YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, đề thi với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân để có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN THỊ MINH KHAI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi:

- Ai đấy nhỉ?...Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?

- Chả phải, từ ngày còn mồ ma bà cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.

- Qúai nhỉ?

Im một lúc, có người bỗng cười rung rúc.

- Hay là vợ anh cu Tràng? Ừ, khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thẹn thẹn hay đáo để.

- Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?

Họ cùng nín lặng.

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân)

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì?

Câu 3: Câu văn “Những khuôn mặy hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ” được sử dụng biện pháp tu từ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về lòng nhân ái của con người.

II. LÀM VĂN (5 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Việt qua tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1:

Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2:

Đoạn văn kể lại những lời bàn tán của dân xóm ngụ cư khi nhân vật Tràng dẫn thị (người vợ nhặt) về.

Câu 3:

Câu văn sử dụng phép tu từ đối lập: khuôn mặt hốc hác u tối – rạng rỡ; đói khát, tăm tối – lạ lùng và tươi mát.

- Ý nghĩa nghệ thuật: Nhà văn khẳng định chính khát vọng sống còn và khát vọng hạnh phúc đã làm cho tâm hồn của người nông dân trong đói khổ đã rạng rỡ hẳn lên.

Câu 4:

Đoạn văn cần đảm bảo các ý:

- Lòng nhân ái là gì?

- Biểu hiện của lòng nhân ái.

- Vai trò, tác dụng của lòng nhân ái đối với đời sống con người.

- Lên án lối sống tiêu cực

- Bài học cho bản thân

II. LÀM VĂN

* Giới thiệu chung

Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Thi và tác phẩm Những đứa con trong gia đình.

Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

* Phân tích

- Truyện Những đứa con trong gia đình được kết cấu theo những đợt hồi tưởng của người lính trẻ tên Việt bị trọng thương, thất lạc đồng đội trong mây ngày đêm. Diễn biến truyện hết sức linh hoạt xáo động không gian lẫn thời gian, chéo quá khứ với hiện tại, trong đó nhân vật Việt hiện lên với đầy đủ các về tính tình, tình cảm, và tinh thần chiến đấu.

1. Tính tình hồn nhiên, thú vị

- Là một chiến sĩ trẻ, Việt vẫn giữ tính hồn nhiên của một thằng trai mới lớn. Việt luôn luôn giữ trong mình cái ná thun mà từ nhỏ Việt đã từng bắn chim. Còn hiện tại, Việt cầm súng tự động, bả súng còn thơm gỗ, đánh Mĩ bằng lê, ná thun vẫn còn nằm gọn trong túi áo.

- Bị thương nặng đến đêm thứ hai, trong bóng đêm vắng lặng và lạnh Việt không sợ chết mà lại sợ bóng đêm và sợ ma.

- Việt rất yêu thương chị Chiến nhưng hay tranh giành với chị, từ những đêm soi ếch ngoài ruộng đến việc lập chiến công. Soi ếch thì chú Năm đứng ra phân xử vì chị Chiến và Việt ai cũng giành phần nhiều là của minh, chị Chiến bao giờ cũng thương Việt. Sau này lớn lên, vết đạn bắn thằng Mĩ trên sông Định Thuỷ, chị cũng nhường...

- Rồi đến đêm mít-tinh ghi lên lòng quân, hai chị em cùng tranh giành đi bộ đội, thật cảm động.

- Ở đơn vị, Việt rất yêu quý đồng đội nhưng không nói thật là mình có Việt dấu chị như giấu của riêng vậy. Cậu sự mất chị mà!

2. Tình thương yêu gia đình sâu đậm

a) Vốn mồ côi, chị Hai ở xa, đứa em út còn nhỏ, tình cảm thương yêu Việt đối với chị thật sâu đậm. Sau khi cùng ghi lên vào bộ đội, sắp xếp việc xong. Việt và Chiến cùng khiêng bàn thờ má gởi sang nhà chú Năm. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bình bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thế rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.

b) Ngoài tình thương chị, Việt còn rất thương mến chú Năm. Tình cảm hình thành từ những ngày Việt đang còn nhỏ. Việt thương chú Năm vì hồi đó hay bênh Việt. Mỗi khi cất giọng hò, chú làm như Việt chính là nơi cụ thể đế gởi gắm những câu hò đó. Theo từng hình ảnh liên tưởng của chú Năm, có Việt biến thành tấm áo và quàng hoặc con sông dài cá khi thì Việt thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển gò Công hoặc ngôi sáng ở Tháp Mười.

c) Trong lúc Việt bị thương, hình ảnh cuả cha mẹ thân yêu luôn chập chờn ẩn hiện trong hồi ức của Việt với bao kỉ niệm chua xót lẫn ngọt ngào. Dường như cuộc đời vất vả của má, mọi ý nghĩ lặng lẽ trong đêm của má. cả những hiểm nguy gian lao của má đã trải qua một cách không hề sợ hãi, tất cả đều được gom và dồn lại vào trong ý nghĩ cuối cùng này: "Để má ráng nuôi bây lớn coi bây có làm được gì cho cha mày vui không? ”

3. Tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu dũng cảm

a) Phải sống chiến đấu như thế nào, trả thù nhà, đền nợ nước sao cho xứng đáng là những đứa con trong một gia đình có truyền thống yêu nước, gắn bó với cách mạng từ thời chống Pháp đến thời chống Mĩ ?... Việt đã chiến đấu bằng tất cả sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, bằng ý chí bất khuất thừa hưởng từ một gia đình cách mạng. Ông nội của Việt, chú Năm, ba Việt đều tham gia kháng chiến chống Pháp. Cha bị Tây chặt đầu, mẹ bị trúng pháo của giặc, những hình ảnh thê thảm đó mãi in sâu trong tâm trí Việt. Chính mối thù nhà là động lực tinh thần và tình cảm thúc đẩy chị em Việt anh dũng chiến đấu.

b) Giữa trận đánh. Việt bị thương nặng. Mất liên lạc với đồng đội, trơ trọi một thân, chịu đói chịu khát, mình đầy thương tích, Việt vẫn can đảm chịu đựng, Việt mới cảm thấy chân tay tê dại, khắp người, nước hay máu không biết, chỗ ướt sùng, chỗ dẻo quẹo, chỗ khô cứng (,..)Trời tối kì lạ Việt cho mũi lê đi trước, rồi tới hai cùi tay, hai cái chân nhức nhối cho nó đi sau cùng. Sau đó, Việt bò gấp qua những cái gì nữa Việt không cần biết, quên khắp cả người đang bị rì máu, quên cả trận địa sắt thép ngổn ngang mà một cành cây nhỏ đụng vào người Việt bây giờ cũng làm nặng thêm thương tích.

c) Dù lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu mỗi khi choàng dậy, Việt day họng súng về hướng đó “Nếu mày đổ quân thì súng tao còn đạn”, Việt ngầm bảo bọn địch khi nghe tiếng xe bọc thép của chúng chạy mỗi lúc một gần.

- Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng đồng đội từ nơi xa, Việt vẫn cố gắng bò về hướng đó. Việt đã cố gắng bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi tay của người theo. Việt cũng không ý thức răng mình đang bò đi, mà chính trận đánh đang gọi Việt đến.

-  Cuối cùng, đồng đội đã tìm được Việt. Dù kiệt sức, Việt vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu sinh tử với kẻ thù: một ngón tay của cậu vần còn nhúc nhích, một viên đạn đã lên nòng và chung quanh cậu, dấu xe bục thép cồn nằm ngang dục. Hình ảnh người lính bị thương vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng đã thể hiện được tính cách anh hùng của nhân vật.

* Đánh giá

ĐỀ THI SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mẹ ạ, nếu có kiếp sau, con được chọn, con vẫn chọn là con của mẹ. Mẹ con ta sẽ yêu thương và bù đắp cho nhau mẹ nhỉ? Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ…

Mẹ ơi, hãy là một bà tiên hiền dịu và cho con một điều ước nhỏ nhoi đi mẹ. Con ước giản dị thôi, bà tiên ấy được sống lại với con một ngày, để con được chăm sóc – việc mà trước đây con chưa hề làm. Con sẽ không làm mẹ khóc đâu, con hứa. Và điều cuối cùng con muốn nói với mẹ rằng: “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều…Kiếp sau, dù sao đi nữa, mẹ sẽ mãi là mẹ của con. Con thương mẹ nhiều!”

(Trích Thư gửi mẹ hiền – Nguyễn  Anh Thư)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Anh/chị hiểu thế nào về câu văn: “Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ…”

Câu 3: Theo anh/chị, vì sao bạn Anh Thư lại viết cho mẹ đã mất 2 năm trước cuta mình: “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều…” (1, 0 điểm)

Câu 4: Đoạn trích trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về “món nợ mẹ quá nhiều” được bạn Anh Thư nhắc đến trong đoạn trích.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc cùng đoàn

Dấu chân nát đá, muôn tàn lừa bay

Nghìn đêm thăm thăm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

 

-------------HẾT-------------

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

Câu 2:

- Nội dung của câu văn: Trên cuộc đời khi không còn mẹ, con từng trải qua thành công và thất bại, mệt mỏi và bi quan, tiêu cực, những lúc đó, con tìm đến mẹ, để được an ủi, chia sẻ và mong được mẹ chỉ bảo. Mẹ vẫn là chỗ dựa tinh thần vô cùng quan trọng của con, dù là trong suy nghĩ và tâm tưởng.

Câu 3:

Anh Thư rất thương yêu và kính trọng mẹ, không lúc nào quên hình bóng mẹ. “Con nợ mẹ nhiều”, hiểu là còn nhiều lỗi với mẹ: lời xin lỗi, lòng hiếu thảo, lòng biết ơn, chưa cố gắng trong mọi việc, chưa biết thương mẹ, chưa hiểu mẹ và thờ ơ, chưa quan tâm chăm sóc mẹ. Con còn làm mẹ lo lắng và buồn lòng.

Câu 4:

Đoạn trích gợi ra nhiều suy nghĩ. Gợi ý:

- Tình yêu thương mẹ là điều thiêng liêng nhất

- Mẹ là điều quý giá nhất mà ta có được

- Hãy biết sống hiếu thảo, yêu thương, kính trọng, chăm sóc mẹ

- Điều đau khổ nhất, bất hạnh nhất là không còn mẹ

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Học sinh trình bày suy nghĩ của mình. Đoạn văn diễn đạt có cảm xúc, chân thành, dễ hiểu

Gợi ý:

- Cuộc đời mỗi con người đẹp hơn nhờ có mẹ. Tuy nhiên, những đứa con muôn đời vẫn luôn mang trong mình những nón nợ với mẹ, món nợ không thể đếm đong. Thứ con nợ mẹ là  tình cảm, là sự lo lắng, là ân tình ân nghĩa của mẹ dành cho con, là những lúc con hư không nghe lời khiến mẹ thất vọng, là những lúc con thất bại, yếu đuối làm mẹ buồn lòng, là những bao dung, thứ tha sau bao lần con mắc lỗi…. Món nợ bạn Anh Thư nhắc đến trong bài cũng chính là món nợ như thế.

- Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, cho ta cuộc sống, nuôi dưỡng ta lớn khôn trưởng thành. Mẹ phải chịu bao gian lao vất vả, cho con từng miếng cơm manh áo,từng giấc ngủ và là người chấp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng.

Khi mẹ còn sống chúng ta phải biết trân trọng, biết ơn đừng làm mẹ buồn, mẹ khóc. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu hiện cụ thể như siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ, luôn biết ơn người đã có công sinh thành ra mỗi chúng ta, người luôn yêu thương chúng ta vô điều kiện, không tiếc bất cứ điều gì, luôn cố gắng dành cho chúng ta những điều tốt nhất.

- Những ai đang và đã được nhận tình mẫu tử thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó nếu tình cảm ấy không còn thì cuộc sống này sẽ đáng buồn biết bao. 

Câu 2:

I. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu

- Giới thiệu bài thơ Việt Bắc

- Giới thiệu đoạn trích

II. Phân tích

- Phân tích 12 câu thơ trên thành 2 luận điểm:

+ Luận điểm 1: 8 câu đầu chính là khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam

+ Luận điểm 2: 4 câu còn lại chính là khí thế, niềm vui chiến thắng tại các chiến trường khác nhau.

- Chi tiết như sau:

1. Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam

+ 2 câu đầu: M.6ở ra một cảnh tượng sôi động của Việt Bắc trong những đêm hành quân vào chiến dịch:

- “Những đường Việt Bắc”: không gian vô cùng rộng lớn.

- Điệp từ “đêm đêm” “thời gian liên tục tiếp nối.

- So sánh “như là đất nung” + từ láy “rầm rập” ” Khí thế hào hùng làm rung đất chuyển trời.

- Sự lớn mạnh của quân đội ta về lực lượng, khí thế.

+ 6 câu tiếp: Sự phối hợp các lực lượng chiến đấu:

* Đoàn quân:

- Từ láy: “ điệp điệp trùng trùng” ” những đoàn quân tiếp nhau bước đi như những đợt sóng trào kéo dài vô tận.

- Hình ảnh “ánh sao đầu súng” là một tứ thơ đẹp gợi nhiều liên tưởng:

- Nghệ thuật nhân hóa: ánh sao theo chân đoàn quân, treo lơ lửng trên đầu súng, soi sáng khắp các ngả đường hành quân _thiên nhiên đã thành người bạn đồng hành cùng chiến sĩ.

- Ần dụ: ánh sao _lí tưởng cách mạng luôn soi sáng dẫn đường, đến tương lai tươi sáng _niềm tin tưởng lạc quan đầy khí thế.

* Đoàn dân công:

- Những bó  đuốc đỏ rực soi đường, làm sáng bừng lên hình ảnh những đoàn quân dân công tiếp lương, tải đạn với đủ cả: già, trẻ, gái, trai… họ đến từ những miền quê với đủ mọi phương tiện chuyên chở: xe đạp thồ, gùi, cáng…quyết tâm kiên cường vượt qua khó khăn nguy hiểm để bảo đàm vũ khí, thuốc men, lương thực…cho tiến tuyến.

- Cách nói cường điệu “bước…bay”: vừa diễn tả lực lượng đông đảo vừa diễn tả một sức mạnh hùng hậu phục vụ chiến trường. Cuộc chiến đấu cảu ta là đấu tranh nhân dân, đã phát huy sức mạnh toàn dân.

- Hình ảnh thơ thật đẹp “ muôn tàn lửa bay”, “đỏ đuốc” _ xua tan những lạnh lẽo, tăm tối nơi rừng núi.

- Từ láy” điệp điệp” “trùng trùng” + từ “nát đá” ” góp phần tạo nên âm điệu hùng tráng mạnh mẽ.

* Đoàn ô tô quân sự:

- Hình ảnh “ đèn pha bật sáng” ” ánh sáng rực rỡ xuyên thủng đêm dày tăm tối.

- Hình ảnh ẩn dụ:

“nghìn đêm” Quá khứ nô lệ.

“sương dày”: những khó khăn vất vả, thiếu thốn trong hiện tại.

- So sánh: “Như ngày mai lên” “niềm tin tưởng, lạc quan _hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng cho tương lai tươi sáng của đất nước.

- Nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, gấp gáp. Âm hưởng hào hùng, sôi nổi nào nức; hình ảnh thơ hoành tráng, mỹ lệ.

- Đoạn thơ tràn ngập ánh sáng: ánh sao, ánh đuốc, ánh đèn pha…, ánh sáng của niềm tin tưởng, niềm vui tràn ngập. Tất cả tạo thành khúc hùng ca chiến thắng. Việt Bắc không còn là của mình hay là cảu riêng ta mà là của ta – của chúng ta, của tất cả mọi người Việt Nam kháng chiến.

2. Niềm vui khi tin chiến thắng cũa mọi miền đất nước tiếp nối báo về:

- Điệp từ ”vui” như tiếng reo mừng chiến thắng, cảm xúc náo nức, vui sướng, tự hào khi tin vui chiến thắng dồn dập đổ về từ khắp mọi miền đất nước.

- Liệt kê những địa danh kết hợp từ “trăm miền” mở ra không gian rộng lớn của chiến thắng từ miền núi đến đồng bằng, từ bắc tới nam.

- Nhịp điệu thơ dồn dập, tươi vui, náo nức cho thấy tốc độ thần kỳ, nhanh chóng của những chiến thắng.

- Những từ: “vui về”, “vui lên”, ‘vui từ” đã đặt Việt Bắc làm tâm điểm của mọi niềm vui.

- Giọng thơ say mê, náo nức tràn ngập niềm vui sướng trong lòng hàng triệu con người từ bắc chí nam.

III. Kết luận

- Khái quát vấn đề.

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

 Đối với những vấn đề chưa giải quyết, sẽ có nhiều ý kiến, nhiều giả thuyết khác nhau. Sẽ có tranh luận, có trao đổi. Không tranh luận, không trao đổi, không có khoa học. Không có gì nguy hiểm bằng là không bao giờ được nghe một ý kiến khác ý của mình. Nghe mà phải tôn trọng, dù điều ấy có thể làm sụp đổ bao nhiêu suy nghĩ mà mình đã công phu xây dựng lên. Chỉ muốn nghe những người nhất trí với mình, những điều thuận tai là một thái độ phản khoa học. Vì vậy, khoa học không chỉ lấy uy quyền mà giải quyết, óc khoa học nhất định phải đi đôi với óc dân chủ. Một người khoa học bao giờ cũng hành động và suy nghĩ theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Trong hành động thì tinh thần tổ chức kỉ luật rất cao, chính vì biết rõ quan hệ chặt chẽ giữa ý kiến kiến và hành động, biết rõ ý kiến là cơ sở của hành động, không thể vì chủ quan mà gây nên tai họa cho người khác và xã hội. Nhưng khi suy nghĩ thì hoàn toàn giữ quyền độc lập và cố gắng tìm hiểu ý kiến của người khác. Nếu chưa được thuyết phục và nếu đủ lí để nghĩ rằng ý của mình đúng hơn, thì dù có phải tranh luận với bất kì ai, có khi bị cả một số đông phản đối vẫn bảo vệ lấy ý riêng. Khoa học phải đi đôi với dũng khí.

(Theo Nguyễn Khắc Viện, trong tạp chí Học tập, số 2/1974, Ngữ Văn 11, tập một, NXBGD Việt Nam, 2016, tr. 44)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, “dũng khí” trong làm khoa học có nghĩa là gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung cơ bản của đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 4. Từ quan điểm của tác giả: “Không tranh luận, không trao đổi, không có khoa học”, anh/chị rút ra được bài học gì cho quá trình học tập của mình? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “ Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “ Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”.

---------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận

Câu 2.

Theo tác giả, “dũng khí” trong làm khoa học có nghĩa là:

- Độc lập trong suy nghĩ;

- Tìm hiểu ý kiến của người khác, nếu chưa thấy thuyết phục và có đủ lí để nghĩ rằng ý của mình đúng hơn thì phải tranh luận đến cùng để bảo vệ ý riêng.

Câu 3.

Nội dung cơ bản của đoạn trích:

- Vấn đề dân chủ trong tranh luận khoa học;

- Dũng khí lên tiếng của nhà khoa học.

Câu 4.

- Bài học về nhận thức: Khẳng định điều cần thiết của trao đổi và tranh luận; nhìn nhận, suy nghĩ vấn đề một cách đa chiều.

- Bài học hành động: Trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết để có được những lí lẽ, minh chứng bảo vệ ý kiến của mình; tranh luận đến cùng để tìm ra chân lí...)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ

- Giới thiệu tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

2.1 Giải thích

- Theo từ điển thuật ngữ văn học: Bi kịch là một thể loại kịch thường được coi như là đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn… diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật  thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng.

2.2 Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

- Bi kịch sống nhờ, sống gửi tồn tại trái với lẽ tự nhiên. (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt).

- Bi kịch không được người khác hiểu, tôn trọng, yêu quý. (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân).

- Bi kịch sửa sai càng thêm sai. (Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích).

