YOMEDIA

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2018-2019, Sở GD&ĐT Đồng Tháp

120 phút 4 câu 0 lượt thi
ADSENSE

Câu hỏi Tự luận (4 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 90069

    a) Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính trong hai dòng thơ sau:

    Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

    Ống tre ngà mềm mại như tơ.

    (Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt)

    Xem đáp án
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 90071

    “ …Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?

    (Ngữ văn 9, tập một, tr.166, NXB Giáo dục)

    - Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác?

    - Cái tin như vậy mà nhân vật nhắc tới trong đoạn trích trên là tin gì?

    Xem đáp án
  •  
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 90072

    Thầy giáo Văn Như Cương - người truyền lửa học tập, học làm người của nền giáo dục Việt Nam từng nói: Các em có thể trở thành những nhà kỹ thuật có chuyên môn, những nhà nghiên cứu thành công những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc. Nhưng trước hết phải là người tử tế.

    (Nguồn: Báo điện tử https://tuoitre.vn, ngày 09/10/2017)

    Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về người tử tế và vì sao trước hết phải là người tử tế. (3,0 điểm)

    Xem đáp án
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 90074

    Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

    Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…

    Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặt là mặt trời nung nóng.

    Chị Thảo thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.

    Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…

    Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

    Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.”..

    (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai, tr.117 - 118, NXBGiáo dục)

    Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích trên. Từ đó liên hệ với hình ảnh người lính trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9 tập một) để nhận xét vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. (5,0 điểm)

    Xem đáp án
NONE

Đề thi nổi bật tuần

AANETWORK
 

 

AANETWORK
OFF