Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Hình học 9 Bài 5 Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 9.
-
Bài tập 21 trang 111 SGK Toán 9 Tập 1
Cho tam giác ABC có AB=3, AC=4, BC=5. Vẽ đường tròn (B;BA). Chứng minh rằng AC là tiếp tuyến của đường tròn
-
Bài tập 22 trang 111 SGK Toán 9 Tập 1
Cho đường thẳng d, điểm A nằm trên đường thẳng d, điểm B nằm ngoài đường thẳng d. Hãy dựng đường tròn (O) đi qua điểm B và tiếp xúc với đường thẳng d tại A.
-
Bài tập 23 trang 111 SGK Toán 9 Tập 1
Dây cua-roa trên hình 76 có những phần là tiếp tuyến của các đường tròn tâm A, B, C. Chiều quay của đường tròn tâm B ngược chiều quay của kim đồng hồ. Tìm chiều quay của đường tròn tâm A và đường tròn tâm C (cùng chiều quay hay ngược chiều quay của kim đồng hồ)
-
Bài tập 24 trang 111 SGK Toán 9 Tập 1
Cho đường tròn (O), dây AB khác đường kính. Qua O kẻ đường vuông góc với AB, cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn ở điểm C.
a) Chứng minh rằng CB là tiếp tuyến của đường tròn.
b) Cho bán kính của đường tròn bằng 15cm, AB=24cm. Tính độ dài OC.
-
Bài tập 25 trang 112 SGK Toán 9 Tập 1
Cho đường tròn tâm O có bán kính OA=R, dây BC vuông góc với OA tại trung điểm M của OA.
a) Từ giác OCAB là hình gì? Vì sao?
b) Kẻ tiếp tuyến với đường tròn tại B, nó cắt đường thẳng OA tại E. Tính độ dài BE theo R.
-
Bài tập 42 trang 163 SBT Toán 9 Tập 1
Cho đường tròn \((O),\) điểm \(A\) nằm bên ngoài đường tròn. Dùng thước và compa, hãy dựng các điểm \(B\) và \(C\) thuộc đường tròn \((O)\) sao cho \(AB\) và \(AC\) là các tiếp tuyến của đường tròn \((O).\)
-
Bài tập 43 trang 163 SBT Toán 9 Tập 1
Cho điểm \(A\) nằm trên đường thẳng \(d,\) điểm \(B\) nằm ngoài đường thẳng \(d.\) Dựng đường tròn \((O)\) đi qua \(A\) và \(B,\) nhận đường thẳng \(d\) làm tiếp tuyến.
-
Bài tập 44 trang 163 SBT Toán 9 Tập 1
Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A.\) Vẽ đường tròn \((B ; BA)\) và đường tròn \((C ; CA),\) chúng cắt nhau tại điểm \(D\) (khác \(A\)). Chứng minh rằng \(CD\) là tiếp tuyến của đường tròn \((B).\)
-
Bài tập 45 trang 163 SBT Toán 9 Tập 1
Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A,\) các đường cao \(AD\) và \(BE\) cắt nhau tại \(H.\) Vẽ đường tròn \((O)\) có đường kính \(AH.\) Chứng minh rằng:
\(a)\) Điểm \(E\) nằm trên đường tròn \((O);\)
\(b)\) \(DE\) là tiếp tuyến của đường tròn \((O).\)
-
Bài tập 46 trang 163 SBT Toán 9 Tập 1
Cho góc nhọn \(xOy,\) điểm \(A\) thuộc tia \(Ox.\) Dựng đường tròn tâm \(I\) tiếp xúc với \(Ox\) tại \(A\) và có tâm \(I\) nằm trên tia \(Oy.\)
-
Bài tập 47 trang 163 SBT Toán 9 Tập 1
Cho đường tròn (O) và đường thẳng d không giao nhau. Dựng tiếp tuyến của đường tròn (O) sao cho tiếp tuyến đó song song với d
-
Bài tập 5.1 trang 164 SBT Toán 9 Tập 1
Xét tính đúng – sai của mỗi khẳng định sau:
a) Nếu đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn (O) tại A thì d vuông góc với OA.
b) Nếu đường thẳng d vuông góc với bán kính OA của đường tròn (O) thì d là tiếp tuyến của đường tròn.
-
Bài tập 5.2 trang 164 SBT Toán 9 Tập 1
Cho đường tròn \((O)\) đường kính \(AB,\) dây \(CD\) vuông góc với \(OA\) tại trung điểm của \(OA.\) Gọi \(M\) là điểm đối xứng với \(O\) qua \(A.\) Chứng minh rằng \(MC\) là tiếp tuyến của đường tròn.