Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 462061
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa những ai?
- A. những nước láng giềng.
- B. nước này với nước khác.
- C. các nước đang phát triển.
- D. tôn giáo này với tôn giáo khác.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 462063
Các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều thể hiện tình hữu nghị thông qua mối quan hệ nào?
- A. đối tác kinh tế.
- B. bạn bè thân thiện.
- C. đối đầu thay đối thoại.
- D. mâu thuẫn, xung đột.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 462065
Ý nghĩa của mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại là gì?
- A. tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt.
- B. các nước nhỏ tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của các nước lớn.
- C. gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
- D. các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 462066
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là một trong những mối quan hệ tiêu biểu về điều gì?
- A. quan hệ đồng minh chiến lược.
- B. quan hệ láng giềng, đồng chí.
- C. tình cảm thủy chung gắn bó.
- D. tình hữu nghị giữa các dân tộc.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 462068
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn thực hiện những chính sách nào?
- A. đối ngoại hòa bình, hữu nghị.
- B. làm cho thế giới thấy Việt Nam giàu đẹp.
- C. xây dựng môi trường hữu nghị.
- D. đối ngoại là ưu tiên hàng đầu.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 462069
Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện các chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các dân tộc, quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mục đích gì?
- A. bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
- B. đưa người Việt Nam sang học tập, làm việc ở các quốc gia phát triển.
- C. thể hiện sự tự hào về các đi tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Việt Nam.
- D. tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 462072
Hành vi nào dưới đây là không đúng khi thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong cuộc sống?
- A. Giúp đỡ những bạn học kém hơn mình.
- B. Hòa đồng với các bạn trong lớp.
- C. Ủng hộ mọi ý kiến dù sai của tập thể lớp.
- D. Tham gia các hoạt động giao lưu do trường tổ chức.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 462076
Hành vi nào dưới đây là không thể hiện tình hữu nghị với bạn bè quốc tế?
- A. Tổ chức quyên góp ủng hộ các nước bị thiên tai.
- B. Lịch sự, tôn trọng khách du lịch nước ngoài.
- C. Chèo kéo du khách nước ngoài để bán hàng.
- D. Viết thư kêu gọi hòa bình, bảo vệ chiến tranh.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 462078
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Quan sơn muôn dặm một nhà / Bốn phương vô sản đều là anh em”. Câu nói đó của thể hiện điều gì?
- A. năng động sáng tạo.
- B. bảo vệ hòa bình.
- C. tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- D. hợp tác cùng phát triển.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 462081
Việc làm nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị của các dân tộc trên thế giới?
- A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài.
- B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi gặp khó khăn.
- C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai.
- D. Không tham gia các hoạt động với học sinh các nước.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 462084
Việc cùng chung sức làm việc, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là gì?
- A. giúp nhau trong công việc.
- B. cộng đồng trách nhiệm.
- C. hợp tác cùng phát triển.
- D. liên kết để phát triển.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 462088
Những vấn đề phổ biến hiện nay như: ô nhiễm môi trường, đói nghèo, dịch bệnh, bùng nổ dân số,... chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi có sự hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới, vì sao?
- A. đó là những vấn đề hết sức nguy hiểm.
- B. đó là những vấn đề vô cùng quan trọng.
- C. đó là những thách thức rất to lớn.
- D. đó là những vấn đề cấp thiết có tính chất toàn cầu.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 462098
Sự hợp tác chỉ bền vững nhằm mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở nào?
- A. tự nguyện chấp nhận thua thiệt.
- B. bình đẳng cùng có lợi.
- C. cá lớn nuốt cá bé.
- D. không bên nào có lợi.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 462101
Trong cuộc sống hằng ngày, việc hợp tác thể hiện qua hành vi nào?
- A. làm việc vì lợi ích tập thể.
- B. việc ai người ấy làm.
- C. làm việc vì lợi ích cá nhân.
- D. làm việc cùng nhau vì mục đích chung.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 462103
Để hợp tác một cách có hiệu quả, chúng ta cần làm gì?
- A. chấp nhận phần thua thiệt về mình.
- B. thấy mâu thuẫn, căng thẳng thì tránh đi.
- C. biết lắng nghe và tôn trọng người khác.
- D. luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 462106
Trong giờ học Địa lý ở lớp 6A, cô giáo đã giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận để giải thích vì sao có hiện tượng ngày đêm, nhưng bạn H không tham gia. Hành vi đó thể hiện H là người như thế nào?
- A. có tinh thần tự chủ.
- B. có đức tính tự lập.
- C. không có tinh thần hợp tác.
- D. có ý thức học tập độc lập.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 462108
Để việc hợp tác hiệu quả, đòi hỏi các bên tham gia hợp tác phải như thế nào?
- A. không được làm phương hại đến lợi ích của nhau.
- B. phải lựa chọn những hợp đồng chỉ có lợi cho mình.
- C. phải chấp nhận thiệt thòi về phía mình.
- D. phải hi sinh vì lợi ích của người khác.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 462111
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: việc hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới không dựa trên các nguyên tắc nào sau đây?
- A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
- B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- C. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết bất đồng.
- D. Chấp nhận thua thiệt so với những nước lớn hơn.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 462113
Để hợp tác được thành công, chúng ta cần tránh những việc làm nào?
- A. Tìm hiểu kĩ để lựa chọn đối tác phù hợp.
- B. Phải tin tưởng ở đối tác và giữ chữ tín với đối tác.
- C. Chỉ nên hợp tác với những đối tác có cùng trình độ như mình.
- D. Phải dành cho đối tác sự tôn trọng.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 462119
Nhận định nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong việc hợp tác quốc tế?
- A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực.
- B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
- D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 462122
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử của dân tộc, và được truyền như thế nào?
- A. thế hệ này sang thế hệ khác.
- B. đất nước này sang đất nước khác.
- C. vùng miền này sang vùng miền khác.
- D. địa phương này sang địa phương khác.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 462123
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta bao gồm những giá trị gì?
- A. vật chất.
- B. tinh thần.
- C. của cải.
- D. kinh tế.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 462124
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm sau:
“Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là…hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
- A. những giá trị tinh thần.
- B. lịch sử lâu dài của dân tộc.
- C. những giá trị vật chất.
- D. cách ứng xử tốt đẹp.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 462125
Đối với mỗi cá nhân, việc kế thừa và phát huy các truyền thống dân tộc giúp họ như thế nào?
- A. dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng dân tộc, phát triển nhân cách.
- B. nhận được sự đánh giá cao từ mọi người.
- C. nhận được sự kính phục từ mọi người.
- D. có thêm kinh nghiệm lao động, học tập.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 462128
Nhận định nào sau đây bàn về ý nghĩa của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- A. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.
- B. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.
- C. Không có những truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc đối với cá nhân vẫn phát triển bình thường.
- D. Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống tốt đẹp của dân tộc không còn quan trọng nữa.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 462130
Ý nào sau đây là đúng khi bàn về trách nhiệm của học sinh trong việc kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- A. Ăn mặc theo phong cách của người nước ngoài.
- B. Ra sức trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức.
- C. Cho rằng truyền thống của dân tộc là cổ hủ, lạc hậu.
- D. Không quan tâm đến những truyền thống của dân tộc.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 462133
Việc làm nào sau đây là không kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- A. Trân trọng các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.
- B. Giúp đỡ người nghèo khổ.
- C. Coi thường việc làm chân tay.
- D. Sưu tầm những nét văn hóa của các vùng miền.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 462135
Hành vi nào sau đây là thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- A. Coi thường các làng nghề truyền thống.
- B. Không tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
- C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.
- D. Chê bai các phong tục tập quán.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 462136
Câu tục ngữ: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” nhằm nói về truyền thống nào dưới đây?
- A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
- B. Truyền thống đoàn kết.
- C. Truyền thống yêu nước.
- D. Truyền thống văn hóa.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 462137
Câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi / Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” nhắc đến truyền thống nào dưới đây?
- A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
- B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.
- C. Truyền thống yêu nước.
- D. Truyền thống văn hóa.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 462154
Việc say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có là biểu hiện của điều gì?
- A. lười biếng.
- B. sáng tạo.
- C. thụ động.
- D. chí công vô tư.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 462157
Tích cực, chủ động và dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người như thế nào?
- A. thụ động.
- B. lười biếng.
- C. năng động.
- D. khoan dung.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 462160
Đối ngược với năng động, sáng tạo là gì?
- A. làm việc có kế hoạch, sắp xếp công việc khoa học.
- B. tự làm mọi việc không phụ thuộc vào người khác.
- C. luôn suy nghĩ, tìm tòi ra cái mới, giá trị mới.
- D. luôn ỷ lại, trông chờ vào người khác.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 462165
Biểu hiện của sự năng động và sáng tạo trong học tập là gì?
- A. không tự giác, chỉ học bài khi bố mẹ nhắc nhở.
- B. lười suy nghĩ, khi gặp bài khó thì chép bài của bạn.
- C. luôn ỷ lại, trông chờ vào người khác.
- D. tự lập kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân trong mỗi năm học.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 462167
Hành vi nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động và sáng tạo của học sinh?
- A. Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó.
- B. Hãng hái giơ tay phát biểu trong giờ học.
- C. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu.
- D. Chủ động đọc thêm sách, báo để nâng cao sự hiểu biết của bản thân.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 462169
Phẩm chất năng động và sáng tạo của con người do đâu?
- A. tích cực rèn luyện mà có.
- B. sở thích của họ quyết định.
- C. di truyền mà có.
- D. bắt chước mà có.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 462171
Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện sự sáng tạo trong công việc?
- A. Vứt đồ đạc bừa bãi, không chịu sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp.
- B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý.
- C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác.
- D. Chỉ làm theo những điều được hướng dẫn, chỉ bảo.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 462173
Câu thành ngữ nào sau đây thể hiện sự năng động sáng tạo?
- A. Cái khó ló cái khôn.
- B. Vạn sự khởi đầu nan.
- C. Nước đến chân mới nhảy.
- D. Tiến thoái lưỡng nan.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 462175
Việc làm nào sau đây thể hiện sự năng động, sáng tạo của học sinh?
- A. H là học sinh lớp 9 đã tự ý nghỉ học để đi kiếm tiền.
- B. Trong giờ học ngữ văn, bạn K thường đem bài tập toán ra làm.
- C. Trong các giờ học trên lớp, bạn A thường trao đổi bài và nhờ bạn làm bài hộ mình.
- D. Bạn M luôn chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài và tìm ra cách giải độc đáo.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 462178
Hành vi nào dưới đây là thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh?
- A. Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó.
- B. Hăng hái giơ tay phát biểu trong giờ học.
- C. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu.
- D. Chủ động đọc thêm sách, báo để nâng cao sự hiểu biết của bản thân.