QUẢNG CÁO Tham khảo 130 câu hỏi trắc nghiệm về Amin, Amino axit, Protein Câu 1: Mã câu hỏi: 117337 Peptit có CTCT như sau: H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCH(CH3)2COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là A. Ala-Ala-Val. B. Ala-Gly-Val. C. Gly-Ala-Gly. D. Gly-Val-Ala. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 117338 Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào sau đây để có dụng cụ thủy tinh sạch ? A. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch kiềm. B. Rửa bằng dung dịch axit sau đó tráng bằng nước. C. Rửa bằng dung dịch kiềm sau đó tráng bằng nước. D. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch axit. Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 117339 Tripeptit X có công thức sau: H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là : A. 28,6 gam. B. 22,2 gam. C. 35,9 gam D. 31,9 gam Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 117340 Để tách phenol ra khỏi hỗn hợp phenol, anilin, benzen, người ta cần dùng lần lượt các hóa chất nào sau đây (không kể các phương pháp vật lí) A. NaOH, HCl. B. H2O, CO2. C. Br2, HCl. D. HCl, NaOH. Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 117341 Thuỷ phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là: A. 81,54 B. 66,44 C. 111,74 D. 90,6 Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 23718 Nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Các amin đều có thể kết hợp với proton. B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3. C. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin. D. Cộng thức tổng quát của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk. Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 23719 Để phân biệt phenol và anilin có thể dùng (1) Dung dịch NaOH (2) Dung dịch HCl (3) Dung dịch NaCl (4) giấy quì tím A. 1 hoặc 2 B. 1; 2 hoặc 3 C. 1; 2 hoặc 4 D. 1 hoặc 4 Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 23720 Benzen không làm mất màu nước brom, nhưng anilin làm mất màu dễ dàng nước brom và tạo kết tủa trắng. Đó là do A. Anilin là amin đơn B. Nhóm –NH2 đã ảnh hưởng đến gốc phenyl C. Anilin có tính bazơ rất yếu D. gốc phenyl đã ảnh hưởng đến nhóm –NH2 Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 23721 Ancol và amin nào sau đây cùng bậc? A. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3 C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2 D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2 Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 23722 Trong số các chất : C3H8, C3H7Cl, C3H8O, C3H9N. Chất nào có nhiều đồng phân cấu tạo nhất ? A. C3H7Cl B. C3H8O C. C3H8 D. C3H9N Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 23723 Cho các chất sau : etilen, axetilen, phenol (C6H5OH), buta-1,3-đien, toluene, anilin. Số chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 23724 Cho 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 lọ trên là A. dung dịch phenolphtalein B. nước brom C. dung dịch NaOH D. giấy quỳ tím Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 23725 Cho axit cacboxylic X phản ứng với chất Y thu được một muối có công thức phân tử C3H9O2N (sản phẩm duy nhất). Số cặp chất X và Y thỏa mãn điều kiện trên là A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 23726 Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dd HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd Y. Làm bay hơi dd Y được 9,55 gam muối khan có công thức tổng quát là RNH3Cl. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử X là A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 23727 Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là A. etylmetylamin. B. butylamin. C. etylamin. D. propylamin. Xem đáp án ◄123456...9► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật