Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 271016
Liên Xô là một trong 5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có vai trò quốc tế như thế nào?
- A. Đã duy trì được trật tự thế giới “hai cực” sau chiến tranh.
- B. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của Mĩ đối với tổ chức Liên Hợp quốc.
- C. Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.
- D. Để xây dựng Liên hợp quốc thành tổ chức chính trị quốc tế năng động.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 271017
Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là ủy viên thường trực có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức Liên hợp quốc?
- A. Hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ.
- B. Tăng cường vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới
- C. Thể hiện tính đa dạng trong tổ chức.
- D. Kiềm chế sự mâu thuẫn giữa các cường quốc
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 271018
Nguyên nhân sâu xa khiến Hội nghị Ianta đưa ra quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp quốc
- A. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- B. Các cường quốc tham dự Hội nghị Ianta muốn thông qua tổ chức Liên Hợp quốc để thiết lập một trật tự thế giới mới.
- C. Các cường quốc đã ý thức được hậu quả nặng nề của chiến tranh.
- D. Duy trì hòa bình thế giới là vấn đề toàn cầu cần có sự chung tay của nhân loại và một công cụ bảo vệ nó.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 271019
Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc phản ánh sự chuyển biến như thế nào trong nhận thức của nhân loại về vấn đề hòa bình?
- A. Đây là vấn đề toàn cầu cần có sự chung tay của nhân loại và công cụ bảo vệ nó.
- B. Cần có những nước lớn đứng ra lãnh đạo nền hòa bình thế giới
- C. Phải có một công cụ bảo vệ nền hòa bình thế giới
- D. Phải xây dựng được một bộ quy tắc ứng xử chung giữa các nước
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 271020
Là một tổ chức chuyên môn của Liên Hợp quốc hoạt động có hiệu quả ở Việt Nam. UNESCO là tên viết tắt của tổ chức nào?
- A. Y tế thế giới.
- B. Nông nghiệp thế giới.
- C. Kinh tế thế giới.
- D. Văn hóa, Giáo dục và Khoa học thế giới.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 271025
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực nào?
- A. Công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo.
- B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
- C. Công nghiệp quốc phòng.
- D. Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 271026
Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?
- A. Nhà nước Liên Xô tê liệt.
- B. Các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ chủ nghĩa xã hội, thành lập các nước Cộng hòa.
- C. Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập.
- D. Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 271028
Sự kiện nào đánh dấu hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại?
- A. Sự sụp đổ của Liên Xô
- B. Sự sụp đổ của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
- C. Sự tan rã của khối SEV và VACSAVA
- D. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 271030
Quốc gia nào là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?
- A. Mĩ
- B. Nhật Bản
- C. Trung Quốc
- D. Liên Xô
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 271031
Những thành tựu về khoa học vũ trụ trong những năm 50 - 60 của thế kỉ XX ở Liên Xô chứng tỏ điều gì?
- A. Liên Xô là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ.
- B. Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
- C. Vượt xa những thành tựu về khoa học vũ trụ của Mĩ.
- D. Tạo tiềm lực để Liên Xô tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 271034
Năm 1945, Đông Nam Á có 3 nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào giành được độc lập vì
- A. Chính đảng ở các nước này chớp thời cơ Nhật Bản đầu hàng, lãnh đạo nhân dân giành chính quyền.
- B. Lực lượng đồng minh đã tiêu diệt, buộc quân phiệt Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
- C. Giai cấp bị trị đã vùng dậy đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản.
- D. Quân phiệt Nhật Bản ở thuộc địa đã trở nên suy yếu không đủ sức thống trị.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 271035
Nguyên nhân nào giúp một số nước Đông Nam Á giành độc lập ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?
- A. Các nước đón bắt được thời cơ giành chính quyền
- B. Có Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
- C. Tinh thần yêu nước, đoàn kết của các nước quốc gia ở Đông Nam Á
- D. Các nước Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 271036
Yếu tố nào đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước phương Tây quay trở lại xâm lược Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai
- A. Các dân tộc thuộc địa bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh
- B. Những quyết định của hội nghị Ianta
- C. Các lực lượng dân tộc ở thuộc địa vẫn chưa trưởng thành
- D. Mâu thuẫn giữa phát xít Nhật với nhân dân thuộc địa phát triển gay gắt
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 271038
Theo em biến đổi lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Từ chỗ là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, hầu hết các nước đã giành lại được độc lập
- B. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, các nước đã giành lại được độc lập
- C. Từ chỗ là những nền kinh tế kém phát triển đã vươn lên đạt nhiều thành tựu rực rỡ
- D. Tất cả các nước trong khu vực đã tham gia tổ chức ASEAN
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 271039
Nguyên nhân trực tiếp khiến cho mối quan hệ giữa nhóm nước Đông Dương với các nước ASEAN căng thẳng trong giai đoạn 1954-1975 là gì?