- Kết thúc tác phẩm, Trương Ba trả lại thân xác cho người hàng thịt, chấp nhận cái chết để không còn là cái vật quái gở mang tên “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa. Một kết cục bi kịch nhưng là sự chiến thắng của những điều tốt đẹp, của bản lĩnh, của một Hồn Trương Ba “ nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Đây là vở bi kịch lạc quan, Trương Ba chết nhưng giá trị cuộc sống được bảo toàn. Không còn thân xác nhưng Trương Ba sẽ còn sống mãi trong lòng người thân, bạn bè với tất cả những gì tốt đẹp nhất. Đoạn kết của vở bi kịch được tác giả viết thêm thể hiện rõ tinh thần lạc quan này và ý nghĩa tư tưởng nhân văn sâu sắc của tác phẩm: sự sống là quý giá nhưng không thể sống bằng mọi cách. Sự tồn tại của con người chỉ có ý nghĩa khi họ là mình một cách trọn vẹn, sống hợp quy luật, hòa linh hồn vào thân xác khi sự tồn tại đó mang lại niềm vui, sự thanh thản cho chính mình và hạnh phúc cho những người xung quanh. Cái chết là một điều không thể tránh khỏi, con người cần phải biết chấp nhận nó và hiểu rằng: “ người ta chỉ chết thực sự khi không còn sống trong lòng của những người khác”.

2.3 Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “ Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “ Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”.

- Từ người lao động lương thiện Chí Phèo bị đẩy vào con đường tha hóa, trở thành quỷ dữ, bị loại ra khỏi xã hội loài người.

- Từ quỷ dữ, Chí Phèo thức tỉnh lương tâm, muốn trở lại làm người lương thiện, nhưng Chí Phèo chết thảm khốc trên ngưỡng cửa trở lại làm người.

- Niềm khao khát làm người lương thiện của Chí Phèo vẫn chỉ là ước muốn. Cơ duyên tìm cuộc sống lương thiện của Chí Phèo đã đứt gãy giữa chừng. Ước muốn làm người thật bình dị, đối với Chí Phèo lại thành ra quá xa vời, còn lâu Chí Phèo mới chạm tới được, thậm chí, thành không tưởng.

- Bi kịch chồng chất bi kịch, dù chết Chí Phèo vẫn không thay đổi được bi kịch đau đớn của mình. Vì vậy, tiếng nói khát khao được sống như một con người đối với Chí Phèo là cả một kì vọng.

2.4  Đánh giá chung:

* Điểm tương đồng

- Nhìn chung, cả hai tác phẩm cùng nói lên bi kịch của mỗi người. Hai tác giả đều thể hiện sự bế tắc, nỗi đau tột cùng của con người, đồng thời cả hai tác phẩm cũng khẳng định nét đẹp không thể mất ở mỗi người đó là: nguyện vọng, khát vọng vươn tới sự hoàn thiện về nhân cách, sống là mình và trân trọng giá trị cuộc sống.
Cả hai nhân vật Trương Ba và Chí Phèo đều phải chịu những bi kịch đau đớn do giai cấp thống trị gây nên: Bi kịch tha hóa và bi kịch bị xã hội, người thân chối bỏ.

* Điểm khác biệt:

- Bi kịch của Trương Ba do sự tắc trách của Nam Tào, sự sửa sai một cách vô tâm của họ.

- Bi kịch của Chí Phèo do bị chế độ phong kiến áp bức đến cùng cực, Chí quay lại tìm cách chống trả mà trở thành lưu manh.

- Trương Ba nhận ra bi kịch của mình, còn Chí thì không, Chí không biết đã gây ra bao tội ác cho dân làng.

* Quan niệm nghệ thuật về con người mà hai nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
- Con người dù sống trong hoàn cảnh bi đát thế nào cũng luôn đấu tranh để loại trừ cái xấu, để gìn giữ nhân cách cao đẹp: Trương Ba quyết định chết và trả lại xác cho anh Hàng Thịt để mình luôn được sống trong lòng của những người thân yêu với những ấn tượng tốt đẹp; Chí Phèo chết để được là Người chứ nhất quyết không sống kiếp quỷ dữ nữa. Đó là niềm tin bất diệt của 2 nhà văn vào con người.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

-------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-------------

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF