Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 5064
Một màng xà phòng được căng trên bề mặt khung dây đồng mảnh hình chữ nhật treo thẳng đứng, đoạn dây đồng ab dài 50 mm và có thể trượt dễ dàng dọc theo chiều dài của khung. Tính trọng lượng P của đoạn dây ab để nó nằm cân bằng. Màng xà phòng có hệ số căng bề mặt σ = 0,040 N/m.
- A. \(P = 1. 10^{-3}N.\)
- B. \(P = 2. 10^{-3}N.\)
- C. \(P = 3. 10^{-3}N.\)
- D. \(P = 4. 10^{-3}N.\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 5065
Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44mm và đường kính trong là 40mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45mN. Lực bứt vòng xuyến này ra khỏi bề mặt của glixerin ở \(20^oC\) là 64,3 mN. Tính hệ số căng bề mặt của glixerin ở nhiệt độ này.
- A. \(66,3.10^{-2} N/m.\)
- B. \(22,1.10^{-2} N/m.\)
- C. \(66,3.10^{-3} N/m.\)
- D. \(22,1.10^{-3} N/m.\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 5066
Rượu có hệ số căng mặt ngoài là \(21,{4.10^ - }^3(N/m)\) . Tính lực căng bề mặt của rượu khi nhúng một khung kim loại mỏng hình vuông cạnh 6cm vào trong nó.
- A. \(F=0,05(N)\)
- B. \(F=0,03(N)\)
- C. \(F=0,02(N)\)
- D. \(F=0,01(N)\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 5067
Tại sao giọt dầu lại có dạng khối cầu nằm lơ lửng trong dung dịch rượu có cùng khối lượng riêng với nó?
- A. Vì hợp lực tác dụng lên giọt dầu bằng không, nên do hiện tượng căng bề mặt, làm cho diện tích bề mặt của giọt dầu co lại đến giá trị nhỏ nhất ứng với diện tích mặt cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
- B. Vì giọt dầu không chịu tác dụng của lực nào cả, nên do hiện tượng căng bề mặt, diện tích bề mặt giọt dầu co lại đến giá trị nhỏ nhất ứng với diện tích mặt cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
- C. Vì giọt dầu không bị dung dịch rượu dính ướt, nên nó nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
- D. Vì lực căng bề mặt của dầu lớn hơn lực căng bề mặt của dung dịch rượu, nên nó nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 5068
Tại sao nước mưa không bị lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt?
- A. Vì vải bạt bị dính ướt nước .
- B. Vì vải bạt không bị dính ướt nước.
- C. Vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ của tấm bạt.
- D. Vì hiện tượng mao dẫn nhăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 43315
Một chiếc vòng nhôm có bề dày không đáng kể, có đường kính 20 cm được treo bởi một lực kế sao cho đáy vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Cho hệ số lực căng bởi bề mặt của nước là 73.10-3N/m. Lực căng bề mặt tác dụng lên vòng nhôm có độ lớn gần đúng bằng
- A. 0,055 N.
- B. 0,0045 N.
- C. 0,090 N.
- D. 0,040 N.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 43316
Một màng xà phòng được căng trên một khung dây đồng hình vuông có chu vi là 320mm. Cho hệ số căng bề mặt của nước xà phòng là 40.10-3N/m. Lực căng bề mặt tác dụng lên mỗi cạnh khiung dây có độ lớn là
- A. 4,5 mN.
- B. 3,5 mN.
- C. 3,2 mN.
- D. 6,4 mN.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 43317
Một màng xà phòng được căng trên một khung dây đồng hình chữ nhật treo thẳng đứng, đoạn dây AB dài 10 cm có thể trượt không ma sát trên khung, nằm cân bằng. Cho hệ số căng bề mặt của nước xà phòng là 40.10-3N/m. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Khối lượng của đoạn dây AB là
- A. 0,5 g.
- B. 0,8 g.
- C. 0,6 g.
- D. 0,4 g.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 43318
Một ống nhỏ giọt đựng thẳng đứng bên trong đựng nước. Nước dính ướt hoàn toàn miệng ống và đường kính miệng dưới của ống là 0,45 mm. Hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3N/m. Trọng lượng lớn nhất của giọt nước khi rơi khỏi miệng ống gần đúng là
- A. 0,10 mN.
- B. 0,15 mN.
- C. 0,20 mN.
- D. 0,25 mN.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 43320
Một chiếc vòng nhôm có trọng lượng P = 62,8.10-3N đặt thẳng đứng sao cho đáy của nó tiếp xúc với mặt nước. Cho đường kính trong và đường kính ngoài của vòng nhôm lần lượt là 46 mm và 48 mm; hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3N/m. Kéo vòng nhôm bằng một lực F thẳng đứng lên trên, để kéo được vòng nhôm rời khỏi mặt nước thì độ lớn của lực F phải lớn hơn giá trị nhỏ nhất là
- A. 74,11 mN.
- B. 86,94 mN.
- C. 84,05 mN.
- D. 73,65 mN.