YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Kiên Lương

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Kiên Lương, đề thi với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân để có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

KIÊN LƯƠNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

       Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto (Canađa) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt hơn

       Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu cảm, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

       Sau khi đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ đọc được nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.

       Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lượt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

       Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.

(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2. Theo tác giả, những người thường xuyên đọc sách văn học có khả năng gì?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy giải thích ý kiến “Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng””.

Câu 4: Từ đoạn trích anh/chị rút ra 02 bài học cho bản thân?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Dựa vào đoạn trích phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến: Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

Câu 2 ( 5.0 điểm)

       “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con  mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp…”

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 30)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhận vật Tràng trong đoạn trích trên. Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục 2008) để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả  năng thấu cảm, cảm thông và  nhìn  nhận sự việc từ  nhiều góc độ.  Ngược  lại,  những  cá  nhân  có  khả  năng  thấu  cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

Câu 3: Nếu không đọc nghiêm túc, tức không “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học” hoặc “chú tâm đọc một nội dung sâu sắc”, người ta sẽ không thể có “khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”.

Việc đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng” hiện nay  gây ảnh hưởng đến sự  phát triển trí tuệ  và  cảm xúc  của chúng ta.

Câu 4: Có thể rút ra bài học cho bản thân, nhưng phải hợp lí thuyết phục.

 II. LÀM VĂN

Câu 1:

Yêu cầu về hình thức:

- Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

Có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau: có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Yêu cầu về nội dung:  Có thể làm theo hướng sau:

- Đồng tình với ý kiến trên:

+ Thói quen đọc sách, nhất là sách văn học, đang bị mai một bởi  sự phát triển như vũ bão của các phương tiện nghe nhìn có kết nối mạng internet; thay vì cầm sách, người ta thường đọc trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại...

+ Hơn nữa, do nhịp sống hiện đại, người ta có xu hướng đọc những tác phẩm ngắn hoặc đọc lướt nội dung của văn bản để nắm ý chính. Đây là hiện tượng “mì ăn liền”. Cách đọc này không thể giúp người ta có khả năng “thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”.

- Không đồng tình với ý kiến trên:

+ Trên thực tế chúng ta thấy những tác phẩm văn học có giá trị được in thành sách vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều người, thu hút sự chú ý của nhiều độc giả. Harry Potter là một ví dụ.

+ Không phải tất cả mọi người đều quay lưng với văn học, nhiều người vẫn “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học”.

- Vừa đồng tình vừa phản đối ý kiến: Kết hợp hai cách viết trên.

Câu 2: 

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

Vợ nhặt của Kim Lân xứng đáng thuộc loại những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếp Vợ nhặt vào loại gần như “thần bút”.

2. Phân tích

2.1 Sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn văn trên

a. Giới thiệu nhân vật Tràng

* Chân dung, lai lịch

- Lai lịch: dân ngụ cư – tha phương cầu thực, không sống được ở quê mình nên tìm đến một vùng đất khác ⟶ bị kì thị, phân biệt, đối xử.

+ Không được chia ruộng đất.

+ Không được sống cùng trong không gian của ngôi làng, phải sống ở rìa làng hoặc ngoài đê.

+ Không được tham gia sinh hoạt bất cứ sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã.

- Gia cảnh: nghèo.

+ Gia đình chỉ có mẹ góa con côi, bố mất sớm.

+ Công việc bấp bênh, không ổn định: kéo xe bò thuê.

- Chân dung ngoại hình:

+ Hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều.

+ Hai bên quai hàm bạnh ra.

+ Thân hình to lớn vập vạp.

+ Vừa đi vừa lảm nhảm những điều mình nghĩ.

+ Ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch.

=> Có sức hấp dẫn với lũ trẻ con trong xóm

=> Hội tụ đầy đủ các yếu tố bất lợi để có thể lấy được vợ.

* Sự kiện mang tính bước ngoặt cuộc đời: Tràng “nhặt”vợ:

- Xuất phát từ những câu bông đùa: “Muốn ăn cơm trắng với giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh”

- Sự chia sẻ, thương cảm giữa những người đồng cảnh.

