Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 3284
Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ có đặc điểm gì sau đây?
- A. Chứa các vạch cùng độ sáng, màu sắc khác nhau, đặt cách đều đặn trên quang phổ.
- B. Gồm toàn vạch sáng đặt nối tiếp nhau trên quang phổ.
- C. Chứa một số (ít hoặc nhiều) vạch màu sắc khác nhau xen kẽ những khoảng tối.
- D. Chỉ chứa một số rất ít các vạch màu.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 3286
Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vị trí vạch sáng màu trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố đó
- B. Trong quang phổ vạch hấp thụ các vân tối cách đều nhau
- C. Trong quang phổ vạch phát xạ các vân sáng và các vân tối cách đều nhau
- D. Quang phổ vạch của các nguyên tố hóa học đều giống nhau ở cùng một nhiệt độ.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 3287
Phép phân tích quang phổ là
- A. Phép phân tích một chùm sáng nhờ hiện tượng tán sắc
- B. Phép phân tích thành phần cấu tạo của một chất dựa trên việc nghiên cứu quang phổ do nó phát ra
- C. Phép đo nhiệt độ của một vật dựa trên quang phổ do vật phát ra
- D. Phép đo vận tốc và bước sóng của ánh sáng từ quang phổ thu được
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 3288
Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì
- A. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải lớn hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng
- B. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng
- C. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải bằng nhiệt độ của nguồn sáng trắng
- D. Áp suất của đám khí hấp thụ phải rất lớn
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 3289
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ?
- A. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.
- B. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dải màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối.
- C. Mỗi nguyên tố hoá học ở những trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp xuất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
- D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau là rất khác nhau về số lượng các vạch, về bước sóng (tức là vị trí các vạch) và cường độ sáng của các vạch đó.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 3290
Quang phổ vạch được phát ra khi nào?
- A. Khi nung nóng một chất rắn, lỏng hoặc khí.
- B. Khi nung nóng một chất lỏng hoặc khí.
- C. Khi nung nóng một chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
- D. Khi nung nóng một chất khí ở áp suất thấp.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 3292
Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ dựa trên hiện tuợng
- A. Phản xạ ánh sáng.
- B. Khúc xạ ánh sáng.
- C. Tán sắc ánh sáng
- D. Giao thoa ánh sáng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 3294
Điều nào sau đây là SAI khi nói về máy quang phổ
- A. Máy quang phổ là một dụng cụ được ứng dụng của hiện tán sắc ánh sáng
- B. Máy quang phổ dùng để phân tích chùm ánh sáng thành nhiều thành phần đơn sắc khác nhau.
- C. Ống chuẩn trực của máy quang phổ dùng để tạo chùm tia hội tụ.
- D. Lăng kính trong máy quang phổ là bộ phận có tác dụng làm tán sắc chùm tia sáng song song từ ống chuẩn trực chiếu đến
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 3297
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Trong máy quang phổ, ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm tia sáng song song
- B. Trong máy quang phổ, buồng ảnh nằm ở phía sau lăng kính
- C. Trong máy quang phổ, lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp song song thành các chùm sáng đơn sắc song song
- D. Trong máy quang phổ, quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh luôn máy là một dải sáng có màu cầu vồng
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 42547
Tại sao khi đi qua lớp kính cửa sổ, ánh sáng trắng không bị tán sắc thành các màu cơ bản?
- A. Vì sau khi tán sắc, các tia sáng màu qua lớp kính và ló ra dưới dạng những chùm tia chồng chất lên nhau, tổng hợp trở lại thành ánh sáng trắng.
- B. Vì kính cửa sổ là loại thủy tinh không tán sắc ánh sáng.
- C. Vì kính cửa sổ không phải là lăng kính nên không tán sắc ánh sáng.
- D. Vì ánh sáng trắng ngoài trời là những sóng không kết hợp, nên chúng không bị tán sắc.