Sau đây mời các em học sinh lớp 7 cùng tham khảo Bài ôn tập cuối chương 10. Bài giảng đã được soạn khái quát lý thuyết cần nhớ, đồng thời có các bài tập minh họa có lời giải chi tiết giúp các em dễ dàng nắm được kiến thức trọng tâm của bài. Chúc các em có một buổi học thật vui vẻ!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là các hình chữ nhật, 8 đỉnh, 12 cạnh, 4 đường chéo, các cạnh bên song song và bằng nhau.
- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là các hình vuông.
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật \({S_{xq}} = 2\left( {a + b} \right).c\) Diện tích xung quanh của hình lập phương: \({S_{xq}} = 4{a^2}\) |
---|
Chú ý: Khi tính diện tích, thể tích của một hình, các kích thước của nó phải cùng đơn vị độ dài.
b) Thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Người ta xếp các hộp đựng đồ chơi dạng hình lập phương nhỏ có cạnh 1 dm vào một chiếc hộp carton có dạng hình hộp chữ nhật (Hình trên). Ta thấy có 4 lớp hình lập phương, mỗi lớp có 2 . 5 hình lập phương. Mỗi hình lập phương nhỏ cạnh 1 dm có thể tích là 1 dm3 nên thể tích của hình hộp chữ nhật là 2 . 5 . 4 = 40 (dm3).
* Ta có công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương:
Thể tích hình hộp chữ nhật \(V = abc\). Thể tích hình lập phương \(V = {a^3}\). |
---|
1.2. Hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác
Trong hình lăng trụ đứng tam giác (tứ giác):
- Hai mặt đáy song song với nhau.
- Các mặt bên là những hình chữ nhật.
- Các cạnh bên song song và bằng nhau.
Độ dài một cạnh bên gọi là chiều cao của lăng trụ đứng.
a) Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác: \({S_{xq}} = C.h\) trong đó \({S_{xq}}\): Diện tích xung quanh của hình lăng trụ, C: Chu vi một đáy của hình lăng trụ, h: Chiêu cao của lăng trụ. |
---|
b) Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
Tương tự như hình hộp chữ nhật, hình lập phương, thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác được tính bằng tích của diện tích đáy và chiều cao của nó.
Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác: \(V = {S_{day}}.h\) trong đó V: Thể tích của hình lăng trụ đứng, Sđáy: Diện tích một đáy của hình lăng trụ đứng, h: Chiêu cao của hình lăng trụ đứng. |
---|
Bài tập minh họa
Câu 1: Bác Tú thuê thợ sơn xung quanh bốn mặt ngoài của thành bể nước có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 3 m, chiều rộng 2 m, chiều cao 1,5 m với giá 20,000đồng /m2 .Hỏi bác Tú phải chi trả chi phí là bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải
Diện tích xung quanh thành bể là:
2.(3 + 2).1,5 = 15 (m2)
Chi phí bác Tú phải trả là :
15. 20000 = 300000 (đồng).
Câu 2: Một hình lập phương có cạnh bằng a cm, diện tích xung quanh bằng 100 cm2.Hỏi thể tích của hình lập phương đó bằng bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải
Diện tích xung quanh hình lập phương là: S= 4a2
=> 100 = 4a2
=> a2 = 100: 4 = 25
=> a = 5 (cm)
Thể tích hình lập phương đó là:
V = a3 = 53 = 125 (m3).
Câu 3: Một lều chữ A dạng hình lăng trụ đứng có kích thước như hình sau. Tính diện tích vải để làm hai mái và trải đáy của lều
Hướng dẫn giải
Diện tích vải để làm hai mái và trải đáy của lều chính là diện tích xung quanh hình lăng trụ:
(2 + 2 + 2). 5 = 30 (m2)
Câu 4: Một khúc gỗ dùng để chặn bánh xe ( giúp xe không bị trôi khi dừng đỗ ) có dạng hình lăng trụ đứng, đáy là hình thang cân có kích thước như hình 10.27. Người ta sơn xung quanh khúc gỗ này ( không sơn hai đầu hình thang cân ). Mỗi mét vuông sơn chi phí hết 20 000 đồng. Hỏi sơn xung quanh như vậy hết bao nhiêu tiền ?
Hướng dẫn giải
Chu vi mặt đáy của hình lăng trụ là:
3.15 + 30 = 75 (cm)
Diện tích xung quanh khúc gỗ là :
75 .60 = 4500 (cm2 )
Đổi 4500 cm2=0,45 m2
Vậy khi sơn xung quanh, tổng chi phí là :
0,45 x 20,000 = 9000 ( đồng).
Luyện tập Ôn tập Chương 10 Toán 7 KNTT
Qua bài giảng này giúp các em học sinh:
- Ôn tập và hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của chương.
- Áp dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập một cách dễ dàng.
3.1. Bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 10 Toán 7 KNTT
Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 10 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
Câu 1:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D'. Mặt phẳng nào sau đây không là mặt của hình hộp chữ nhật:
- A. mp (ABC'D')
- B. mp (A'B'C'D')
- C. mp (ABB'A')
- D. mp (AA'D'D)
-
- A. AC' và DB' cắt nhau
- B. AC' và BC cắt nhau
- C. AC và DB không cắt nhau
- D. AB và CD cắt nhau
-
Câu 3:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D'. Đường thẳng A'C và CD' cùng thuộc mặt phẳng nào dưới đây?
- A. mp (ABB'A')
- B. mp (ADD'A')
- C. mp (DCC'D')
- D. mp (A'BCD')
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK cuối Chương 10 Toán 7 KNTT
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 10.20 trang 102 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 10.21 trang 102 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 10.22 trang 102 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 10.23 trang 102 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 10.24 trang 102 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 10.25 trang 102 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 67 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 67 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Câu hỏi 3 trang 67 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Câu hỏi 4 trang 67 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Câu hỏi 5 trang 67 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Câu hỏi 6 trang 67 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Câu hỏi 7 trang 67 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Câu hỏi 8 trang 67 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Câu hỏi 9 trang 67 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Câu hỏi 10 trang 67 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 10.16 trang 68 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 10.17 trang 68 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 10.18 trang 68 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 10.19 trang 68 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 10.20 trang 68 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Hỏi đáp Ôn tập Chương 10 Toán 7 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Toán Học 7 HỌC247