Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 377211
Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi có dòng điện xoay chiều với tần số góc ω chạy qua thì tổng trở đoạn mạch là:
- A. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {{1 \over {\omega C}}} \right)}^2}} \)
- B. \(\sqrt {{R^2} - {{\left( {{1 \over {\omega C}}} \right)}^2}} \)
- C. \(\sqrt {{R^2} - {{\left( {\omega C} \right)}^2}} \)
- D. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {\omega C} \right)}^2}} \)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 377220
Trong sóng cơ, công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v , bước sóng l và chu kì T của sóng là
- A. \(\lambda = {v \over {2\pi T}}\)
- B. \(\lambda = 2\pi vT\)
- C. \(\lambda = v.T\)
- D. \(\lambda = {v \over T}\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 377222
Một vật dao động điều hòa, khi gia tốc của vật có giá trị cực tiểu thì vật cách biên âm 8 cm. Biên độ dao động của vật là
- A. 16 cm
- B. 8 cm
- C. 4 cm
- D. 12 cm
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 377228
Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R , cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số góc ω thay đổi được. Khi trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì tần số góc có giá trị là
- A. \(\omega = {1 \over {\sqrt {RC} }}\)
- B. \(\omega = {1 \over {\sqrt {LC} }}\)
- C. \(\omega = \sqrt {LC} \)
- D. \(\omega = {1 \over {\sqrt {LR} }}\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 377232
Một con lắc lò xo dao động với phương trình \(x = A\cos \left( {4\pi t + {\pi \over 3}} \right)\) cm ( t tính bằng giây). Tại thời điểm t=0, vật nặng có li độ bằng
- A. \({{A\sqrt 3 } \over 2}\)
- B. \({A \over 2}\)
- C. \( - {{A\sqrt 3 } \over 2}\)
- D. \( - {A \over 2}\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 377236
Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\) ( trong đó A, \omega là các hằng số, \varphi là hằng số). Tần số góc của dao động là
- A. \({{2\pi } \over \omega }\)
- B. \(\omega t + \varphi \)
- C. \(\omega \)
- D. \(\varphi \)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 377242
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng m=100g, k=100N/m. Từ vị trí cân bằng giữ vật để lò xo giãn 5cm theo phương thẳng đứng rồi thả nhẹ, con lắc dao động điều hòa. Lấy g=10m/s2, mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
- A. 0,08 J
- B. 12,5 mJ.
- C. 8 mJ.
- D. 0,125 J
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 377249
Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \(x = 4\cos \left( {\pi t - {\pi \over 3}} \right)\) cm (t tính bằng s). Kể từ t=0, chất điểm đi qua vị trí có li độ x= -2cm lần thứ 2019 tại thời điểm
- A. 2019 s.
- B. 4018 s.
- C. 2018 s.
- D. 4037 s.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 377253
Suất điện động xoay chiều \(e = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + {\pi \over {12}}} \right)V\) có giá trị hiệu dụng là
- A. \(120\sqrt 2 \) V
- B. 40 V
- C. 220 V
- D. \(220\sqrt 2 \) V
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 377257
Đặt một hiệu điện thế U vào hai bản của một tụ điện có điện dung C = 2 µF thì khi ổn định độ lớn điện tích trên mỗi bản của tụ điện bằng Q = 0, 2mC. Giá trị U là
- A. 10 V
- B. 40 V
- C. 100 V
- D. 0,4 V
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 377263
Đặt một điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\) ( trong đó U>0, >0 ) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là?
- A. \(U\omega L\)
- B. \({{U\sqrt 2 } \over {\omega L}}\)
- C. \(\sqrt 2 U\omega L\)
- D. \({U \over {\omega L}}\)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 377265
Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều khi cảm kháng của cuộn dây là ZL, dung kháng của tụ điện là ZC, tổng trở của đoạn mạch là Z . Hệ số công suất của mạch là?
