Giải bài 2.41 tr 82 SBT Toán 11
Gieo một đồng tiền, sau đó gieo một con súc sắc. Quan sát sự xuất hiện mặt sấp (S), mặt ngửa (N) của đồng tiền và số chấm xuất hiện trên con súc sắc.
a) Xây dựng không gian mẫu.
b) Xác định các biến cố sau:
A. "Đồng tiền xuất hiện mặt sấp và con súc sắc xuất hiện mặt chẵn chấm";
B. "Đồng tiền xuất hiện mặt ngửa và con súc sắc xuất hiện mặt lẻ chấm"
Hướng dẫn giải chi tiết
a) Không gian mẫu có dạng:
Ω = {S1, S2, S3, S4, S5, S6, N1, N2, N3, N4, N5, N6}.
b) Các biến cố được xác định như sau:
A = {S2,S4,S6} ;
B = {N1,N3,N5}.
-- Mod Toán 11 HỌC247
-
Gieo hai đồng tiền một lần. Kí hiệu S,N để chỉ đông tiền lật sấp, lật ngửa. Mô tả không gian mẫu
bởi Kim Xuyen 22/01/2021
A. Ω={SN,NS}
B. Ω={NN,SS}
C. Ω={S,N}
D. Ω={SN,NS,SS,NN}
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất liên tiếp cho đến khi lần đầu tiên xuất hiện mặt sấp hoặc cả năm lần ngửa thì dừng lại.
bởi Nguyễn Trà Long 21/01/2021
a. Mô tả không gian mẫu.
b. Xác định các biến cố:
A: “Số lần gieo không vượt quá ba”
B: “Có ít nhất 2 lần gieo xuất hiện mặt ngửa”
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Gieo một con súc sắc sau đó gieo một đồng tiền. Quan sát số chấm xuất hiện trên con súc sắc và sự xuất hiện của mặt sấp (S), mặt ngửa (N) của đồng tiền. Xác định biến cố M:”con súc sắc xuất hiện mặt chẵn chấm và đông tiền xuất hiện mặt sấp”
bởi Vương Anh Tú 21/01/2021
A. M={2S}
B. M={4S}
C. M={6S}
D. M={2S,4S,6S}
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Gieo một con súc sắc sau đó gieo một đồng tiền. Quan sát số chấm xuất hiện trên con súc sắc và sự xuất hiện của mặt sấp (S), mặt ngửa (N) của đồng tiền. Hãy mô tả không gian mẫu
bởi Thúy Vân 21/01/2021
A. Ω={1S,2N,3S,4N,5S,6N}
B. Ω={1N,2S,3N,4S,5N,6S}
C. Ω={1S,2,S,3S,4S,5S,6S,1N,2N,3N,4N,5N,6N}
D. Ω={SS,SN,NS}
Theo dõi (0) 1 Trả lời