”

Câu 9: Trong khoảng thời gian từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70, thế giới đã xuất hiện trung tâm kinh tế - tài chính nào?

A. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Nhật Bản

B. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

C. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu.

D. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới

Câu 10: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?

A. Giao thông vận tải.                                          

B. Công nghiệp nặng

C. Nông nghiệp và khai thác mỏ                          

D. Thương nghiệp

Câu 11: Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Phap ở Việt Nam:

A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc

B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc

C. Nông dân, địa chủ phong kiến.

D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

Câu 12: Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, những tỉnh nào giành chính quyền thắng lợi ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước?

A. Bắc Giang, Hải Dương, Cao Bằng, Bắc Cạn

B. Bắc Giang, Hải Dương, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang

C. Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên

D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1.B

2.C

3.D

4.B

5.C

6.C

7.D

8.D

9.B

10.C

11.B

12.D

13.A

14.D

15.D

16.C

17.D

18.C

19.C

20.B

21.A

22 A

23.A

24.A

25 A

26.A

27.C

28.B

29.B

30A

 

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Giai đoạn được xem là phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản là vào thời gian nào?

A. Từ năm 1960 đến năm 1973                            

B. Từ năm 1969 đến năm 1973

C. Từ năm 1960 đến năm 1969                            

D. Từ năm 1952 đến năm 1969

Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Mĩ đạt được thành tựu gì?

A. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới

B. Sản lượng nông nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng nông nghiệp thế giới

C. Chiếm 2/3 dự trữ vàng của thế giới

D. Chiếm hon 45% tổng sản phẩm kinh tế thế giới

Câu 3: Ở Nhật Bản, nhân tố được xem là quyết định hàng đầu thúc đẩy kinh tế phát triển là:

A. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước

B. Áp dụng khoa học kĩ thuật

C. Chi phí quốc phòng thấp

D. Con người

Câu 4: Đồng tiền chung châu Âu EURO được chính thức sử dụng ở nhiều nước EU vào thời gian nào?

A. Tháng 1/2002                

B. Tháng 5/1999       

C. Tháng 1/1999               

D. Tháng 5/2000

Câu 5: Người đã khởi xướng đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là ai?

A. Đặng Tiểu Bình                                               

B. Tôn Trung Sơn

C. Lưu Thiếu Kỳ                                                  

D. Mao Trạch Đông

Câu 6: Nguồn gốc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai

A. Do yêu cầu cuộc sống

B. Do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai

C. Những thành tựu khoa học - kĩ thuật lần 1 tạo tiền đề cho CMKHKT - CN lần hai.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây dẫn tới sự ra đời của xu thế toàn cầu hóa?

A. do trật tự hai cực Ianta sụp đổ.

B. Do sự bùng nổ cách mạng khoa học, kĩ thuật.

C. Do chính sách đối ngoại cởi mở của Mĩ

D. Do kinh tế các nước phát triển.

Câu 8: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, về đối ngoại Liên Xô đã thực hiện chính sách với mục tiêu gì?

A. Hòa bình, trung lập tích cực

B. Bảo vệ hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

C. Liên kết chặt chẽ với các nước Tây Âu mở rộng ảnh hưởng ở châu Á

D. Liên kết chặt chẽ với Mỹ, mở rộng ảnh hưởng ở châu Âu

Câu 9: Cuối thập kỉ 90, Liên minh châu Âu trở thành tổ chức liên kết lớn nhất hành tinh.

A. Quân sự                        

B. Chính trị - kinh tế 

C. Chính trị                      

D. Kinh tế

Câu 10: Cụm từ nào được dùng để chỉ phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. “Lục địa mới trỗi dậy”                                    

B. “Lục địa bùng cháy”

C. “Lục địa đỏ”                                                    

D. “Mĩ La tinh cháy"

Câu 11: Từ đầu 1973 đến nay cuộc cách mạng nào được nâng lên vị trí hàng đầu?

A. Cách mạng trắng trong nông nghiệp               

B. Cách mạng công nghệ,

C. Cách mạng công nghiệp                                  

D. Cách mạng xanh trong nông nghiệp

Câu 12: Giữa tháng 8/1945, lợi dụng Nhật đầu hàng Đồng minh nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh giành độc lập. Những nước nào đã giành được độc lập vào thời gian này?

A. Việt Nam, Lào, Campuchia                             

B. Việt Nam, Lào, Inđônêxia

C. Việt Nam, Campuchia, Inđônêxia                   

D. Việt Nam, Lào, Xingapo

Câu 13: Sau khi giành được độc lập, bước vào phát triển kinh tế trong điều kiện khó khăn, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á có nhu cầu gì?

