Hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 16 Tam giác cân - Đường trung trực của đoạn thẳng giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Câu hỏi trang 80 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Hãy nêu tên tất cả các tam giác cân trong Hình 4.59. Với mỗi tam cân đó, hãy nêu tên cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đỉnh, góc ở đáy của chúng.
-
Hoạt động 1 trang 81 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Quan sát tam giác ABC cân tại A như Hình 4.60. Lấy D là trung điểm của đoạn thẳng BC.
a) Chứng minh rằng \(\Delta \) ABD = \(\Delta \) ACD theo trường hợp cạnh - cạnh - cạnh.
b) Hai góc B và C của tam giác ABC có bằng nhau không?
-
Hoạt động 2 trang 81 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Cho tam giác MNP có \(\widehat M = \widehat N\). Vẽ tia phân giác PK của tam giác \(MNP(K \in MN)\).
Chứng minh rằng:
a) \(\widehat {MKP} = \widehat {NKP}\);
b) \(\Delta MPK = \Delta NPK\);
c) Tam giác MNP có cân tại \(P\) không?
-
Luyện tập 1 trang 81 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Tính số đo các góc và các cạnh chưa biết của tam giác DEF trong Hình 4.62.
-
Thử thách nhỏ trang 81 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Một tam giác có gì đặc biệt nếu thoả mãn một trong các điều kiện sau:
a) Tam giác có ba góc bằng nhau?
b) Tam giác cân có một góc bằng 60°?
-
Hoạt động 3 trang 81 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Đánh dấu hai điểm A và B nằm trên hai mép tờ giấy A4, nối A và B để được đoạn thẳng AB.
Gấp mảnh giấy lại như Hình 4.63 sao cho vị trí các điểm A và B trùng nhau. Mở mảnh giấy ra, kẻ một đường thẳng d theo nếp gấp.
a) Gọi O là giao điểm của đường thẳng d và AB. O có là trung điểm của đoạn thẳng AB không?
b) Dùng thước đo góc, kiểm tra đường thẳng d có vuông góc với AB không?
-
Câu hỏi trang 82 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Trong Hình 4.64, bạn Lan vẽ đường trung trực của các đoạn thẳng. Theo em, hình nào Lan vẽ đúng?
-
Hoạt động 4 trang 82 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Trên mảnh giấy trong HĐ3, lấy điểm M bất kì trên đường thẳng d. Dùng thước thẳng có vạch chia kiểm tra xem AM có bằng BM không (H.4.65).
-
Luyện tập 2 trang 83 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Cho M là một điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB. Biết AM = 3 cm và \(\widehat {MAB}\)= 60° (H.4.67). Tính BM và số đo góc MBA.
-
Giải bài 4.23 trang 84 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Cho tam giác ABC cân tại A và các điểm E, F lần lượt nằm trên các cạnh AC, AB sao cho BE vuông góc với AC, CF vuông góc với AB (H.4.69). Chứng minh rằng BE = CF.
-
Giải bài 4.24 trang 84 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Cho tam giác ABC cân tại A và M là trung điểm của đoạn thẳng BC. Chứng minh AM vuông góc với BC và AM là tia phân giác của góc BAC.
-
Giải bài 4.25 trang 84 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Cho tam giác ABC và M là trung điểm của đoạn thẳng BC.
a) Giả sử AM vuông góc với BC. Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại A.
b) Giả sử AM là tia phân giác của góc BAC. Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại A.
-
Giải bài 4.26 trang 84 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Tam giác vuông có hai cạnh bằng nhau được gọi là tam giác vuông cân.
Hãy giải thích các khẳng định sau:
a) Tam giác vuông cân thì cân tại đỉnh góc vuông;
b) Tam giác vuông cân có hai góc nhọn bằng 45°;
c) Tam giác vuông có một góc nhọn bằng 45° là tam giác vuông cân.
-
Giải bài 4.27 trang 84 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Trong Hình 4.70, đường thẳng nào là đường trung trực của đoạn thẳng AB?
-
Giải bài 4.28 trang 84 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Cho tam giác ABC cân tại A có đường cao AD. Chứng minh rằng đường thẳng AD là đường trung trực của đoạn thẳng BC.
-
Giải bài 4.41 trang 68 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Trong những tam giác dưới đây (H.4.46), tam giác nào là tam giác cân, cân tại đỉnh nào? Vì sao?
-
Giải bài 4.42 trang 68 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Tính số đo các góc còn lại trong các tam giác cân dưới đây (H.4.47)
-
Giải bài 4.43 trang 69 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Tam giác ABC có 2 đường chéo BE và CF bằng nhau (H.4.48). Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại đỉnh A.
-
Giải bài 4.44 trang 69 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Cho tam giác ABC vuông tại đỉnh A. Gọi M là trung điểm của BC và D là điểm nằm trên tia đối của tia MA sao cho MD = MA (H.4.49). Chứng minh rằng:
a)\(\Delta ABD\) vuông tại B.
b)\(\Delta ABD = \Delta BAC\)
c) Các tam giác AMB, AMC là các tam giác cân tại đỉnh M.
-
Giải bài 4.45 trang 69 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Cho ABC là tam giác cân tại đỉnh A. Chứng minh rằng:
a) Hai đường trung tuyến BM, CN bằng nhau (H.4.50a).
b) Hai đường phân giác BE, CF bằng nhau (H.4.50b)
-
Giải bài 4.46 trang 69 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Cho các điểm A, B, C, D, E như Hình 4.51. Chứng minh rằng:
a) \(\Delta AEB,\Delta DEC\) là các tam giác cân đỉnh E.
b) \(AB\parallel CD.\)
-
Giải bài 4.47 trang 70 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Cho tam giác ABH vuông tại đỉnh H có \(\widehat {ABH} = {60^0}\). Trên tia đối của tia HB lấy điểm C sao cho HB = HC (H.4.52). Chứng minh rằng \(\Delta ABC\) là tam giác đều và \(BH = \dfrac{{AB}}{2}\)
-
Giải bài 4.48 trang 70 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Đường thẳng d trong hình nào dưới đây là đường trung trực của đoạn thẳng AB?
-
Giải bài 4.49 trang 70 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Cho A là một điểm tuỳ ý nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC sao cho A không thuộc BC. Khẳng định nào dưới đây là đúng?
a) AB = AC
b) Tam giác ABC đều
c) \(\widehat {ABC} = \widehat {ACB}\)
d) Tam giác ABC cân tại đỉnh A.
-
Giải bài 4.50 trang 70 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Cho tam giác ABC cân tại đỉnh A có đường cao AH. Cho M là một điểm tuỳ ý trên đường thẳng AH sao cho M không trùng với A(H.4.54). Chứng minh rằng: \(\widehat {MBA} = \widehat {MCA}\).