Giải bài 2.43 tr 82 SBT Toán 11
Ba học sinh cùng thi thực hành môn Tin học. Kí hiệu Ak là kết quả "học sinh thứ k thi đạt", k = 1,2,3.
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Xác định các biến cố:
A. "Có một học sinh thi đạt";
B. "Có hai học sinh thi đạt";
C. "Có một học sinh thi không đạt";
D. "Có ít nhất một học sinh thi đạt";
E. "Có không quá một học sinh thi đạt".
Hướng dẫn giải chi tiết
a) Kí hiệu Ak là kết quả "học sinh thứ k thi đạt", k= 1,2,3.
Khi đó \(\overline {{A_k}} \) là kết quả "học sinh thứ k thi không đạt", k = 1,2,3.
Theo kí hiệu thì không gian mẫu là
\[{\rm{\Omega }} = \{ {A_1}{A_2}{A_3},\overline {{A_1}} {A_2}{A_3},{A_1}\overline {{A_2}} {A_3},{A_1}{A_2}\overline {{A_3}} ,{A_1}\overline {{A_2}} \overline {{A_3}} ,\overline {{A_1}} {A_2}\overline {{A_3}} ,\overline {{A_1}} \overline {{A_2}} {A_3},\overline {{A_1}} \overline {{A_2}} \overline {{A_3}} \} \)
b) Kí hiệu Ak là kết quả "học sinh thứ k thi đạt", k = 1,2,3.
Khi đó \(\overline {{A_k}} \) là kết quả "học sinh thứ k thi không đạt", k = 1,2,3.
Biến cố A có một học sinh thi đạt:
\(A = \left\{ {{A_1}\overline {{A_2}} \overline {{A_3}} ,\overline {{A_1}} {A_2}\overline {{A_3}} ,\overline {{A_1}} \overline {{A_2}} {A_3}} \right\}\)
Biến cố B có hai học sinh thi đạt:
\(B = \left\{ {\overline {{A_1}} {A_2}{A_3},{A_1}\overline {{A_2}} {A_3},{A_1}{A_2}\overline {{A_3}} } \right\}\).
Biến cố C cố một học sinh thi không đạt nghĩa là có hai học sinh thi đạt nên biến cố C giống biến cố B
C = B.
Biến cố D có ít nhất một học sinh thi đạt:
\(D = A \cup B \cup \left\{ {{A_1}{A_2}{A_3}} \right\}\).
Biến cố E có không quá một học sinh thi đạt nghĩa là có trường hợp không có học sinh nào thi đạt và trường hợp có một học sinh thi đạt ứng với biến cố A
\(E = \left\{ {\overline {{A_1}} \overline {{A_2}} \overline {{A_3}} } \right\} \cup A\).
-- Mod Toán 11 HỌC247
-
Có 100 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 100. Lấy ngẫu nhiên 5 thẻ. Tính số phần tử của: Không gian mẫu
bởi Trần Bảo Việt 25/05/2020
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Gieo một đồng tiền 5 lần. Xác định và tính số phần tử của các biến cố: “ Số lần mặt sấp xuất hiện nhiều hơn mặt ngửa”
bởi Trịnh Lan Trinh 25/05/2020
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Gieo một đồng tiền 5 lần. Xác định và tính số phần tử của các biến cố: B: “ Mặt sấp xuất hiện ít nhất một lần"
bởi Trần Bảo Việt 25/05/2020
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Gieo một đồng tiền 5 lần. Xác định và tính số phần tử của các biến cố: A: “ Lần đầu tiên xuất hiện mặt ngửa”
bởi Trần Hoàng Mai 25/05/2020
Theo dõi (0) 1 Trả lời