- A. \({R \over Z}\)
- B. \({Z \over R}\)
- C. \({{{Z_L} - {Z_C}} \over Z}\)
- D. \({{{Z_L} - {Z_C}} \over R}\)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 377270
Từ thông qua một khung dây dẫn biến thiên theo thời gian có biểu thức \(\Phi = {{200} \over \pi }\cos \left( {100\pi t + {\pi \over 2}} \right)m{\rm{W}}b\) ( trong đó t tính bằng s) thì trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng có giá trị hiệu dụng bằng
- A. 2V
- B. 20V
- C. 100V
- D. \(10\sqrt 2 \) V
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 377275
Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \(x = 10\cos \left( {2\pi t + {\pi \over 3}} \right)\) cm ( t tính bằng s). Quãng đường chất điểm đi được trong một chu kì là
- A. 5cm
- B. 40cm
- C. 10cm
- D. 20cm
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 377277
Một sóng cơ hình sin truyền trên một phương có bước sóng λ . Gọi d là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm mà hai phân tử của môi trường tại đó dao động lệch pha nhau 90o. Tỉ số \({\lambda \over d}\) bằng
- A. 8
- B. 1
- C. 4
- D. 2
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 377283
Điện năng được truyền từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha. Biết công suất của nhà máy điện không đổi, hệ số công suất của mạch điện bằng 1. Ban đầu điện áp truyền đi bằng U thì công suất hao phí trên đường dây bằng 20% công suất ở nơi tiêu thụ. Vào giờ cao điểm công suất tải tiêu thụ tăng thêm 10% thì phải tăng điện áp hiệu dụng nơi phát lên
- A. 1,41 lần.
- B. 2,13 lần.
- C. 1,73 lần.
- D. 4,03 lần
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 377289
Đặt một điện áp xoat chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {\omega t} \right)\) (U và ω > 0, không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB. Khi đó công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AM bằng công suất tiêu thụ trên đoạn MB. Sự phụ thuộc của điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch AN và MB theo thời gian được cho như đồ thị hình vẽ. Giá trị U gần nhất với đáp án nào sau đây?
- A. 20 V.
- B. 29 V.
- C. 115 V.
- D. 58 V.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 377293
Một sợi dây cao su nhẹ, đủ dài, một đầu gắn vào giá cố định, đầu còn lại gắn với vật nhỏ có khối lượng 100 g đặt trên mặt sàn nằm ngang như hình vẽ. Hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là 0,25. Độ cứng của dây cao su là 50 N/m. Lấy g = 10 m/s2. Ban đầu giữ vật sao cho dây cao su giãn 5 cm rồi thả nhẹ. Thời gian kể từ lúc thả cho đến khi vật dừng hẳn là
- A. 0,350 s.
- B. 0,475 s.
- C. 0,532 s.
- D. 0,453 s.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 377304
Một sợi dây dài 40 cm đang có sóng dừng ngoài hai đầu dây cố định trên dây còn có 3 điểm khác đứng yên, tần số dao động của sóng trên dây là 25 Hz. Biết trong quá trình dao động tại thời điểm sợi dây duỗi thẳng thì tốc độ của điểm bụng khi đó là 1,5p m/s. Gọi x, y lần lượt là khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa hai phần tử dây tại hai điểm bụng gần nhau nhất trong quá trình dao động. Tỉ số \(\frac{x}{y}\) bằng
- A. 1,04
- B. 1,56
- C. 1,42
- D. 1,17
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 377306
Ở mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn A, B cách nhau 18cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = \(a.\cos 20\pi t\) (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 50cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn. Khoảng cách AM là
- A. 2,5cm
- B. 2cm
- C. 5cm
- D. 1,25cm
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 377311
Một sóng cơ hình sin truyền trên trục Ox theo chiều từ O đến M rồi đến N với bước sóng λ = 4cm, phương trình dao động của phần tử tại O là u0 = 4cos20πt ( t tính bằng s). Hai điểm M và N nằm trên trục Ox ở cùng một phía so với O và đã có sóng truyền qua. Biết MN=1cm. Tại thời điểm t1, M đang là đỉnh sóng, tại thời điểm t2 = t1 + 1/30 s tốc độ của phần tử tại N là
- A. \(49\sqrt 3 \) cm/s
- B. 80π cm/s
- C. 20π cm/s
- D. 40π cm/s
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 377312
Đặt điện áp xoay chiều \(u = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + {\pi \over 6}} \right)\) V ( t tính bằng s) vào hai đầu mạch điện gồm điện trở thuần R=100Ω, cuộn cảm thuần L và tụ điện C ghép nối tiếp. Tại thời điểm \(t = {1 \over {600}}\)s điện áp hai đầu tụ điện có giá trị bằng không. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là?
- A. 363W
- B. 242W
- C. 484W
- D. 121W
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 377315
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng m=100g, k=100N/m. Từ vị trí cân bằng giữ vật để lò xo giãn 5cm theo phương thẳng đứng rồi thả nhẹ, con lắc dao động điều hòa. Lấy g = 10m/s2, mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
- A. 0,08 J
- B. 12,5 mJ.
- C. 8 mJ.
- D. 0,125 J
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 377320
Hai điểm sáng dao động trên cùng một đường thẳng, xung quanh vị trí cân bằng chung O, với phương trình dao động lần lượt là \({x_1} = 8\cos \left( {\omega t - {\pi \over 6}} \right)\) cm và \({x_2} = 4\sqrt 3 \cos \left( {\omega t - {\pi \over 3}} \right)\) cm. Khoảng cách giữa hai điểm sáng khi chúng có cùng giá trị vận tốc là
- A. 1,1 cm
- B. 4 cm
- C. 14,9 cm
- D. \(4\sqrt {13} \) cm
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 377324
Cho mạch điện như hình vẽ: E1 = 4V; E2 = 6V; r1 = r2 = 1Ω; R là biến trở. Thay đổi R để công suất trên R cực đại. Giá trị công suất cực đại đó bằng
- A. 12,5 W
- B. 50,0 W
- C. 25,0 W
- D. 9,0 W
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 377326
Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng với tần số f = 25 Hz. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa một điểm cực đại và một điểm cực tiểu giao thoa liên tiếp là 1 cm. Sóng truyền trên mặt nước có tốc độ là
- A. 1,0 m/s.
- B. 2,0 m/s.
- C. 0,4 m/s.
- D. 2,5 m/s.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 377330
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 15 cm. M là một điểm nằm trên trục chính của thấy kính, P là một chất điểm dao động điều hoà quanh vị trí cân bằng trùng với. Gọi P’ là ảnh của P qua thấu kính. Khi P dao động theo phương vuông góc với trục chính, biên độ 5 cm thì P’ là ảnh ảo dao động với biên độ 10 cm. Nếu P dao động dọc theo trục chính của thấu kính với tần số 5 Hz, biên độ 2,5 cm thì P’ có tốc độ trung bình trong khoảng thời gian 0,2 s bằng:
- A. 1,25 m/s
- B. 2,25 m/s
- C. 1,5 m/s
- D. 1 m/s
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 377332
Một chiếc điện thoại di động được treo bằng sợi dây cực mảnh trong một bình thuỷ tinh kín đã hút hết không khí. Điện thoại dùng số thuê bao 0919888888 vẫn đang hoạt động bình thường và được cài nhạc chuông với âm lượng lớn nhất. Bạn A đứng gần bình thuỷ tinh trên và dùng điện thoại di động gọi số thuê bao 0919888888 đó, khi đó bạn A sẽ nghe thấy thế nào?
- A. Chỉ nghe thấy một vô gái nói: “Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được xin quý khách vui lòng gọi lại sau”
- B. Nghe thấy nhạc chuông như bình thường
- C. Vẫn liên lạc được nhưng không nghe thấy nhạc chuông
- D. Nghe thấy nhạc chuông nhưng nhỏ hơn bình thường
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 377333
Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L một điện áp có biểu thức u= U0cos(ωt + φ). Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy trong mạch là:
- A. \(\frac{{{U}_{0}}}{\omega L}\)
- B. \(\frac{{{U}_{0}}\sqrt{2}}{\omega L}\)
- C. \(\frac{{{U}_{0}}}{\sqrt{2}\omega L}\)
- D. \(\frac{{{U}_{0}}\omega L}{\sqrt{2}}\)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 377336
Máy biến áp là một thiết bị dùng để biến đổi
- A. Tần số của nguồn điện xoay chiều
- B. Điện áp xoay chiều mà không làm thay đổi tần số
- C. Điện áp và tần số dòng điện
- D. Điện áp và công suất của nguồn điện xoay chiều
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 377338
Để đo cường độ xoay chiều chạy qua mạch, người ta mắc một ampe kế lí tưởng nối với đoạn mạch cần đo. Khi đó, số chỉ của ampe kế là giá trị nào dưới đây của cường độ dòng điện?
- A. Tức thời
- B. Trung bình
- C. Hiệu dụng
- D. Cực đại.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 377339
Cho hai điện tích điểm đặt trong chân không. Khi khoảng cách giữa hai điện tích là r thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn là F. Khi khoảng cách giữa 2 điện tích là r/3 thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn là
- A. F/9
- B. 3F
- C. F/3
- D. 9F
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 377341
Một mạch dao động LC có dao động điện từ tự do (dao động riêng) với tần số góc 104 rad/s. Điện tích cực đại trên tụ điện là 10-9. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 6.10-6 thì điện tích trên tụ điện là:
- A. 8.10-10C
- B. 6.10-10C
- C. 2.10-10C
- D. 4.10-10C
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 377344
Một vật khối lượng m = 100g thực hiện dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình dao động là x1 = 5cos(10t + π) (cm,s); x2 = 10cos(10t - \(\frac{\pi }{3}\)) (cm, s). Giá trị của lực tổng hợp tác dụng lên vật cực đại là:
- A. 0,5\(\sqrt{3}\)N
- B. 5N
- C. 50\(\sqrt{3}\)N
- D. 5\(\sqrt{3}\)N
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 377346
Hạt mang tải điện trong kim loại là:
- A. Electron và ion dương
- B. Ion dương và ion âm
- C. Electron, ion dương và ion âm
- D. Electron
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 377348
Một tụ điện có dung dịch kháng Zc mắc nối tiếp với điện trở R có giá trị bằng dung dịch kháng thành một đoạn mạch. Mắc đoạn mạch vào mạng điện xoay chiều. Hệ số công suất của mạch là:
- A. \(\frac{\sqrt{2}}{2}\)
- B. \(\frac{\sqrt{3}}{2}\)
- C. \(\frac{1}{2}\)
- D. 1
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 377349
Một khung dây hình chữ nhật có kích thước 3 cm x 4 cm đặt trong từ trường dều có cảm ứng từ B = 5.10-4 T, véctơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc là 300. Tính từ thông qua khung dây hình chữ nhật đó.
- A. 5.10-7 Wb
- B. 6.10-7 Wb
- C. 4.10-7 Wb
- D. 3.10-7 Wb
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 377350
Trong thí ngiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, quan sát vân giao thoa trên màn, người ta xác định được khoảng vân là 0,5 mm. Vị trí vân sáng bậc 4 là:
- A. 0,5mm
- B. 4mm
- C. 2mm
- D. 1mm
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 377351
Mạch dao động LC lí tưởng tụ điện có điện dung 25 pF và cuộn cảm có độ tự cảm 4.10-4 H. Chu kì dao động của mạch là:
- A. 107 rad/s
- B. 2.10-7 s
- C. 2π.10-7 s
- D. 107 s
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 377353
Một dao động điều hoà khi vật có li độ x1 = 3 cm thì vận tốc của nó là v1 = 40 cm/s, khi vật qua vị trí cân bằng vật có vận tốc v2 = 50 cm/s. Li độ của vật khi có vận tốc v3 = 30 cm/s là:
- A. ± 2 cm
- B. ±16 cm
- C. ± 5 cm
- D. ± 4 cm