QUẢNG CÁO Tham khảo 450 câu hỏi trắc nghiệm về Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lý lớp 10 Câu 1: Mã câu hỏi: 47708 Cặp lực - phản lực không có tính chất nào sau đây? A. là cặp lực trực đối B. tác dụng vào 2 vật khác nhau. C. xuất hiện thành cặp. D. là cặp lực cân bằng. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 47709 Câu nào sau đây trả lời đúng? A. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được. B. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật. C. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật. D. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được. Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 47711 Cho 2 lực đồng qui có cùng độ lớn F. Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng F? A. 00. B. 600. C. 900. D. 1200. Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 47713 Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 7 N và 10 N. Trong các giá trị sau giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực? A. 1 N. B. 2 N. C. 16 N. D. 18 N. Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 47714 Lực F = 10 N có thể được phân tích thành hai lực thành phần có độ lớn A. 30 N và 50 N. B. 3 N và 5 N. C. 6 N và 8 N. D. 15 N và 30 N. Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 47715 Hợp lực của hai lực F1 = 30 N và F2 = 60 N là một lực có thể A. nhỏ hơn 20 N. B. lớn hơn 100 N. C. vuông góc với F1. D. vuông góc với F2. Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 47717 Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khái niệm lực? A. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động. B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi vận tốc. C. Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác, kết quả là truyền gia tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng. D. Trong hệ SI, đơn vị của lực là Niutơn. Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 47718 Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là khác không và không đổi thì : A. vận tốc của vật không đổi. B. vật đứng cân bằng. C. gia tốc của vật tăng dần. D. gia tốc của vật không đổi. Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 47719 Điều nào sau đây là đúng khi nói về trọng lực? A. Trọng lực xác định bởi biểu thức P = mg. B. Trọng lực tác dụng lên vật thay đổi theo vị trí của vật trên Trái Đất. C. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 47720 Gọi P và Pbk là trọng lượng và trọng lượng biểu kiến của một vật. Hiện tượng tăng trọng lượng ứng với trường hợp nào sau đây? A. Pbk = P B. Pbk < P C. Pbk > P D. Pbk ≠ P Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 47721 Đối với một hệ vật thì: A. nội lực không gây gia tốc cho hệ. B. ngoại lực không gây gia tốc cho hệ. C. các vật trong hệ phải có khối lượng không lớn lắm. D. các vật trong hệ phải đứng yên. Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 47722 Khi tàu vũ trụ chuyển động trên quỹ đạo quanh Trái Đất thì nhà du hành vũ trụ trong khoang tàu ở trạng thái: A. tăng trọng lượng. B. giảm trọng lượng. C. mất trọng lượng. D. trọng lượng không thay đổi so với khi ở trên mặt đất. Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 47723 Khi thang máy đi lên nhanh dần đều thì người đứng trong thang máy sẽ ở trạng thái: A. tăng trọng lượng. B. giảm trọng lượng. C. mất trọng lượng. D. trọng lượng không thay đổi so với khi thang máy đứng yên. Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 47724 Điều nào sau đây là sai khi nói về phép tổng hợp lực? A. Tổng hợp lực là phép thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy. B. Phép tổng hợp lực có thể thực hiện bằng quy tắc hình bình hành. C. Độ lớn của hợp lực luôn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần. D. Về mặt toán học, phép tổng hợp lực thực chất là phép cộng tát cả các vectơ lực thành phần. Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 47741 Lực tác dụng và phản lực của nó luôn: A. khác nhau về bản chất. B. xuất hiện và mất đi đồng thời. C. cùng hướng với nhau. D. cân bằng nhau. Xem đáp án ◄1...2223242526...30► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật