YOMEDIA

Bộ 3 đề kiểm tra giữa HK1 môn Hóa học 9 năm 2020 Trường THCS Suối Ngô

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 3 đề kiểm tra giữa HK1 môn Hóa học 9 năm 2020 Trường THCS Suối Ngô. Hy vọng đề thi sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi và có quá trình ôn tập thật hiệu quả để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. 

ADSENSE

TRƯỜNG THCS SUỐI NGÔ

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 9

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1:

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)      

Câu 1: Trong các oxit sau, oxit nào là oxit axit?

A. CO2.                                B. CuO.                           C. Al2O3.                           D. ZnO.

Câu 2: SO2 không tác dụng được với chất nào sau đây?

A. H2O.                                B. BaO.                           C. H2SO4.                         D. NaOH.

Câu 3: Chất nào sau đây khi nung nóng ở nhiệt độ cao bị phân huỷ?

A. CaCO3.                           B. Fe­2O3.                         C. Al2O3.                          D. Na2CO3.

Câu 4: Để thu khí O2 khô từ hỗn hợp gồm: O2, CO2, SO2 người ta cho hỗn hợp khí đi qua

A. dung dịch NaOH lấy dư.                                         B. nước.

C. CaO (rắn, dư).                                                         D. dung dịch axit sunfuric.

Câu 5: Có các dung dịch: H2SO4 (loãng), HCl, NaOH; các chất rắn Fe, Fe(OH)3 và các chất khí CO2, NO. Số phản ứng xảy ra khi cho các chất đó tác dụng với nhau từng đôi một là

 A. 7.                                    B. 4.                                 C. 5.                                  D. 6.

Câu 6: Có các oxit: (1) H2O; (2) CuO; (3) Na2O; (4) CO2; (5) P2O5.

Dãy các oxit có thể điều chế bằng phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ?

A. H2O, CuO, Na2O.           B. H2O, CuO, CO2.         C. Na2O, CO2, P2O5.        D. CuO, CO2, P2O5.

Câu 7: Để phân biết các oxit: Na2O, P2O5 và CaO người ta có thể dùng

A. nước và quỳ tím.             B. dung dịch HCl.           C. nước.                            D. giấy quỳ tím khô.

Câu 8: Cần phải điều chế một lượng muối đồng sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric?

A. Axit sunfuric tác dụng với đồng(II) oxit.

B. Axit sunfuric đặc, nóng tác dụng với kim loại đồng.

C. Axit sunfuric loãng, nóng tác dụng với kim loại đồng.

D. Axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại đồng.

Câu 9: Khi cho axit sunfuric đặc vào cốc thủy tinh đựng đường, cuối cùng thấy

A. xuất hiện chất rắn màu đen.

B. hơi nước và khí SO2.

C. có cacbon và khí CO2.

D. xuất hiện chất rắn màu đen, đồng thời có nước và các chất khí CO2, SO2 thoát ra.

Câu 10: Trong phòng thí nghiệm natri oxit (Na2O) rất khó bảo quản, vì natri oxit

A. rất dễ tác dụng với khí oxi trong không khí.

B. kém bền dễ bị ánh sáng phân hủy.

C. rất dễ tác dụng với hơi nước và khí cacbonic trong không khí.

D. kém bền dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

Câu 11: Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc. Nguyên liệu là

A. lưu huỳnh trioxit, không khí, nước.                                                                 

B. lưu huỳnh (hoặc quặng pirit).                                 

C. lưu huỳnh (hoặc quặng pirit), không khí, nước.    

D. lưu huỳnh đioxit, không khí, nước.

Câu 12: Cho sơ đồ chuyển hoá: Cu CuSO4 BaSO4

X và Y lần lượt là

A. H2SO4 loãng, nóng và BaCl2.                                  B. H2SO4 đặc, nóng và BaCl2.         

C. BaCl2 và H2SO4 đặc, nóng.                                     D. Na2SO4 và Ba(OH)2.

 

---(Nội dung chi tiết phần tự luận của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2:

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)      

Câu 1: Oxit nào sau đây là oxit bazơ ?

A. FeO.                                B. CO.                             C. SO2.                             D. P2O5.

Câu 2: CaO không tác dụng được với chất nào sau đây?

A. H2O.                                B. CO2.                            C. Axit HCl.                     D. NaOH.

Câu 3: Dãy oxit nào gồm các oxit phản ứng được với nước?

A. SO3, BaO, Na2O.            B. Na2O, Fe­2O3, CO.      C. Al2O3, SO2, BaO.        D. CuO, CaO, SO3.

Câu 4: Canxi oxit (CaO) có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất. Để CaO (vôi sống) trong không khí ẩm (có hơi nước), canxi oxit hút ẩm, tạo thành chất bột màu trắng là

A. Ca(OH)2.                         B. CaCO3.                       C. CaOH.                          D. CaO.

Câu 5: Chất nào sau đây dùng làm nguyên liệu để sản xuất vôi sống?

A. Na2SO4.                          B. Na2CO3.                     C. CaCO3.                        D. Ca(OH)2.

Câu 6: Cho vài giọt dung dịch axit HCl lên mẩu giấy quỳ tím, giấy quỳ tím chuyển từ màu tím sang

A. màu đỏ.                           B. màu vàng.                   C. màu xanh.                     D. màu hồng.

Câu 7: Đơn chất nào sau đây tác dụng với axit sunfuric loãng sinh ra chất khí?  

A. Cacbon.                           B. Magie.                         C. Đồng.                           D. Lưu huỳnh.

Câu 8: Cho dung dịch HCl vào Fe(OH)3 thu được dung dịch có màu gì?

A. vàng nâu.                         B. da cam.                        C. xanh lam.                      D. đỏ.

Câu 9: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho một viên kẽm vào dung dich axit sunfuric loãng.

(b) Nhỏ nước vào mẩu canxi oxit.

(c) Nhỏ dung dịch axit clohiđric vào dung dịch kali sunfat.

(d) Cho bột sắt(III) oxit vào dung dịch axit clohiđric.

(e) Cho một lá đồng vào dung dich axit sunfuric đặc, đun nóng.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được chất khí là

A. 1.                                     B. 2.                                 C. 3.                                  D. 4.

Câu 10: Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra kết tủa?

A. CuO và HCl.                   B. KOH và H2SO4.         C. CO2 và NaOH.             D. K2SO4 và BaCl2.

Câu 11: Cặp chất nào sau đây không tác dụng với nhau?

A. Ba(OH)2 và H3PO4.        B. NaOH và HCl.            C. NaOH và CuSO4.         D. Na2SO4 và CuCl2.

Câu 12: Cho các cặp chất sau:

(1) K2SO4 và HCl.               (2) K2SO3 và H2SO4.       (3) Cu và H2SO4 đặc, nóng.

(4) Na2SO4 và CuCl.          (5) Na2SO3 và NaCl.

Khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp

A. (1) và (2).                        B. (2) và (3).                    C. (3) và (4).                     D. (4) và (5).

 

---(Nội dung chi tiết phần tự luận của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3:

I-Phần trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1: Khí SO2 có mùi gì?

A. Mùi hắc.                          B. Không mùi.                 C. Mùi thơm.                    D. Mùi khai.

Câu 2: Có các oxit sau: CaO, SO2, CuO, P2O5, Fe­2O3, CO. Dãy những oxit tác dụng được với nước là:

A. Fe2O3, P2O5 , CaO.         B. CaO, SO2, P­2O5.         C. CaO, CO, P­2O5.           D. CaO, SO2, Fe­2O3.

Câu 3: Phản ứng giữa dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH là phản ứng

A. thế.                                  B. hoá hợp.                      C. trung hoà.                     D. phân huỷ.

Câu 4: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là

A. 19,5 gam.                        B. 19,3 gam.                    C. 19,7 gam.                     D. 19 gam.

Câu 5: Cho các chất: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, sắt(III) oxit, lưu huỳnh trioxit, nhôm oxit, cacbon đioxit.  Số oxit tác dụng được với dung dịch axit clohiđric tạo muối và nước là

A. 5.                                     B. 2.                                 C. 3.                                  D. 4.

Câu 6: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra chất khí cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt?

A. CuO.                               B. Fe(OH)3.                     C. KOH.                           D. Zn.

Câu 7: Để một mẩu nhỏ canxi oxit trong không khí khô (không có hơi nước) ở nhiệt độ thường, canxi oxit hấp thụ khí cacbonic tạo thành

A. Ca(OH)2.                         B. CaCO3.                       C. Ca2CO3.                       D. CaO.

Câu 8: Hoà tan 3,10 gam Na2O trong nước được 100 ml dung dịch NaOH. Nồng độ mol của dung dịch là

A. 0,5 M.                              B. 0,05 M.                       C. 1 M.                              D. 0,1 M.

Câu 9: Trong dãy các oxit sau, dãy oxit nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành muối và nước?

A. CaO, Fe2O3, CuO.          B. CaO, P2O5, CuO.        C. CaO, Fe2O3, SO2.        D. SO2, SO3, P2O5.

Câu 10: Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

A. Na2SO3 và H2O.             B. Na2SO3 và H2SO4.     C. Na2SO3 và NaOH.       D. Na2SO4 và HCl.

Câu 11: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với đồng(II) hiđroxit tạo thành dung dịch màu

A. vàng nâu.                         B. da cam.                        C. đỏ.                                D. xanh lam.

Câu 12: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhỏ dung dịch natri hiđroxit vào dung dịch đồng sunfat.

(b) Nhỏ dung dịch bari hiđroxit vào dung dịch axit sunfuric.

(c) Nhỏ dung dịch axit clohiđric vào dung dịch natri sunfat.

(d) Nhỏ dung dịch natri hiđroxit vào dung dịch axit clohiđric.

(e) Nhỏ dung dịch bari clorua vào dung dịch natri sunfat.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được chất kết tủa là

A. 1.                                     B. 2.                                 C. 3.                                  D. 4.

---(Nội dung chi tiết phần tự luận của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra giữa HK1 môn Hóa học 9 năm 2020 Trường THCS Suối Ngô. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF