Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Lý Bôn. Đề thi bao gồm 30 hỏi trắc nghiệm hoàn thành trong 45 phút. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT LÝ BÔN |
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Công thức của metyl axetat là
A. CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. HCOOCH3.
Câu 2: Este nào sau đây tác dụng với NaOH, thu được ancol metylic?
A. CH3COOC2H5. B. CH3COOC2H3.
C. HCOOC2H5. D. HCOOCH3.
Câu 3: Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOC2H3.
C. CH3COOC2H3. D. HCOOCH3.
Câu 4: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. CH3COOCH2C6H5. B. C15H31COOCH3.
C. (C17H33COO)2C2H4. D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
Câu 6: Loại saccarit chiếm thành phần chính trong hạt gạo là
A. glicogen. B. tinh bột. C. xenlulozơ. D. saccarozơ.
Câu 7: Thuỷ phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 4,10. B. 2,90. C. 1,64. D. 4,28.
Câu 8: Đun nóng 100 ml dung dịch glucozơ a (mol/l) với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của a là
A. 1,0. B.0,1. C.0,5. D. 0,2.
Câu 9: Cho 54 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 75%, thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là
A. 10,35. B. 20,70. C. 27,60. D. 36,80.
Câu 10: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là
A. 89. B. 101. C. 85. D. 93.
Câu 11: Cho dãy các chất: Glucozơ, fructozơ, saccarozơ, xenlulozơ. Số chất trong dãy có phản ứng thủy phân là
A. 1. B.2. C.3. D.4.
Câu 12: Khi thủy phân một loại chất béo X, thu được glixerol, axit panmitic, axit stearic và axit oleic. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 13: Số hợp chất no, đơn chức mạch hở có công thức phân tử C4H8O2 là
A. 3. B. 2. C. 6. D. 4.
Câu 14: Xà phòng hóa este nào sau đây, thu được anđehit?
A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOC2H5.
C. HCOOC2H3 . D. C2H5COOCH3.
Câu 15: Poli (metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3.
B. C6H5CH=CH2.
C. CH3COOCH=CH2.
D. CH2 =CHCOOCH3.
---(Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 1: Chất nào sau đây là chất béo?
A. anbumin B. Glyxin C. tristearin D. metyloleat
Câu 2: Tên của este CH3COOCH3 là
A. Etyl butirat. B. Etyl propionat.
C. metyl axetat. D. isoamyl axetat.
Câu 3: Chất béo là chất nào sau đây?
A. Etyl butirat. B. isoamyl axetat. C. geranyl axetat. D. tripanmitin.
Câu 4: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?
A. Crom. B. Sắt. C. Vonfam. D. Đồng.
Câu 5: Hợp chất nào sau đây là alanin?
A. CH3-CH(NH2)-COOH B. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
C. H2N-[CH2]5-COOH D. H2N-CH2-COOH
Câu 6: Sắt (Fe) không tác dụng được với dung dịch:
A. HCl. B. CuSO4. C. H2SO4 loãng. D. NaOH
Câu 7: Polime nào sau đây dùng để sản xuất tơ?
A. Poli etylen. B. Poli acrilonitrin.
C. poli(vinylclorua). D. Cao su buna.
Câu 8: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIIA là:
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 9: Hợp chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. etyl axetat B. lòng trắng trứng
C. Glixerol D. xenlulozơ
Câu 10: Hợp chất C6H5–NH2 có tên đúng là
A. alanin B. Benzylamin C. hexanamin D. phenylamin
Câu 11: Tetrapeptit là hợp chất
A. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
B. có 3 liên kết peptit mà phân tử có 4 gốc α-amino axit.
C. có 5 liên kết peptit mà phân tử có 6 gốc amino axit khác nhau.
D. mà mỗi phân tử có 4 liên kết peptit.
Câu 12: Polime nào sau đây dùng làm chất dẻo?
A. Tơ visco. B. Tơ nitron.
C. poli(vinylclorua). D. Cao su buna.
Câu 13: Este nào sau đây có mùi thơm của dứa?
A. Metyl propionat. B. isoamyl axetat.
C. Benzyl axetat. D. Etyl butirat.
Câu 14: Este nào sau đây được dùng để tổng hợp thủy tinh hữu cơ (thủy tinh plexiglas)?
A. CH2=C(CH3)-COO-C2H5 B. CH3-COO-CH=CH2
C. CH2=C(CH3)-COO-CH3 D. CH2=CH-COO-C2H5
Câu 15: Chất thuộc loại monosaccarit là
A. xenlulozơ. B. tinh bột. C. glucozơ. D. saccarozơ.
---(Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Monome nào sau đây dùng để điều chế tơ olon?
A. CH2=CHCl B. CH2=CH2 C. CH2=CHC6H5 D. CH2=CHCN
Câu 2: Trùng hợp CH2=CH-CH=CH2 khi có mặt của Na thì thu được polime nào sau đây?
A. Cao su buna. B. Poli(metylmetacrylat).
C. poli(vinylclorua). D. Poli etylen.
Câu 3: Este benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài là este nào sau đây?
A. C6H5COOCH3 B. CH3COOCH2C6H5
C. CH3COOC6H5 D. C6H5CH2COOCH3
Câu 4: Hợp chất nào sau đây là α-aminoaxit?
A. H2N-[CH2]5-COOH B. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH
C. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-CH2-COOH D. H2N-CH2-COOH
Câu 5: Chất béo là chất nào sau đây?
A. isoamyl axetat. B. tristearin. C. geranyl axetat. D. Etyl butirat.
Câu 6: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính axit B. tính khử C. tính bazơ D. tính oxi hóa
Câu 7: Kim loại phản ứng được với nước ở điều kiện thường:
A. Fe B. Ag C. Cu D. Na
Câu 8: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H7O2(OH)3]n. B. [C6H7O3(OH)3]n.
C. [C6H5O2(OH)3]n. D. [C6H8O2(OH)3]n.
Câu 9: Hợp chất NH2–CH2–COOH có tên đúng là
A. Amoni axetat B. Glixerol
C. đimetylmetanamin D. Glyxin
Câu 10: Chất nào dưới đây không cho phản ứng trùng ngưng?
A. Axit e-aminocaproic B. Axit w-aminoenantoic
C. Axit aminoaxetic D. Axit acrylic
Câu 11: Polime nào sau đây không có tính đàn hồi?
A. Tơ nitron. B. Cao su buna.
C. Cao su isopren. D. Cao su thiên nhiên.
Câu 12: Đipeptit là hợp chất
A. có 1 liên kết peptit mà phân tử có 2 gốc α-amino axit.
B. mà mỗi phân tử có 2 liên kết peptit.
C. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 2 gốc amino axit giống nhau.
D. có 1 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
Câu 13: Chất nào dưới đây là este
A. HCOOH B. CH3COOH C. C6H5COOH D. CH3COOCH3
Câu 14: Este nào sau đây có mùi thơm của hoa hồng?
A. isoamyl axetat. B. Benzyl axetat.
C. geranyl axetat. D. Etyl butirat.
Câu 15: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vonfam. B. Crom. C. Sắt. D. Đồng.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Lý Bôn. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.