Câu hỏi (13 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 98123
Vì sao ta chọn Điện Biên Phủ thành điểm quyết chiến chiến lược?
- A. Vì Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, trung tâm của kế hoạch Na-va, muốn làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va phải tiêu diệt Điện Biên Phủ.
- B. Vì Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược quan trọng mà cả ta và địch đều muốn nắm giữ.
- C. Vì Na-va đã xây dựng Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, niềm hi vọng của cả Pháp và Mĩ.
- D. Vì Điện Biên Phủ có địa hình núi non hiểm trở, địch không thể ngờ ta có thể đem quân lên đây để tấn công chúng.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 98124
Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là
- A. khôi phục kinh tế ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- B. tiến hành xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước.
- C. cả nước tập trung kháng chiến chống Mĩ-Ngụy ở miền Nam.
- D. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 98125
Tại ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định cách mạng miền Nam
- A. có vai trò quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
- B. có vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
- C. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
- D. có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến ở miền Nam.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 98127
Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt” ở miền Nam là
- A. quân đội Sài Gòn.
- B. quân đội Sài Gòn và quân Đồng minh của Mĩ.
- C. quân Mĩ và quân đồng minh.
- D. quân đội Sài Gòn đảm nhiệm, không có sự chi viện của Mĩ.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 98129
Trong chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” đế quốc Mĩ đã mở rộng phạm vi chiến tranh như thế nào?
- A. Ra toàn miền Nam.
- B. Ra cả miền Bắc.
- C. Ra toàn Đông Dương.
- D. Ra toàn miền Nam và Đông Dương.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 98130
Xuân Mậu Thân 1968, ta chủ trương mở cuộc “tổng công kích, tổng khởi nghĩa” trên toàn miền Nam vì
- A. tình hình kinh tế, tài chính của Mĩ đang khủng hoảng nghiêm trọng.
- B. tinh thần, ý chí xâm lược của Mĩ giảm sút.
- C. sự ủng hộ to lớn của các nước XHCN với cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta.
- D. so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta và mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử Tổng thống (1968).
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 98131
Mĩ tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc lần thứ nhất vì
- A. bị thiệt hại trong chiến lược “Chiến tranh Cục bộ”.
- B. bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- C. bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án.
- D. bị thiệt hại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc cuối 1968.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 98132
Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là
- A. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn.
- B. Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng.
- C. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- D. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 98133
Thủ đoạn thâm độc của Mĩ và cũng là điểm khác trước mà Mĩ đã triển khai khi thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
- A. tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.
- B. thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.
- C. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.
- D. là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 98134
Vào lúc 10h45 ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã diễn ra sự kiện gì?
- A. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
- B. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
- C. Xe tăng và bộ binh của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn.
- D. Đánh dấu chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn toàn thắng lợi.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 98135
Bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội hiện nay là
- A. phát huy vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
- B. phát huy vai trò của cá nhân.
- C. xây dựng khối đoàn kết toàn trong Đảng.
- D. vượt qua thách thức, đẩy lùi nguy cơ.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 98136
Tên nước là Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại sự kiện chính trị nào dưới đây?
- A. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4-1976).
- B. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương (9-1975).
- C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975).
- D. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7-1976).
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 98137
Những thắng lợi chung của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ trong giai đoạn 1969 – 1973 ?