A. Liên kết chặt chẽ với Mĩ

B. Hợp tác chặt chẽ với các nước xã hội chủ nghĩa

C. Hợp tác với nhau để cùng phát triển

D. Độc lập phát triển kinh tế

Câu 14: Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã đạt được thành tựu gì?

A. Trở thành cường quốc nông nghiệp lớn nhất thế giới

B. Tự túc được nhu cầu thịt, sữa trong nước

C. Trở thành nước xuất khẩu thực phẩm đứng thứ hai thế giới

D. Trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới

Câu 15: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong những năm 1991 đến năm 2000?

A. Ngả về các nước Đông Âu

B. Liên kết chặt chẽ với Mĩ

C. Hòa bình trung lập

D. Khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1.A

2.A

3.D

4.A

5.A

6.D

7.B

8.B

9.B

10.B

11.B

12.B

13.C

14.D

15.D

16.C

17.B

18.C

19.C

20.C

21.D

22.B

23.A

24.B

25.A

26.D

27.A

28.C

29.D

30.C

 

 

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỷ XX là?

A. Xu thế toàn cầu hoá.                                        

B. Cục diện “Chiến tranh lạnh”.

C. Sự ra đời các khối quân sự đối lập.                 

D. Sự hình thành các liên minh kinh tế.

Câu 2. Nội dung quyết định để Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng là:

A. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.

C. Bầu ra Ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.

D. Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng, nêu lên đường lối của cách mạng Việt Nam.

Câu 3. Xét về bản chất, toàn cầu hoá là:

A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn.

B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

Câu 4. Hội nghị Ianta diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Liên Xô.

B. Từ ngày 4 đến ngày 12/2/1945, tại Liên Xô.

C. Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Xan Phranxixcô (Mĩ).

D. Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Pháp.

Câu 5. Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào được coi là nhạy bén với tình hình chính trị và có tinh thần cách mạng?

A. Giai cấp tư sản dân tộc.                                   

B. Giai cấp công nhân.

C. Tiểu tư sản trí thức.                                         

D. Giai cấp địa chủ.

Câu 6. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước nào ở Châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ?

A. Pháp.                             

B. Đức.                      

C. Anh.                             

D. Liên Xô.

Câu 7. Những sự kiện nào dưới đây đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe?

A. Sự ra đời của tổ chức NATO và Vacsava.

B. Sự ra đời của tổ chức ASEAN và Liên minh Châu Âu (EU)

C. Sự ra đời của khối SEV và tổ chức Hiệp ước Vacsava.

D. Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 8. Mục đích bao quát nhất của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là:

A. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Thực hiện “chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới của Mĩ.

C. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.

D. Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 9. Tổ chức Đông Dương Cộng sản liên đoàn đã gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào thời gian nào?

A. Ngày 3/2/1930.                                                

B. Ngày 24/2/1930.

C. Tháng 10/1930.                                                

D. Ngày 8/2/1030.

Câu 10. Xu thế toàn cầu hoá là một hệ quả quan trọng của:

A. Chiến tranh lạnh.

B. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ.

C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

D. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

Câu 11. Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 là:

A. Xác định kẻ thù chủ yếu là phát xít Nhật.

B. Xác định nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất.

C. Xác định nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất và giải phóng dân tộc.

D. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Câu 12. Sự kiện nào chứng tỏ Phan Bội Châu đã có cảm tình với nước Nga Xô Viết?

A. Dịch ra chữ Hán cuốn Điều tra chân tướng Nga La Tư của một tác giả Nhật Bản.

B. Thành lập Duy tân hội (1904).

C. Thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912).

D. Viết Thất điều thư.

Câu 13. “Bản đồ gen người” được giải mã hoàn chỉnh vào thời gian nào?

A. Tháng 3 - 1997.                                               

B. Tháng 4 - 2003.

C. Tháng 4- 2000.                                                

D. Tháng 6- 2000.

Câu 14. Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại là

A. “Định hướng Âu - Á”.

B. “Định hướng Đại Tây Dương”

C. Hòa bình, trung lập.

D. Ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc vì độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội.

Câu 15. Cuối năm 1929, cán bộ lãnh đạo và hội viên tiên tiến trong Tổng bộ, Kỳ bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam Kỳ đã quyết định thành lập.

A. Tân Việt cách mạng đảng.                               

B. An Nam cộng sản đảng.

C. Đông Dương cộng sản liên đoàn.                    

D. Đông Dương cộng sản đảng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1.B

2.D

3.C

4.A

5.C

6.B

7.A

8.A

9.B

10.D

11.D

12.A

13.B

14.A

15.B

16.C

17.D

18.D

19.B

20.A

21 D

22.B

23.A

24.C

25.B

26.C

27 A

28.C

29.A

30.D

 

 

 

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Nguyễn Văn Thiệt. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF