YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Lạc Sơn

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Lạc Sơn do HỌC247 tổng hợp và dưới đây nhằm giúp các em ôn tâp và nắm vững các dạng đề thi giữa Học kì 2. Chúc các em ôn tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

LẠC SƠN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, những cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh.

Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài không chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hoà bình trong sinh thái cân bằng.

Nhận thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần thiết. Hy vọng nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng. Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo nô đùa với con người. Chim chóc đậu nơi cửa sổ nghiêng ngó đầu nhìn đôi vợ chồng trẻ sau một đêm nồng nàn đang ngủ nướng. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh phúc bình dị. 

(Loài người có bớt ngạo mạn (trích) - Sương Nguyệt Minh)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Theo tác giả “Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên bằng những cách nào?

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về câu: Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình tiếp xúc vô tội vạ, không cách li toàn xã hội, thì đội quân virut sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu.

 

-----------HẾT-----------

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1

* Hướng dẫn giải: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải

Theo tác giả “Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên” bằng những cách sau:

- Không phá đi rồi xây.

- Không hủy diệt rồi nuôi trồng.

- Không đối đầu.

- Không đối nghịch.

- Không đối kháng.

- Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật

Câu 3

* Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Sự lây lan Covid 19 từ người sang người xảy ra liên tục. Nó là chủng mới hoàn toàn chưa được xác định trước đó. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong. Chủng mới virus corona COVID-19 rất dễ lây truyền qua nhiều con đường… Đặc biệt,

những người không có triệu chứng vẫn có thể lan truyền virus COVID-19. Nó có thể lây nhiễm ngay khi các triệu chứng vẫn còn nhẹ, thậm chí những người không có triệu chứng (không có dấu hiệu bị bệnh). Có nghĩa là những người này có thể truyền virus trước khi phát bệnh mà không phát hiện được.

- Vì thế, chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia.

Câu 4

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

Thí sinh tự do nêu quan điểm, lí giải hợp lí, thuyết phục, làm rõ vấn đề, có thể nêu theo 3 hướng:

- Đồng tình và giải thích được vì sao đồng tình.

- Không đồng tình và giải thích được vì sao không đồng tình.

- Vừa đồng tình, vừa không đồng tình và giải thích được lí do.

* Đồng tình với quan điểm của tác giả: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao.

- Vì: Trên thực tế…

+ “Giặc Covid” rất dễ lây truyền từ người sang người bằng nhiều con đường. Virus này đang áp dụng luật chơi cho loài người: Nó chỉ cần chọc thủng “phòng tuyến ở một người”, mà người đó lại chủ quan, tiếp xúc với người khác, thì như phản ứng “dây truyền”, nó nhanh chóng tràn lan cả cộng đồng, hủy diệt con người, tàn phá mọi thành tựu con người gây dựng nên.

+ Trên thế giới có hàng triệu người bị nhiễm virus corona, hàng trăm nghìn người chết vì dịch bệnh này. Ngay ở các cường quốc lớn trên thế giới có nền y học hiện đại, phát triển, cũng bị giặc Covid 19 hành hoành, gây cảnh chết chóc, đau thương, bị thiệt hại nặng nề trên mọi lĩnh vực…Thế giới đã và đang điêu đứng vì đại dịch này.

+ Cuộc chiến chống lại “giặc Covid ” vô cùng nan giải, đòi hỏi con người phải đoàn kết lại, cùng chung tay đẩy lùi đại dịch.

II. LÀM VĂN

* Hướng dẫn giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác, tác phẩm

- Nguyễn Minh Châu là một trong số “những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất”. Ông luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn.

Chiếc thuyền ngoài xa in trong tập Bến quê, tác phẩm đem đến cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và con người.

- Tác giả đã tìm thấy một trong những hạt ngọc ẩn giấu ấy trong tâm hồn người đàn bà hàng chài.

2. Phân tích

a. Người đàn bà hàng chài là người phụ nữ vô danh có số phận bất hạnh.

* Ngoại hình:

- Xấu xí: “Trạc ngoài 40 tuổi, thân hình cao lớn, thô kệch”, “gương mặt với những nốt rỗ chằng chịt”, “cũng vì xấu, trong phố không ai lấy”.

- Không tên tuổi

* Số phận:

- Nghèo túng, đông con, thuyền chật:

+ Khi biển động, không thể đi biển: cả gia đình ăn xương rồng chấm muối. Đó là nỗi khổ vật chất và tinh thần.

+ Lưng áo bạc phếch, mặt mệt mỏi, tái ngắt, dường như đang buồn ngủ. Đó là kết quả của chuỗi ngày dài đối diện với hiểm nguy, đói khát.

+ Trải qua nhiều lần sinh nở, “có một sắp con trên dưới 10 đứa”.

+ Không gian sống lại là con thuyền lưới vó chật hẹp.

- Bị hành hạ vũ phu, thường xuyên: gã chồng lấy việc lấy vợ làm phương thức giải tỏa uất ức “trút cơn giận ... người đàn bà”, “”3 ngày một trận nhẹ, 5 ngày một trận nặng”.

+ Người đàn bà chịu đau đớn về mặt thể xác nhưng chị ta không kêu van, chạy trốn.

+ Chịu nhục nhã về tâm hồn: bị hành hạ bởi người mình yêu thương, làm tổn thương tâm hồn những đứa con nhỏ của bà. Đau đớn khi thằng Phát nhìn thấy cảnh tượng.

=> Nhận xét: người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói khổ, cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường.

b. Vẻ đẹp phẩm hạnh của người đàn bà hàng chài trước hết là ở lòng tự trọng:

- Bị chồng hành hạ, đánh đập tàn bạo. Thể xác bị chà đạp, tinh thần bị lăng nhục nhưng chị không khóc. Chỉ sau khi biết được hành động vũ phu của chồng bị thằng Phác và người khách lạ chứng kiến, chị mới thấy “Đau đớn – vừa đau đớn vừa xấu hổ nhục nhã”. Giọt nước mắt đau khổ của người đàn bà trào ra. Đó là nước mắt của người mẹ kiên cường chịu đựng vì con; nước mắt của con người có nhân cách có lòng tự trọng và thấu hiểu lẽ đời có một đức hi sinh cao thượng khiến ta nể phục.

* Vẻ đẹp phẩm hạnh của người đàn bà hàng chài hiện lên qua tấm lòng nhân hậu, bao dung, vị tha.

- Chị nhận hết phần thua thiệt về mình, nhận hết trách nhiệm về mình

- Bênh vực cho người chồng vũ phu, xin tha cho hắn.

* Vẻ đẹp phẩm hạnh của người đàn bà hàng chài còn được thể hiện ở sự sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, sự từng trải.

- Với người đàn bà hàng chài, ẩn đằng sau lớp vỏ thất học, lam lũ kia, chị lại là người phụ nữ rất thấu hiểu lẽ đời.

+ Nhận ra sự ngây thơ, đơn giản trong suy nghĩ của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu: “Các chú không phải người làm ăn... lam lũ”, theo người đàn bà, hai người họ thiếu sự từng trải, quen nhìn đời qua sách vở.

+ Người đàn bà xấu xí thất học ấy giúp người có học thức như Đảu và Phùng hiểu được nguyên nhân mình không bỏ chồng: muốn nuôi con khôn lớn “cần phải có người đàn ông... chục đứa”

+ Lặng lẽ kín đáo: tất cả những vẻ đẹp của chị ta đều không được bộc lộ ra bên ngoài.

=> Người đàn bà không chỉ là hiện thân cho nỗi thống khổ mà là hiện thân cho vẻ đẹp cao cả của người phụ nữ.

* Vẻ đẹp phẩm hạnh của người đàn bà hàng chài được thể hiện sâu sắc ở tình mẫu tử sâu nặng, đức hi sinh cao thượng, kiên cường bất khuất, chịu đựng tất cả vì con.

- Vượt lên trên sự cay đắng và cơ cực ấy, tình mẫu tử của chị tỏa sáng, đó chính là đức hi sinh cao thượng của một người phụ nữ luôn ý thức sâu sắc thiên chức làm mẹ.

+ Người phụ nữ truyền thống ấy luôn quan niệm: lấy chồng thì phải theo chồng rồi nuôi cho con khôn lớn. Chị chấp nhận tất cả vì con: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”.

+ Tình thương con ở người mẹ ấy sâu sắc đáng ngưỡng mộ. Vì thương con mà chị quặn lòng gửi thằng Phác lên rừng ở với ông ngoại nó. Vì thương con và để tránh sự tổn thương cho những tâm hồn con trẻ nên chị đã bảo lão chồng “có đánh thì đưa tôi lên bờ mà đánh”. Tình thương con ấy không chỉ gắn liền với cảm xúc, tình cảm mà còn gắn liền với lý trí và trách nhiệm của một người mẹ. Ths Phan Danh Hiếu.

+ Chị luôn nhìn về các con, lấy các con làm điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần để sống. Trong câu chuyện ở toà án huyện, chị luôn nhìn ra ngoài bãi phá – nơi ấy, đứa con gái lớn của chị đang ngồi đợi chị trên chiếc mủng. Khi nhắc đến con, mắt chị sáng lên niềm vui và hạnh phúc. Câu trả lời của chị cũng đầy vẻ tự hào: “Vui nhất là thấy đàn con chúng tôi được ăn no”. Ths Phan Danh Hiếu. Chị đã lấy những niềm vui bé nhỏ góp nhặt trong cuộc đời để khỏa lấp niềm  đau, lấy niềm tin để vá vết thương đời cay cực. Chị giống như con gà mẹ xòe đôi cánh che chở cho đàn con trước sự tấn công của loài chim ăn thịt. Tấm lưng chị như cánh buồm căng ra gánh chịu muôn chiều bão tố. Nhưng trước ngực, vòng tay chị lại tạo ra khung trời bình yên để các con chị được ấm êm trong giấc ngủ nồng nàn. Chính tình mẫu tử thiêng liêng cao thượng đã chấp cánh cho chị đưa đàn con bay vút lên trên sự cơ cực đói kém nhọc nhằn và lam lũ.

* Qua hình tượng người đàn bà hàng chài cùng tình huống truyện mang tính nhận thức và khám phá nhà văn muốn gửi người đọc thông điệp:

- Phùng chụp được bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa dập dềnh trong sương sớm nhưng nó chỉ thực sự đẹp khi nó ở ngoài xa – một khoảng cách đủ để tạo ra một vẻ đẹp huyền ảo nhưng khi lại gần nó không còn được toàn bích nữa. Từ bức tranh thần tiên ấy bước ra một sự thật nghiệt ngã: cảnh lão đàn ông đánh vợ, đứa con vì thương mẹ mà đánh lại người cha – đi ngược với luân lý của xã hội. Cuộc sống vốn vậy cái thiện luôn song hành bên cạnh cái ác; niềm vui luôn song hành với nuỗi buồn; cái đẹp luôn song hành cùng cái xấu… Đó là những tồn tại nghịch lý. Cuộc đời như khối vuông rubich, mỗi vòng xoay lại mang một sắc màu trộn lẫn. Nếu chỉ nhìn một phía, một chiều chắc chắn sẽ không đánh giá đúng sự vật hiện tượng. Cuộc sống muôn hình muôn vẻ nếu chỉ nhìn từ một phía thì sẽ đánh giá lệch lạc phiến diện. Vậy cần phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để từ đó đưa nghệ thuật vươn tới chiều sâu nhân bản “Nghệ thuật phải gắn liền với đạo đức”.

- Thông điệp thứ hai: nghệ thuật phải gắn liền với cuộc đời, là tiếng nói của cuộc đời. Nghệ thuật phải vươn tới chiều sâu của cuộc sống, phải xuất phát từ vấn đề con người  và vì con người.

* Nghệ thuật:

- Cốt truyện hấp dẫn

- Nghệ thuật khắc họa nhân vật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo

- Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở

- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo

3. Kết luận

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một lần tụ tập ăn uống cùng bạn bè, cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước, hốt hoảng kêu lên: “Chết rồi, làm thế nào bây giờ?", cậu bạn ngồi cạnh bật cười: “Nước đổ mất rồi, còn làm thế nào được nữa, lau đi thôi!". Câu chuyện trên chỉ là một tình huống nhỏ, nhưng lại mang đến một triết lý ít người hiểu thấu: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, không nhiều người có thể nắm bắt được triết lý này, khi ly nước bị đổ, nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó.

Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Dù bạn có thừa nhận hay không, cuộc sống vẫn biến mất không ngừng. Khi còn nhỏ, chúng ta sẽ mất đi răng sữa, lên trung học sẽ mất đi tuổi thơ, lớn thêm chút nữa thì mất đi mối tình đầu, mất đi tuổi thanh xuân, mất người thân, mất đi sức khỏe... Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Mỗi lần đối diện với sự mất mát, nếu như chúng ta chỉ khư khư ôm lấy những ký ức từng có trong quá khứ, không muốn đối diện với thực tại, thì cuộc sống của chúng ta cũng chẳng thể tiến về phía trước, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Sự đổi thay này là một môn học bắt buộc trong quá trình trưởng thành của đời người. Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn.

Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.

                                              (Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi)

     

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về triết lí được rút ra từ sự việc cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với câu nói: Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Nêu rõ lí do tại sao.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích tâm trạng và hành động của Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) trong hai phát hiện trên bờ biển để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

* Hướng dẫn giải: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2.

* Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Biệp pháp tu từ cú pháp: lặp cấu trúc : Nếu như mãi…Nếu như bạn…

- Tác dụng: cách lặp cấu trúc câu làm cho cách diễn đạt có tác dụng nhấn mạnh về một lời khuyên chân thành dành cho những người đang nuối tiếc quá khứ mà bỏ quên tương lai tươi đẹp trước mắt.

Câu 3.

* Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Hiểu về triết lí được rút ra từ sự việc cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước:

- Triết lí đó là: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó

- Cách hiểu: con người cần chấp nhận sự thay đổi, vạn biến của cuộc đời qua từng giờ, từng ngày. Từ những biến chuyển đó mà ta tiếp tục tiến về phía trước với niềm tin và hy vọng để có cuộc sống tốt đẹp hơn

Câu 4.

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Thí sinh có thể đồng tình/không đồng tình hoặc đồng tình một phần với câu nói: Không mất đi thì sẽ không có tương lai.

Cần có lí giải lí do hợp lí, hợp tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức.

- Nếu đồng tình với câu nói: Quy luật cuộc sống là sự vận động không ngừng theo chiều hướng đi lên, tích cực. Những gì cũ kĩ, lạc hậu sẽ mất đi để thay vào đó là cái mới, cái tiến bộ…

- Nếu không đồng tình: Tuy chúng ta chấp nhận sự mất đi của sự vật, hiện tượng để hướng về tương lai nhưng thực tế cuộc sống vẫn có những điều không thể mất đi. Những giá trị tinh thần mang tính vĩnh hằng như niềm tin, đạo lí, chân lí, lòng tốt…luôn tồn tại bền vững trước thời gian nghiệt ngã.

- Nếu đồng tình một phần: kết hợp 2 ý trên.

II. LÀM VĂN

* Hướng dẫn giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu chung về nhà văn Nguyễn Minh Châu, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: tâm trạng và hành động, vẻ đẹp tâm hồn của Phùng và tư tưởng mà nhà văn muốn gửi đến người đọc

2. Phân tích

- Tóm lược cốt truyện và giới thiệu bối cảnh tạo nên hai phát hiện của Phùng.

- Phát hiện thứ nhất: Khi chứng kiến bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ, một cảnh đắt trời cho, Phùng đã bối rối (bất ngờ, hồi hộp), hạnh phúc, cảm thấy tâm hồn được gột rửa. Và Phùng đã nhanh tay bấm máy, thu kiệt tác nghệ thuật này vào trong máy ảnh.

=> Tâm trạng và hành động của Phùng đã chứng tỏ sức mạnh của nghệ thuật, của cái Đẹp; Phùng là nghệ sĩ có tài, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế.

- Phát hiện thứ hai: Khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình, Phùng bất ngờ, ngạc nhiên vì anh không ngờ rằng chiếc thuyền từ ngoài xa là một khung cảnh toàn thiện, toàn mĩ nhưng khi đến gần là một cảnh tượng phi thẩm mĩ, phi nhân tính. Sau đó anh đã vứt máy ảnh để chạy nhào về phía người đàn ông và người đàn bà.

=> Hành động quả cảm của Phùng đã thể hiện anh là một nghệ sĩ biết căm phẫn, dám đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác; biết xử lí đúng đắn mỗi quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

* Đánh giá chung:

- Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo; cách kể chuyện sinh động hấp dẫn làm “nổi hình, nổi sắc nhân vật”, ngôn ngữ đời thường mà đậm chất tự sự - triết lí …

- Nội dung: 

+ Phùng là kiểu nhân vật tư tưởng gửi gắm quan niệm của Nguyễn Minh Châu về cái nhìn cuộc đời: Cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, không thể đơn giản khi nhìn nhận mà cần có một cái nhìn đa dạng, nhiều chiều để phát hiện ra bản chất sau vẻ đẹp bề ngoài.

+ Trăn trở của nhà văn trước hiện thực cuộc sống.

* Khái quát chung: Vẻ đẹp tâm hồn của Phùng qua hai phát hiện:

- Phùng là một người nghệ sĩ tinh tế, nhạy cảm; giàu lòng trắc ẩn và đặc biệt là dám lên tiếng, đấu tranh để chống lại cái xấu, ác.

- Từ Phùng, nhà văn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người nghệ sĩ.

3. Kết luận

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đùng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm.

(2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền – như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời”. Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?

(3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2017, tr.25 – 26)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2)

Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?

Câu 4. Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết với cuộc đời mỗi người không? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây sung ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu thêm bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai inh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12 Cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.88)

---------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt: phương thức nghị luận.

Câu 2.

Học sinh nêu tên được một trong các biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ/ lặp cú pháp/ chêm xen.

Câu 3:

Câu hỏi của tác giả có thể hiểu là: đừng chờ đợi đến già mới hưởng thụ cuộc sống, hãy biết tận hưởng cuộc sống mỗi ngày.

Câu 4:

Nêu rõ quan điểm bản thân; lí giải hợp lí, thuyết phục về sự cần thiết của việc lên kế hoạch cho tương lai. Có thể theo hướng sau:

- Giúp con người có mục tiêu, phương hướng hành động.

- Giúp con người chủ động tìm các giải pháp; tránh được các rủi ro,…

II. LÀM VĂN

* Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

Thân bài:

* Hình ảnh núi rừng Tây Bắc và con đường hành quân gian khổ của những người lính

- “Sài Khao”, “Mường Lát” là những địa danh gợi nhắc về địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến, mở rộng sang các không gian khác trong bài thơ.

- Nỗi nhớ ở đây dường như dàn trải khắp vùng không gian rộng lớn, mỗi một nơi bước chân tác giả đi qua, ông đều dành những tình cảm yêu thương đặc biệt, trở thành kỷ niệm khắc sâu trong lòng.

- Những kỷ niệm nhỏ như sự “mỏi” sau chặng hành quân, ngọn đuốc hoa bập bùng trong đêm tối đều chứng minh nỗi nhớ lớn lao của tác giả.

- Gợi sự hiểm trở của núi rừng Tây Bắc, sự vất vả và những nỗ lực kiên cường của người lính chiến khi hành quân.

- “Súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa thú vị, thể hiện tâm hồn lãng mạn, hồn nhiên và hài hước của người lính chiến trong gian khổ.

- “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” là vẻ đẹp của sự sống, sự thi vị lãng mạn giữa núi rừng hoang vu, gợi sự bình yên, chốn dừng chân cho người lính.

* Hình ảnh người lính và kỷ niệm tình quân dân

- Hai câu thơ “Anh bạn…quên đời”:

+ Sự hy sinh cao cả của người lính chiến, tư thế hiên ngang, oai hùng sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.

+ Niềm xót xa cùng với sự cảm phục tinh thần hy sinh của Quang Dũng dành cho đồng đội.

- Bốn câu kết đoạn: “Chiều chiều…nếp xôi”

+ Vẻ oai linh, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với kết cấu thơ tân kỳ, dùng động từ mạnh, thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập nơi rừng thiêng nước độc của ác thú.

+ Sự bừng tỉnh khỏi kỷ niệm của tác giả, quay về hiện thực với nỗi nhớ tha thiết, nồng nàn, nhớ tình quân dân ấm nồng với nắm xôi, hương lửa những ngày còn chiến đấu.

* Nghệ thuật

- Nghệ thuật tương phản và cường điệu, cách sử dụng từ láy gợi hình, gợi cảm để khắc họa một bức tranh giàu màu sắc, đường nét.

- Bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn; chất họa kết hợp với chất nhạc => dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ và thơ mộng.

+ Nghệ thuật hài thanh: Tác giả sử dụng câu thơ nhiều thanh trắc tạo nên sự trắc trở.

+ Thơ mộng, trữ tình: với các từ ngữ độc đáo, ấn tượng: “hoa về” chứ không phải “hoa nở”; “đêm hơi” chứ không phải “đêm sương”.

Kết bài: 

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

-------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-------------

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF