YOMEDIA

Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử 12 năm 2019-2020 Trường THPT Thái Phiên

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử 12 năm 2019-2020 Trường THPT Thái Phiên. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

 NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 12 – BAN KHXH

THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút

 

 

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1. Sự ra đời của khối quân sự NATO (04/1949) tác động đến tình hình châu Âu như thế nào?

   A. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau.

   B. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.

   C. Ổn định và có điều kiện để phát triển.

   D. Căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.

Câu 2. Thành tựu nào trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần II tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho con người?

   A. Công cụ sản xuất mới.                                                   

   B. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

   C. Năng lượng mới và vật liệu mới.                                   

   D. Cách mạng xanh và công nghệ sinh học.

Câu 3. Cho các sự kiện sau:

1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập.

2. Việt Nam Quốc dân đảng thành lập.

3. Tân Việt cách mạng đảng thành lập.

4. Giai cấp tư sản thành lập Đảng Lập hiến.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

   A. 2 - 3 - 1 - 4.                   

   B. 4 - 2 - 3 -1.                      

   C. 2 - 1 - 4 - 3.                           

   D. 4 - 1 - 3 - 2.

Câu 4. Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) là

   A. “Tin tức”, “Thời mới”, “Tiếng dân”.                   

   B. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Người nhà quê”.

   C. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Nhành lúa”.          

   D. “Chuông rè”, “Tin tức”, “Nhành lúa”.            

Câu 5. Ngoài những đặc điểm chung của công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng, đó là

   A. bị thực dân phong kiến và tay sai chèn ép, có tinh thần yêu nước cao độ.

   B. có tinh thần yêu nước, nhạy bén với thời cuộc, là lực lượng cách mạng quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

   C. bị ba tầng áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc.

   D. ra đời dựa trên nền công nghiệp tiên tiến hiện đại, đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhưng bị chèn ép, bóc lột nặng nề.

Câu 6. So với phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1919 – 1925, thì phong trào công nhân trong những năm 1926 – 1929 có những điểm nào tiến bộ?

   A. Đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm.

   B. Đấu tranh đòi tất cả các quyền lợi về kinh tế.

   C. Đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế kết hợp với chính trị.

   D. Đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.

Câu 7. Phong trào giải phóng dân tộc ở Nam Phi nửa cuối thế kỉ XX có đặc điểm  nổi bật là

   A. chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp. 

   B. chống chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid.

   C. chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu mới, giải phóng dân tộc.

   D. chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, giải phóng dân tộc.

Câu 8. Cho các sự kiện sau:

1. Mỹ thành lập NATO.

2. Học thuyết Truman.

3. Đức gia nhập NATO.

4. Kế hoạch Marshall.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

  A. 2,4,1,3.                            

B. 3,1,4,2.                            

C. 1,3,4,2.                            

D. 4,3,1,3.

Câu 9. Nguyên nhân quan trọng chủ yếu  quyết định thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 là do

   A. dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.

   B. sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

   C. liên minh công – nông vững chắc, được tập hợp trong mặt trận thống nhất.

   D. thời cơ thuận lợi khách quan và chủ quan.

Câu 10. Trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật, Nhật Bản có đặc điểm gì khác các nước khác?

   A. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước.

   B. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.

   C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.

   D. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân tộc.

Câu 11. Chủ nghĩa Marx - Lenin được truyền bá vào Việt Nam bằng con đường nào là cơ bản nhất?

   A. Thông qua sách báo từ nước ngoài gởi về.        

   B. Hoạt động của các tổ chức cộng sản.

   C. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.                      

   D. Hoạt động của các thủy thủ trên tàu viễn dương.

Câu 12. Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

   A. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

   B. mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản, giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

   C. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến, giữa tư sản và tiểu tư sản.

   D. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa tư sản với vô sản.

Câu 13. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là 

   A. đoàn kết với cách mạng thế giới.                                   

   B. độc lập và tự do.

   C. ruộng đất cho dân cày.                                                   

   D. tự do và dân chủ. 

Câu 14. Cho các sự kiện sau:

1. Hai vạn thủy binh ở Bombay khởi nghĩa.

2. Ấn Độ tuyên bố độc lập và lập nước Cộng hòa.

3. 40 vạn công nhân Calcutta bãi công

4. Theo “kế hoạch Mountbatten”, Anh chia Ấn Độ thành 2 nước tự trị là Ấn Độ và Pakistan.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

   A. 1,3,4,2.                              

B. 4,3,2,1.                            

C. 4,2,1,3.                            

D. 3,1,4,2.

Câu 15. Thời cơ “ngàn năm có một” mà Đảng và nhân dân ta tận dụng để giành chính quyền nhanh chóng và ít đổ máu là nhờ 

   A. lực lượng cách mạng lớn mạnh.

   B. Liên Xô và quân Đồng minh đánh tan phát xít Nhật. 

   C. toàn Đảng, toàn dân quyết tâm giành độc lập.

   D. sự chuẩn bị suốt 15 năm với nhiểu kinh nghiệm quý báu.

Câu 16. Điểm khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận Cương chính trị tháng 10/1930 là ở vấn đề  

   A. chiến lược cách mạng và lãnh đạo cách mạng.  

   B. lãnh đạo cách mạng và đường lối cách mạng.

   C. nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng.  

   D. động lực cách mạng và đường lối cách mạng.

Câu 17. Nhân vật lịch sử nào nổi tiếng với câu nói: “Không thành công cũng thành nhân”?

   A. Nguyễn Ái Quốc.           

B. Nguyễn Thái Học.                   

C. Nguyễn An Ninh.              

D. Phạm Hồng Thái.

Câu 18. Đường lối chung của công cuộc cải cách kinh tế - xã hội ở Trung Quốc là 

   A. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, chuyển sang nền kinh tế thị trường XHCN.                           

   B. lấy chính trị làm trung tâm, chuyển sang nền kinh tế thị trường XHCN.

   C. chuyển sang nền kinh tế thị trường, xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc.

   D. tiến hành cải cách - mở cửa, chuyển sang nền kinh tế thị trường.                                  

Câu 19. Yếu tố nào giúp Nhật Bản và Tây Âu vươn lên thành đối thủ cạnh tranh của Mĩ?

   A. Chính sách và biện pháp điều tiết có hiệu quả của chính quyền.

   B. Mĩ và Liên Xô tích cực chạy đua vũ trang trong thởi kì “Chiến tranh lạnh”.

   C. Tập trung ngân sách cho phát triển kinh tế, giảm chi phí quốc phòng.

   D. Nhờ viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Marshall.

Câu 20. Cho các sự kiện sau:

1. Mỹ trả độc lập cho Philippines.

2. Vương quốc Brunei độc lập.

3. Nước Cộng hòa Singapore thành lập.

4. Lào, Việt Nam, Indonesia tuyên bố độc lập.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

   A. 4,1,2,3.                           

B. 1,4,2,3.                            

C. 4,1,3,2.                            

D. 4,3,1,2.

Câu 21. Khác với các nước châu Á và châu Phi, các nước Mĩ Latinh đã

   A. sớm giành được độc lập từ thế kỉ XIX

   B. là thuộc địa của Tây Ban Nha

   C. đấu tranh giành độc lập bằng con đường ngoại giao.

   D. là thuộc địa kiểu mới của Mĩ                                          

Câu 22. Trong sự phát triển “Thần kì” của Nhật Bản, có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?

   A. Phát huy truyền thống tự lực, tự cường của nhân dân Nhật Bản.

   B. Mua bằng phát minh, tập chung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.

   C. “Len lách” xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.

   D. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật. 

Câu 23. Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?

  A. Ngày 01/7/1995.            

B. Ngày 11/1/1995.      

C. Ngày 17/1/1995.      

D. Ngày 11/7/1995.

Câu 24. “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập – tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”. Đoạn văn này được Nguyễn Ái Quốc trình bày tại 

   A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).

   B. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (04/1945).

   C. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939).

   D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936).

Câu 25. Hình thức đấu tranh chủ yếu phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

   A. đấu tranh chính trị.                                 

   B. đấu tranh bằng nhiều hình thức: công khai, bí mật, hợp pháp, bất hợp pháp.

   C. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

   D. đấu tranh vũ trang.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ

1D

2D

3D

4D

5C

6C

7B

8A

9B

10A

11C

12A

13B

14A

15B

16C

17B

18A

19B

20C

21A

22D

23D

24A

25C

26B

27C

28C

29C

30D

31C

32D

33D

34B

35A

36D

37A

38A

39B

40D

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1. Nội dung nào không phải là nội dung Chiến lược Cam kết và mở rộng của Tổng thống B.Clinton?

   A. tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.

   B. sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp công việc nội bộ của nước khác.

   C. tăng cường can thiệp ra bên ngoài, khống chế và chi phối đồng minh.

   D. bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.

Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành

   A. công nghiệp chế biến và nông nghiệp.                           

   B. nông nghiệp và khai thác mỏ

   C. giao thông vận tải và thương nghiệp.                            

   D. thương nghiệp và công nghiệp.

Câu 3. Yếu tố nào giúp Nhật Bản và Tây Âu vươn lên thành đối thủ cạnh tranh của Mĩ?

   A. Nhờ viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Marshall.

   B. Mĩ và Liên Xô tích cực chạy đua vũ trang trong thởi kì “Chiến tranh lạnh”.

   C. Tập trung ngân sách cho phát triển kinh tế, giảm chi phí quốc phòng.

   D. Chính sách và biện pháp điều tiết có hiệu quả của chính quyền.

Câu 4. Cho các sự kiện sau:

1. Hai vạn thủy binh ở Bombay khởi nghĩa.

2. Ấn Độ tuyên bố độc lập và lập nước Cộng hòa.

3. 40 vạn công nhân Calcutta bãi công

4. Theo “kế hoạch Mountbatten”, Anh chia Ấn Độ thành 2 nước tự trị là Ấn Độ và Pakistan.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

   A. 4,3,2,1.                            B. 3,1,4,2.                               C. 4,2,1,3.                                D. 1,3,4,2.

Câu 5. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đối với cách mạng tháng 8/1945 vì

   A. đã chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

   B. đã củng cố khối đoàn kết toàn dân.

   C. hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh đề ra từ hội nghị 11/1939.

   D. đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 6. So với phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1919 – 1925, thì phong trào công nhân trong những năm 1926 – 1929 có những điểm nào tiến bộ? 

   A. Đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm.                        

   B. Đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.

   C. Đấu tranh đòi tất cả các quyền lợi về kinh tế.    

   D. Đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế kết hợp với chính trị.

Câu 7. Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đến kinh tế Việt Nam là

   A. kinh tế Việt Nam phát triển nhưng mất cân đối và lệ thuộc vào kinh tế Pháp. 

   B. kinh tế Việt Nam phát triển cân đối nhưng lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

   C. kinh tế Việt Nam phát triển cân đối và không lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

   D. kinh tế Việt Nam không phát triển và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

Câu 8. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở kết hợp

   A. chủ nghĩa Marx - Lenin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước.

   B. chủ nghĩa Marx - Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

   C. chủ nghĩa Marx - Lenin với tư tưởng Hồ Chí Minh. 

   D. chủ nghĩa Marx - Lenin với phong trào công nhân.

Câu 9. Thời cơ “ngàn năm có một” mà Đảng và nhân dân ta tận dụng để giành chính quyền nhanh chóng và ít đổ máu là nhờ

   A. lực lượng cách mạng đã lớn mạnh, nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Đảng.

   B. sự chuẩn bị suốt 15 năm với nhiểu kinh nghiệm quý báu.

   C. toàn Đảng, toàn dân quyết tâm giành độc lập.

   D. Liên Xô và quân Đồng Minh đánh tan phát xít Nhật.

Câu 10. Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1911- 1930 là gì?

   A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

   B. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.

   C. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

   D. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Câu 11. Cho các sự kiện sau:

1. Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến.

2. Quân giải phóng vượt sông Trường Giang tấn công Nam Kinh.

3. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập.

4. Quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

   A. 1,4,3,2.                             B. 3,1,4,2.                               C. 1,4,2,3.                               D. 1,3,4,2.

Câu 12. Hạn chế cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần II là

   A. việc làm trầm trọng thêm bất công xã hội và phân hóa giàu nghèo.

   B. làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn.

   C. việc đổi mới về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực.

   D. làm cho môi trường bị ô nhiễm, tai nạn lao động và giao thông, dịch bệnh, chế tạo vũ khí hủy diệt...

Câu 13. Phong trào giải phóng dân tộc ở Nam Phi nửa cuối thế kỉ XX có đặc điểm  nổi bật là

   A. chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, giải phóng dân tộc.

   B. chống chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid.

   C. chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu mới, giải phóng dân tộc.

   D. chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp. 

Câu 14. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là  

   A. tự do và dân chủ.                                                           

   B. độc lập và tự do. 

   C. ruộng đất cho dân cày.                                                   

   D. đoàn kết với cách mạng thế giới

Câu 15. Khác với các nước Châu Á và châu Phi, các nước Mĩ Latinh

   A. sớm giành được độc lập từ thế kỉ XIX.          

   B. là thuộc địa của Tây Ban Nha.

   C. là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.                          

   D. đấu tranh giành độc lập bằng con đường ngoại giao.

Câu 16. Cho các sự kiện sau:

1. Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết.

2. Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào thành lập.

3. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập.

4.Vương quốc Campuchia thành lập.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

   A. 4,3,2,1.                             B. 3,1,4,2.                              C. 4,2,1,3.                                D. 3,1,2,4.

Câu 17. Cho các sự kiện sau:

1. Mỹ thành lập NATO.

2. Học thuyết Truman.

3. Đức gia nhập NATO.

4. Kế hoạch Marshall.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

   A. 3,1,4,2.                            B. 1,3,4,2.                              C. 4,3,1,3.                               D. 2,4,1,3

Câu 18. Thành tựu nào trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần II tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho con người?

   A. Công cụ sản xuất mới.                                         

   B. Năng lượng mới và vật liệu mới.           

   C. Cách mạng xanh và công nghệ sinh học.             

   D. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Câu 19. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” vì

   A. tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập.  

   B. có 17 nước ở châu Phi được trao trả độc lập. 

   C. chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi.                 

   D. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

Câu 20. Điều gì đã chứng tỏ rằng: Từ tháng 9/1930 trở đi, phong trào cách mạng 1930 – 1931 dần dần đạt tới đỉnh cao?

   A. Phong trào diễn ra khắp cả nước. 

   B. Đã thực hiện liên minh công – nông vững chắc.

   C. Vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.

   D. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để.

Câu 21. Nguồn gốc chung của cách mạng công nghiệp Anh và cách mạng khoa học kỹ thuật Mĩ là do 

   A. do sự bùng nổ dân số.                            

   B. chạy đua sản xuất vũ khí hạt nhân.

   C. nhu cầu sản xuất vũ khí huỷ diệt.          

   D. đáp ứng nhu cầu vất chất và tinh thần của con người.

Câu 22. Trong sự phát triển “Thần kì” của Nhật Bản, có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?

   A. Mua bằng phát minh, tập chung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.

   B. “Len lách” xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.

   C. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật. 

   D. Phát huy truyền thống tự lực, tự cường của nhân dân Nhật Bản.

Câu 23. Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?

   A. Ngày 11/1/1995.            

   B. Ngày 01/7/1995.         

   C. Ngày 17/1/1995.     

   D. Ngày 11/7/1995.

Câu 24. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

   A. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học – công nghệ. 

   B. mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.

   C. kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.                  

   D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 25. Nguyên nhân quan trọng chủ yếu  quyết định thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 là do

   A. dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.

   B. liên minh công – nông vững chắc, được tập hợp trong mặt trận thống nhất.

   C. sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

   D. thời cơ thuận lợi khách quan và chủ quan.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ 12

1C

2B

3B

4D

5C

6D

7A

8B

9D

10A

11C

12D

13B

14B

15A

16D

17D

18C

19B

20C

21D

22C

23D

24D

25C

26A

27A

28A

29A

30C

31C

32A

33B

34B

35B

36A

37B

38A

39B

40C

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử 12 năm 2019-2020 Trường THPT Thái Phiên. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF