QUẢNG CÁO Tham khảo 120 câu hỏi trắc nghiệm về Đại cương kim loại Câu 1: Mã câu hỏi: 1562 Người ta gắn tấm Zn vào vỏ ngoài của tàu thủy ở phần chìm trong nước biển để: A. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hóa. B. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường. C. Vỏ tàu được chắc hơn. D. Chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 1564 Sắt tây là sắt tráng Thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là: A. Thiếc B. Sắt C. Cả hai đều bị ăn mòn như nhau D. Không kim loại nào bị ăn mòn Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 1565 Khi hoà tan b gam oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ axit dung dịch H2SO4 15,8%, thu được dung dịch muối có nồng độ 18,21%. Vậy kim loại hoá trị II là: A. Be B. Mg C. Ba D. Ca Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 117400 Cho các phát biểu sau đây về ăn mòn hoá học : (1) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện một chiều. (2) Kim loại tinh khiết không bị ăn mòn hoá học. (3) Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá. (4) Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá-khử. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 117402 Nhúng đồng thời một thanh kẽm và một thanh sắt vào dung dịch H2SO4, nối hai thanh kim loại bằng dây dẫn. Dự đoán hiện tượng xảy ra như sau ; (1) Hiđro thoát ra từ 2 thanh kim loại, khí từ thanh kẽm thoát ra mạnh hơn. (2) Dòng điện phát sinh có chiều đi từ thanh sắt sang thanh kẽm. (3) Khối lượng thanh kẽm giảm xuống. (4) Nồng độ Fe2+ trong dung dịch tăng lên. Trong các hiện tượng trên, số hiện tượng được mô tả đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 117403 Một đồng xu bảng đồng rơi trên một miếng thép. Sau một thới gian có thể quan sát được hiện tượng nào sau đây? A. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu nâu đỏ. B. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu xanh lam. C. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu đen. D. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu trắng xanh. Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 117404 Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn A. Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá B. Sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá C. Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá D. Sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá. Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 117405 Thực hiện các thí nghiệm sau: (1): Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm. (2): Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4 (3): Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4 loãng. (4): Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. (5): Thả một viên Fe vào dung dịch đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hoá học là: A. (1), (2), (3), (4) và (5) B. (1) và (3) C. (2) và (5) D. (3) và (5) Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 117407 Sắt không bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại nào sau đây trong không khí A. Sn B. Zn C. Ni D. Pb Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 117408 Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh gọi là : A. Sự ăn mòn hóa học. B. Sự ăn mòn kim loại. C. Sự ăn mòn điện hóa. D. Sự khử kim loại. Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 21971 Ion M3+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng 3d5 . Vị trí của M là: A. chu kì 4 , nhóm II B B. chu kì 3 , nhóm VIIIB C. chu kì 3 , nhóm VIII B D. chu kì 4 , nhóm VIIIB Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 21972 Cho 1 số phát biểu: (a) Tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi các electron tự do trong tinh thể kim loại. (b) Kim loại có tính khử ,nó bị khử thành ion dương. (c) Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần độ dẫn điện là: Ag, Cu, Au, Al Fe. (d) So với phi kim cùng chu kì thì kim loại có năng lượng ion hóa và bán kính nguyên tử lớn hơn. (e) Bán kính của ion Mg2+ lớn hơn bán kính của ion Na+(Cho ZMg=12, ZNa=11). (g) Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 21974 Có 3 hợp kim Cu-Ag ; Cu-Al ; Cu-Zn. Chỉ dùng một dung dịch axit thông dụng và một dung dịch bazơ thông dụng nào để phân biệt được 3 hợp kim trên ? A. HCl và NaOH B. HNO3 và NH3 C. H2SO4 và NaOH D. H2SO4 loãng và NH3 Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 21976 Cho dãy các kim loại : Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 21977 Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là A. CuO, Al, Mg. B. Zn, Cu, Fe. C. MgO, Na, Ba D. Zn, Ni, Sn. Xem đáp án ◄1...45678► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật