Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 5001
Yếu tố nào dưới đây không làm ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng hóa học?
- A. Nhiệt độ.
- B. Xúc tác.
- C. Nồng độ.
- D. Áp suất.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 5002
Cho các cân bằng hóa học sau:
(1) N2(k) + 3H2(k) ⇔ 2NH3(k).
(2) H2(k) + I2(k) ⇔ 2HI(k)
(3) 2SO2(k) + O2(k) ⇔ 2SO3(k)
(4) N2(k) + O2(k) ⇔ 2NO(k)
Khi thay đổi áp suất cân bằng hóa học nào không bị chuyển dịch?
- A. 2 và 4.
- B. 1 và 4.
- C. 1 và 2.
- D. 2 và 3.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 5003
Trong số các yếu tố sau: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích tiếp xúc và chất xúc tác. Có nhiều nhất bao nhiêu yếu tố có thể ảnh hưởng tới một cân bằng hóa học?
- A. 4.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 5.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 5004
Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau:
CO2 (k) + H2 (k) ⇄ CO (k) + H2O (k); ∆H > 0
Xét các tác động sau đến hệ cân bằng:
(a) tăng nhiệt độ
(b) thêm một lượng hơi nước
(c) giảm áp suất chung của hệ
(d) dùng chất xúc tác
(e) thêm một lượng CO2
Trong những tác động trên, tác động làm hệ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là:
- A. (a), (e).
- B. (b), (c), (d).
- C. (d), (e).
- D. (a), (c), (e).
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 5005
Cho cân bằng: 2A(k) + B(k) \(\leftrightarrow\) C(k) biết rằng ở 1500C và 2000C, tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với H2 lần lượt là d1 và d2, biết d2 < d1. Nhận xét nào sau đây đúng:
- A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng áp suất
- B. Tăng nồng độ chất B, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
- C. Phản ứng thuận thu nhiệt
- D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 115771
Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k) ⇌ 2HI (k); ΔH > 0
Cân bằng không bị chuyển dịch khi
-
A.
tăng nhiệt độ của hệ
-
B.
giảm nống độ HI
-
C.
tăng nồng độ H2
- D. giảm áp suất chung của hệ.
-
A.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 115776
Sự dịch chuyển cân bằng hóa học là:
- A. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để chuyển sang một trạng thái cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động lên cân bằng.
- B. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để chuyển sang một trạng thái cân bằng mới.
- C. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự phá vỡ trạng thái cân bằng này chuyển sang một trạng thái cân khác
- D. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự chuyển trạng thái cân bằng cũ sang một trạng thái cân bằng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 115778
Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)
Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cân bằng hóa học này?
-
A.
Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
-
B.
Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
-
C.
Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
- D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
-
A.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 115779
Cho cân bằng hóa học sau trong bình kín:
2NO2 (k) ⇌ N2O4 (k)
(màu nâu đỏ) (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có
-
A.
ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt
-
B.
ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt
-
C.
ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt
- D. ΔH <0, phản ứng thu nhiệt
-
A.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 115781
Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)
Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu nào sua đây đúng?
-
A.
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ
-
B.
Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2
-
C.
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng
- D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3
-
A.