- Từ lời nói đùa của Tràng, thị theo về thật.

b. Phân tích sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên

* Hạnh phúc đã khơi dậy ý thức bổn phận của người đàn ông trong gia đình.

- Tràng tỉnh dậy muộn ⟶ trong người cảm thấy dễ chịu, êm ái, lửng lơ như người từ trong giấc mơ đi ra

=> Tâm trạng ngỡ ngàng trước hạnh phúc mình đang nắm giữ.

- Tràng quan sát khung cảnh đang bày ra trước mắt mình, nhận thấy cảnh tượng thay đổi mới mẻ, khác lạ:

+ Nhà cửa được dọn sạch sẽ hẳn.

+ Không khí gia đình: mẹ và vợ chung tay dọn dẹp, vun vén nhà cửa.

=> Thức dậy trong Tràng nhiều cảm xúc:

+ Thấm thía cảm động

+ Bỗng thấy thương yêu, gắn bó

+ Vui sướng, phấn chấn

=> Nhận thức mới mẻ: nhận thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.

=> Hành động: Xăm xăm chạy ra sân, muốn chung tay tu sửa căn nhà.

=> Muốn chung tay để nghênh đón tương lai tươi sáng đến với gia đình.

- Có lẽ chính những hạnh phúc khi có một gia đình khiến Tràng có những khát khao đổi đời ở phần cuối truyện. Tràng bắt đầu quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội; hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới lần khuất, ẩn hiện trong tâm trí Tràng. Đó là dấu hiệu của một tương lai tươi sáng.

* Nghệ thuật:

- Khả năng khám phá và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật điêu luyện, tài tình.

- Sử dụng ngôn ngữ người nông dân rất tự nhiên, đưa ngông ngữ đời sống của người dân vào trang văn. Vì vậy nhân vật hiện lên chân thực, sống động.

2.2 Liên hệ với sự thay đổi của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở

a. Giới thiệu nhà văn Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo:

- Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam. Phải đến Nam Cao, trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa mới thực sự tự giác về những nguyên tắc sáng tác của nó.

Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

b. Giới thiệu nhân vật Chí Phèo:

- Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng.

=> Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng.

- Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến, lành như đất ⟶ lương thiện đích thực:

+ Cày cấy thuê để kiếm sống.

+ Khi bị bà ba Bá Kiến gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục ⟶ có lòng tự trọng.

+ Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…

=> Là một người nông dân lương thiện.

- Sau đó chính cái xã hội tàn ác đã đẩy Chí vào con đường tha hóa, biến Chí thành thằng lưu manh.

c. Phân tích sự đổi thay của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở:

- Chính cuộc gặp gỡ giữa Thị Nở và Chí Phèo đã đánh thức Chí khỏi những cơn say triền miên:

- Thức tỉnh tính người qua bát cháo hành của Thị Nở:

+ Khi đón nhận bát cháo hành và những cử chỉ săn sóc của Thị Nở, Chí Phèo bâng khuâng.

+ Ngạc nhiên và cảm động (“mắt ươn ướt”) vì đây là lần đầu tiên được đàn bà cho, đây là lần đầu tiên Chí Phèo được ăn cháo, lần đầu được săn sóc bởi bàn tay đàn bà.

- Thức tỉnh tình người – biểu hiện cao nhất là tình yêu:

+ Thấy Thị Nở có duyên ⟶ bản chất của tình yêu.

+ Khao khát chung sống với Thị Nở ⟶ đích đến của tình yêu chân chính.

+ Không còn kinh rượu nữa nhưng cố uống cho thật ít; trở nên hiền lành đến khó tin.

=> Sức mạnh cảm hóa của tình yêu.

- Thức tỉnh khát vọng người: Khát vọng hoàn lương. Thị Nở sẽ là người mở đường cho hắn.

- Cuối cùng, định kiến xã hội cũng đã giết chết Chí, Chí không có cơ hội được sống một cuộc đời tử tế mà hắn tự liễu đời mình.

2.3 Nét tương đồng và khác biệt

* Tương đồng:

- Đều viết sự thay đổi của hai người nông dân.

- Tình yêu thương chính là nguyên nhân làm thức tỉnh những cảm xúc, cảm giác của các nhân vật.

* Khác biệt:

- Mỗi nhân vật lại có chiều hướng phát triển số phận theo các cách khác nhau: Tràng là dấu hiệu của sự đổi đời còn Chí Phèo lại đi vão ngõ cụt của sự tuyệt vọng, bi kịch.

* Lí giải khác nhau:

Chí Phèo là sáng tác chịu ảnh hưởng của cảm quan hiện thực trước Cách mạng của nhà văn Nam Cao. Nhà văn chưa tìm được lối thoát cho nhân vật của mình. Nhân vật là những nhân vật bi kịch, bế tắc.

Vợ nhặt là sáng tác chịu ảnh hưởng của cảm quan hiện thực sau Cách mạng của nhà văn Kim Lân. Nhân vật đã tìm được lối thoát cho chính mình.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

        Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hấy cố gắng tìm kiểm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.

 (Trích Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ, theo http://www.vnexpress.net, ngày 26/8/2011)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Theo đoạn trích, điều gì đã giúp tác giả tiếp tục bước đi trong cuộc sống?

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về câu: Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tính đánh ngã bạn?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

          Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Steve Jobs được nêu trong đoạn trích phần đọc hiểu: “Cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời”.

Câu 2 (5,0 điểm)

          Anh/chị hãy phân tích nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1

* Hướng dẫn giải: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Điều giúp tác giả tiếp tục bước đi trong cuộc sống đó chính là tình yêu dành cho những gì tác giả đã làm.

Câu 3

* Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

HS trình bày cách hiểu của mình một cách hợp lí, thuyết phục. Tham khảo các cách trả lời sau:

– Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn thất bại.

– Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi có những khó khăn khách quan bất ngờ xảy ra khiến chúng ta thất bại.

Câu 4

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Mỗi người cần phải tìm ra được cái mình yêu quý – đó có thể là một công việc hoặc một con người. Đó là công việc/ con người mà chúng ta thích thú, đam mê, theo đuổi và tin tưởng là tuyệt vời. Chỉ khi đó chúng ta mới có động lực để làm việc hoặc sống có trách nhiệm hơn.

II. LÀM VĂN

Câu 1

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

– Đồng tình với ý kiến: lập luận cần theo hướng khẳng định niềm tin, tình yêu đối với công việc (tin rằng đó là những việc tuyệt vời) sẽ là động lực mạnh mẽ để mỗi người vượt qua những khó khăn, trở ngại (bao gồm cả những yếu tố khách quan và chủ quan) để thành công. Người ta không thể thành công nếu không có niềm tin vào công việc và không tin đó là việc tốt (tuyệt vời).

– Phản đối ý kiến: lập luận cần theo hướng để thành công trong công việc, nếu chỉ có niềm tin, tình yêu thôi thì chưa đủ, cần phải có hiểu biết kiến thức về công việc, kĩ năng và kĩ xảo để thực hiện công việc đó, ngoài ra, các yếu tố khách quan và sự may mắn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của mỗi người trong công việc.

– Vừa đồng tình, vừa phản đối ý kiến: kết hợp hai cách lập luận trên.

Câu 2

* Hướng dẫn giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác, tác phẩm

- Kim Lân là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam và nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân – mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

Vợ nhặt là một trong những sáng tác xuất sắc của ông. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếp Vợ nhặt vào loại gần như “thần bút”.

- Truyện ngắn được xây dựng trên cái nền hiện thực của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945) và được in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

2. Phân tích

2.1 Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật “thị”

a. Giới thiệu chân dung, lai lịch:

* Lai lịch: không rõ ràng:

- Không tên tuổi.

- Không gia đình, quê hương.

- Không nghề nghiệp.

- Không tài sản

- Không quá khứ.

=> Trong nạn đói khủng khiếp, thân phận con người trở nên hết sức vô nghĩa.

* Chân dung:

- Ngoại hình:

+ Áo quần tả tơi như tổ đỉa

+ Gầy sọp

+ Mặt lưỡi cày xám xịt

+ Ngực gầy lép

+ Hai con mắt trũng hoáy

=> Ngoại hình thảm hại do cái đói tạo ra.

* Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động:

- “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá”, “Hà, ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố” đanh đá, chua ngoa, chao chát, chỏng lỏn.

- “Ton ton chạy lại”, “liếc mắt cười tít”, “sầm sập chạy đến”, “xưng xỉa nói”, “cong cớn”, “cắm đầu ăn”, “ăn xong lấy đũa quẹt một cái”, bám lấy câu nói đùa của người ta để theo về làm vợ thật ⟶ vô duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn.

b. Vẻ đẹp nhân vật:

* Khát vọng sống mãnh liệt:

- Khi nhìn dưới góc độ nhân bản thì tất cả hành động, cử chỉ trơ trẽn, vô duyên của thị lại là biểu hiện của khát vọng sống mãnh liệt ⟶ khâm phục thị.

* Vẻ đẹp nữ tính:

- Trên đường về nhà chồng:

+ Rón rén, e thẹn: “Thị cắp cái thúng con, cái đầu hơi cúi xuống; cái nón rách tả tơi nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”

+ Ngượng nghịu: “Chân nọ ríu vào chân kia”.

=> Bẽn lẽn, thẹn thùng như bất kì cô dâu mới nào.

- Khi về đến nhà chồng:

+ Thấy gia cảnh nhà chồng: “nén tiếng thở dài”

“Ngồi mớm ở mép giường”

- Khi gặp gỡ mẹ chồng:

+ Đứng dậy nghênh đón, lễ phép chào.

+ Ngượng nghịu cúi đầu, tay vân vê vạt áo.

+ Đứng im lắng nghe bà cụ Tứ dặn dò.

- Sáng hôm sau:

+ Dọn dẹp, vun vén nhà cửa.

+ Bưng bát cháo khoán điềm nhiên và vào miệng.

=> Hiền hậu đúng mực

* Niềm tin vào tương lai:

- Đưa đến thông tin mang tính chất như định hướng để mở ra lối thoát.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chú trọng khắc họa cử chỉ, hành động, ngoại hình để người đọc nhận ra vẻ đẹp của thị.

3. Kết luận

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

      Giả sử nếu một ngày đẹp trời nào đó, tinh thần trách nhiệm của loài người bị mất đi, hãy hình dung một viễn cảnh của xã hội: con người không biết mình sống để làm gì. Sống lang thang, bơ vơ, vô định. Tất nhiên lúc đó không còn là sống mà chỉ là tồn tại. Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiết tính trách nhiệm, con người đánh mất chính mình.

      […]

      Vì sao ta thiếu trách nhiệm?

      Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây hại…thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.

      Không ai muốn mình phải tổn thất, vì thế nhu cầu an toàn trong mỗi con người khiến họ tìm cách chốn tránh trách nhiệm cá nhân và đùn đẩy nó cho người khác mà tốt nhất là cho tập thể. Vì tập thể sai thì có nghĩa là không ai sai cả, hoặc cái sai đó sẽ được chan đều và tất nhiên trách nhiệm của mình sẽ nhẹ đi đáng kể.

      Tôi phạm luật  vì ai cũng làm như thế cả, tôi không làm thì sẽ bị thua thiệt. Tôi không có mục đích sống vì chẳng ai cho tôi mục đích. Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình…

      Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy. Hiện tại, điều gì đang khiến chúng ta xấu hổ với chính mình? Điều gì khiến chúng ta hổ thẹn với gia đình và xã hội?

(Trích Sống trách nhiệm – Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, những nguyên nhân nào khiến con người hay thiếu trách nhiệm?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ đánh mất chính mình”?

Câu 4. Lời khuyên “Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị? (Viết 01 đoạn văn khoảng 5-6 dòng)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

         Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

          Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.

          Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà....

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích trên.

---------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1

* Hướng dẫn giải: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2

* Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

Những nguyên nhân khiến con người sống thiếu trách nhiệm: Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây hại…thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.

Câu 3

* Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Khi thiếu trách nhiệm, con người sẽ không biết mình sống để làm gì, thiếu mục đích sống, con người sống buông thả, không giữ gìn bản thân. Vì vậy tác giả cho rằng “Thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ đánh mất đi chính mình”.

Câu 4

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

Dám nhận trách nhiệm về mình, dám nhận sai và sửa sai. Trong cuộc sống, hãy là một người có trách nhiệm với bản thân, hãy nhận lỗi và sửa lỗi. Vì hành vi này của bạn sẽ giúp chính bạn trở lên đúng đắn, cao thượng, có tín ngưỡng chân chính và có một cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta, xin đừng trốn tránh lỗi lầm của bản thân mà trở nên lầm lỡ, từ bỏ cuộc sống tốt đẹp. Hãy chân thành, trách nhiệm trong mọi hành động của bạn. Bởi vì có như vậy, bạn mới có một phẩm chất đạo đức tốt đẹp

Phần II. Làm văn

* Hướng dẫn giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

Vợ nhặt của Kim Lân xứng đáng thuộc loại những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếp Vợ nhặt vào loại gần như “thần bút”.

2. Phân tích

2.1 Sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn văn trên

a. Giới thiệu nhân vật Tràng

* Chân dung, lai lịch

- Lai lịch: dân ngụ cư – tha phương cầu thực, không sống được ở quê mình nên tìm đến một vùng đất khác ⟶ bị kì thị, phân biệt, đối xử.

+ Không được chia ruộng đất.

+ Không được sống cùng trong không gian của ngôi làng, phải sống ở rìa làng hoặc ngoài đê.

+ Không được tham gia sinh hoạt bất cứ sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã.

- Gia cảnh: nghèo.

+ Gia đình chỉ có mẹ góa con côi, bố mất sớm.

+ Công việc bấp bênh, không ổn định: kéo xe bò thuê.

- Chân dung ngoại hình:

+ Hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều.

+ Hai bên quai hàm bạnh ra.

+ Thân hình to lớn vập vạp.

+ Vừa đi vừa lảm nhảm những điều mình nghĩ.

+ Ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch.

=> Có sức hấp dẫn với lũ trẻ con trong xóm

=> Hội tụ đầy đủ các yếu tố bất lợi để có thể lấy được vợ.

* Sự kiện mang tính bước ngoặt cuộc đời: Tràng “nhặt”vợ:

- Xuất phát từ những câu bông đùa: “Muốn ăn cơm trắng với giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh”

- Sự chia sẻ, thương cảm giữa những người đồng cảnh.

- Từ lời nói đùa của Tràng, thị theo về thật.

b. Phân tích sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên

* Hạnh phúc đã khơi dậy ý thức bổn phận của người đàn ông trong gia đình.

- Tràng tỉnh dậy muộn ⟶ trong người cảm thấy dễ chịu, êm ái, lửng lơ như người từ trong giấc mơ đi ra

=> Tâm trạng ngỡ ngàng trước hạnh phúc mình đang nắm giữ.

- Tràng quan sát khung cảnh đang bày ra trước mắt mình, nhận thấy cảnh tượng thay đổi mới mẻ, khác lạ:

+ Nhà cửa được dọn sạch sẽ hẳn.

+ Không khí gia đình: mẹ và vợ chung tay dọn dẹp, vun vén nhà cửa.

=> Thức dậy trong Tràng nhiều cảm xúc:

+ Thấm thía cảm động

+ Bỗng thấy thương yêu, gắn bó

+ Vui sướng, phấn chấn

=> Nhận thức mới mẻ: nhận thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.

=> Hành động: Xăm xăm chạy ra sân, muốn chung tay tu sửa căn nhà.

=> Muốn chung tay để nghênh đón tương lai tươi sáng đến với gia đình.

- Có lẽ chính những hạnh phúc khi có một gia đình khiến Tràng có những khát khao đổi đời ở phần cuối truyện. Tràng bắt đầu quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội; hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới lần khuất, ẩn hiện trong tâm trí Tràng. Đó là dấu hiệu của một tương lai tươi sáng.

* Nghệ thuật:

- Khả năng khám phá và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật điêu luyện, tài tình.

- Sử dụng ngôn ngữ người nông dân rất tự nhiên, đưa ngông ngữ đời sống của người dân vào trang văn. Vì vậy nhân vật hiện lên chân thực, sống động.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

-------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-------------

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF