Câu hỏi trắc nghiệm (5 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 1848
Hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ là:
- A. Mục đích giao tiếp mà người nói muốn đạt tới một cách không trực tiếp.
- B. Những căn cứ, cơ sở để hiểu nghĩa tường minh của câu nói.
- C. Những nội dung được biểu thị bằng nghĩa đen của các từ ngữ trong câu.
- D. Những thông tin trực tiếp về các nhân vật giao tiếp.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 1850
Hàm ý của câu thơ “Bốn nghìn năm ta vẫn cứ là ta” là:
- A. Dân tộc ta vốn là một dân tộc ngoan cường.
- B. Truyền thống dân tộc kiên định mang bản sắc Việt Nam không thể thay đổi.
- C. Không một thế lực ngoại xâm nào có thể đồng hóa dân tộc ta.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 1852
Sử dụng hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ sẽ:
- A. Không phải chịu trách nhiệm về mục đích nói của phát ngôn.
- B. Thể hiện sự tế nhị, lịch sự trong giao tiếp do giữ được thể diện của các nhân vật giao tiếp.
- C. Tạo ra ý nghĩa hàm súc, sâu sắc hơn so với cách nói tường minh.
- D. Tùy ngữ cảnh mà có thể có một hoặc một số tác dụng trên.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 1856
Câu nói “Bây giờ nó mới đi à?” có hàm ý là:
- A. Nó đi sớm hơn so với dự đoán của tôi.
- B. Nó đi muộn hơn so với dự đoán của tôi.
- C. Nó đi đúng như dự đoán của tôi.
- D. Nó đi đúng như dự định của nó.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 1859
Để hiểu hàm ý, ta phải căn cứ vào:
- A. Mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
- B. Hoàn cảnh và tình huống giao tiếp.
- C. Nội dung các phát ngôn trước và sau đó, mục đích nói của hành động phát ngôn.
- D. Cả 3 ý trên.