- A. Do sự đối lập về hệ tư tưởng
- B. Do những mâu thuẫn từ trong lịch sử
- C. Do vấn đề Campuchia
- D. Do Thái Lan và Philippin là đồng minh của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 271057
Nhân tố chủ yếu chi phối sự biến đối mối quan hệ Mĩ - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Sự tương đồng về hệ tư tưởng
- B. Sự tương đồng về kinh tế
- C. Lợi ích quốc gia dân tộc
- D. Sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 271059
Nguyên nhân sâu xa khiến mối quan hệ Mĩ với Tây Âu, Nhật Bản được thắt chặt trong những năm 1945-1952?
- A. Do tác động của hội nghị Ianta
- B. Do các nước này đều là đồng minh trong lịch sử
- C. Do sự tương đồng về văn hóa
- D. Do sự trỗi dậy của các thuộc địa của Tây Âu và Nhật Bản
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 271060
Mục đích chính của Mĩ trong việc kí Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật năm 1951 là gì?
- A. Tiêu diệt triệt để các lực lượng quân phiệt ở Nhật Bản
- B. Duy trì hòa bình an ninh khu vực châu Á
- C. Hình thành liên minh Mĩ - Nhật chống lại phong trào cách mạng thế giới ở Viễn Đông
- D. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 271061
Sự trỗi dậy của Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX có tác động như thế nào đến trật tự hai cực Ianta?
- A. Củng cố vị trí của Mĩ trong trật tự
- B. Thay Mĩ trở thành người lãnh đạo trật tự
- C. Góp phần làm xói mòn, sụp đổ trật tự
- D. Làm sụp đổ trật tự
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 271062
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của Nhật Bản hướng dần về châu Á không xuất phát từ lý do nào sau đây?
- A. Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.
- B. Để khôi phục lại các thị trường truyền thống
- C. Để tranh thủ khoảng trống quyền lực ở khu vực
- D. Để hạn chế sự lệ thuộc vào Mĩ
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 271063
Định ước Henxinki (1975) có tác động như thế nào đến quan hệ giữa các nước ở khu vực châu Âu?
- A. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa 2 khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
- B. Xoa dịu mâu thuẫn giữa 2 khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
- C. Làm căng thẳng thêm mâu thuẫn giữa 2 khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
- D. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa 2 khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trên thế giới
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 271065
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Nghị định ước Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây?
- A. Góp phần thúc đẩy xu thế đối thoại và hợp tác trên thế giới.
- B. Làm xuất hiện xu thế liên kết khu vực ở Châu Âu.
- C. Dẫn đến sự ra đời của cộng đồng Châu (EC).
- D. Chấm dứt sự cạnh tranh giữa các cường quốc ở châu Âu.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 271067
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự đối đầu Đông- Tây và cuộc Chiến tranh lạnh là
- A. Do sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
- B. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược
- C. Do tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ
- D. Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 271068
Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh Việt Nam có thuận lợi gì?
- A. Có được thị trường lớn để xuất và nhập khẩu hàng hóa.
- B. Nâng cao trình độ, tập trung vốn và lao động.
- C. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật.
- D. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 271069
Một trong những di chứng của chiến tranh lạnh còn tồn tại ở thế kỷ XXI là
- A. Cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc.
- B. Sự cạnh tranh về kinh tế giữa các cường quốc.
- C. Sự bùng nổ xung đột do tranh chấp lãnh thổ.
- D. Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 271072
Từ nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
- A. Sự tham gia tích cực của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh vào các hoạt động quốc tế
- B. Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế- tài chính- chính trị
- C. Xu thế đa cực dần được xác lập trong quan hệ quốc tế
- D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 271073
Điểm khác biệt cơ bản giữa trật tự hai cực Ianta so với trật tự Véc xai - Oasinhtơn là gì?
- A. Sự phân tuyến triệt để
- B. Không dẫn tới 1 cuộc chiến tranh mới
- C. Hai cực chỉ đối đầu trên lĩnh vực quân sự
- D. Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng được tiến hành trên toàn thế giới
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 271075
Cho biết đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là
- A. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
- B. Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
- C. Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng.
- D. Một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 271076
Tại sao sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp?
- A. Tạo nên một môi trường thuận lợi để phát triển
- B. Để tranh thủ những lợi thế của xu thế toàn cầu hóa
- C. Để xoa dịu những mâu thuẫn trong nước
- D. Để thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 271077
Tại sao Chiến tranh lạnh đã chấm dứt nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột?
- A. Chủ nghĩa khủng bố
- B. Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố
- C. Di chứng của Chiến tranh lạnh
- D. Sự can thiệp của các nước lớn
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 271078
Theo em cuộc tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 có thể được xem là một cuộc đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt hay không?
- A. Không. Vì không có sự đấu tranh quyền lực giữa các đảng phái chính trị
- B. Không. Vì nhân dân Việt Nam đều tự nguyện tham gia tổng tuyển cử
- C. Có. Vì đây là sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các đảng phái để nắm chính quyền
- D. Có. Vì trình độ dân trí của nhân dân thấp; các thế lực thù địch liên tục phá hoại
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 271079
Tinh thần nào của công cuộc giải quyết nạn dốt sau cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn được kế thừa và phát huy trong cuộc cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
- A. Xây dựng xã hội học tập
- B. Đẩy mạnh đào tạo cán bộ cốt cán
- C. Kết hợp học đi đôi với hành
- D. Tập trung giáo dục theo mô hình phương Đông
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 271081
Đâu không phải là điểm sáng tạo của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc giải quyết những khó khăn sau cách mạng tháng Tám?
- A. Nhanh chóng tiến hành tổng tuyển cử để tạo cơ sở pháp lý cho chính quyền nhà nước
- B. Giải quyết yêu cầu trước mắt của quần chúng để củng cố niềm tin vào chế độ
- C. Phát động cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong cả nước để bảo vệ độc lập
- D. Phân hóa kẻ thù, tập trung mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 271082
Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Chính phủ Việt Nam kí với Pháp bản Tạm ước (14/9/1946) chứng tỏ
- A. thiện chí yêu chuộng hòa bình, không muốn chiến tranh của nhân dân ta.
- B. chính phủ ta tiếp tục lùi bước trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.
- C. thực dân Pháp đã đạt thêm một bước trong cuộc chiến tranh xâm lược trở lại nước ta.
- D. chủ trương, sách lược đúng đắn và kịp thời của Đảng và Chính phủ ta.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 271083
Nguyên nhân chính chi phối sự thay đổi sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước và từ ngày 6-3-1946?
- A. Do sự thay đổi thái độ của các thế lực ngoại xâm về vấn đề Việt Nam
- B. Do sự phát triển của lực lượng cách mạng Việt Nam
- C. Do thiện chí hòa bình của Việt Nam
- D. Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 271085
Về nội dung, điểm giống nhau quan trọng nhất giữa Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định Pari (1973) là
- A. Đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản.
- B. Đều quy định ngừng bắn, lập lại hòa bình.
- C. Đều quy định quân đội nước ngoài phải rút khỏi nước ta.
- D. Đều quy định Ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành hiệp định.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 271086
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đều
- A. đánh dấu chấm dứt các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực đế quốc.
- B. quy định về khu vực tập kết, thời gian chuyển quân, phạm vi chiếm đóng.
- C. là những văn bản pháp lý công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
- D. phản ánh đầy đủ những thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 271087
Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?
- A. Vấn đề công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
- B. Quy định về vấn đề rút quân
- C. Vấn đề thực hiện lệnh ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam
- D. Tính chất của hiệp định
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 271088
Một trong những điểm khác của Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) so với Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) là
- A. về vị trí đóng quân của các bên tham chiến.
- B. đưa đến việc thiết lập hòa bình ở miền Bắc Việt Nam.
- C. kí kết sau khi có thắng lợi quân sự quyết định.
- D. buộc các nước đế quốc rút quân về nước.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 271090
Thuận lợi căn bản nhất được tạo ra từ hiệp định Pari năm 1973 giúp nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam là gì?
- A. Mĩ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
- B. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đồng ý thương lượng để thống nhất đất nước
- C. Mĩ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết không can thiệp trở lại
- D. Miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng