Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 98362
Hội nghị Ianta được triệu tập ở đâu ? Vào thời gian nào?
- A. Tại Pháp. Từ ngày 04 đến 12 tháng 4 năm 1945
- B. Tại Liên Xô. Từ ngày 04 đến 11 tháng 2 năm 1945
- C. Tại Anh. Từ ngày 04 đến 12 tháng 2 năm 1945
- D. Tại Mĩ. Từ ngày 04 đến 12 tháng 3 năm 1945
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 98363
Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và nước XHCN vào thời gian nào?
- A. Tháng 9/1947
- B. Tháng 2/1945
- C. Tháng 7/1949
- D. Tháng 3/1947.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 98364
Để phát triển khoa học kĩ thuật, Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?
- A. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.
- B. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.
- C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.
- D. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 98365
Trụ sở của Liên Hợp Quốc ở đâu?
- A. Oasinhtơn (Mĩ)
- B. Luân Đôn (Anh)
- C. Pari (Pháp).
- D. Niu Oóc (Mĩ)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 98366
Tại sao gọi là “Trật tự 2 cực Ianta”?
- A. Mĩ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho 2 phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
- B. Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột, căng thẳng.
- C. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở châu Á và châu Âu.
- D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 98367
Cuộc cách mạng đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc xuất khẩu phần mềm là:
- A. Cách mạng dận tộc dân chủ.
- B. Cách mạng trắng
- C. Cách mạng xanh
- D. Cách mạng chất xám
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 98369
Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là:
- A. Campuchia, Malaixia, Brunây.
- B. Miến Điện, Việt Nam, Philippin.
- C. Inđônêxia, Xingapo, Malaixia.
- D. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 98370
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
- A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- B. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
- C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 98371
Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- A. Pháp.
- B. Anh.
- C. Mỹ.
- D. Nhật
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 98373
Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế được đánh giá lớn nhất hành tinh là:
- A. ASEAN
- B. Liên hợp quốc
- C. Liên minh Châu Âu
- D. Toàn cầu hóa.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 98374
Ý nghĩa của những thành tựu cơ bản trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1945-1975)?
- A. Làm đảo lộn chiến lược tòan cầu của Mỹ
- B. Nâng cao vị thế Liên Xô trên trường quốc tế, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
- C. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
- D. Tất cả các câu trên đều đúng.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 98375
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai đã gây những hậu quả tiêu cực đến đời sống của con người:
- A. Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng.
- B. Đưa con người trở về nền văn minh nông nghiệp.
- C. Cơ cấu dân cư thay đổi, lao động công nông giảm đi, lao động dịch vụ và trí óc tăng lên.
- D. Tất cả các câu trên đều đúng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 98376
Ba con rồng kinh tế ở khu vực Đông Bắc Á là:
- A. Xingapo, Hàn Quốc, Nhật Bản
- B. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.
- C. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
- D. Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 98377
Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện:
- A. Định ước Henxinki năm 1975.
- B. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989)
- C. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991).
- D. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 98379
Quan hệ giữa Việt Nam với EU chính thức được thiết lập khi nào?
- A. Năm 1997.
- B. Năm 1980
- C. Năm 1989
- D. Năm 1990
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 98380
Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc chiến tranh lạnh là?
- A. Các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt.
- B. Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
- C. Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu.
- D. Các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 98381
Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là:
- A. Cải thiện quan hệ với Liên Xô.
- B. Hướng về các nước châu Á.
- C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- D. Hướng mạnh về Đông Nam Á.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 98382
Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm của châu Phi. Vì sao?
- A. Tất cả các nước châu Phi đêu giành được độc lập.
- B. Có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
- C. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi.
- D. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 98384
Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi:
- A. Năm 1962 Angiêri giành được độc lập.
- B. Năm 1994 Nen-xơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi.
- C. 11/11/1975 nước cộng hòa nhân dân Angôla ra đời.
- D. Năm 1960 "Năm châu Phi".
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 98388
Nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì" vào khoảng thời gian:
- A. Những năm 45 - 52 của thế kỉ XX.
- B. Những năm 73 - 80 của thế kỉ XX.
- C. Những năm 52 - 60 của thế kỉ XX.
- D. Những năm 60 - 73 của thế kỉ XX.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 98389
Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ la tinh được mệnh danh là "Lục địa bùng cháy"?
- A. Các nước đế quốc dùng Mĩ la tinh làm bàn đạp tấn công vào nước Mĩ.
- B. Ở đây thường xuyên xãy ra cháy rừng.
- C. Ở đây có cuộc cách mạng Cuba nổ ra và giành thắng lợi.
- D. Ở đây đã bùng nổ cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ rất mạnh mẽ.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 98390
Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của:
- A. Quá trình thống nhất thị trường thế giới.
- B. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
- C. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
- D. Sự ra đời các công ty xuyên quốc gia.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 98392
Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai:
- A. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật.
- B. Tác dụng của những cải cách dân chủ
- C. Truyền thống " Tự lực tự cường"
- D. Biết xâm nhập thị trường thế giới
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 98393
Thời gian thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
- A. Tháng 10 - 1951.
- B. Tháng 10 – 1948
- C. Tháng 10 – 1950
- D. Tháng 10 - 1949
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 98394
Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ?
- A. Khống chế các nước khác
- B. Duy trì hòa bình an ninh thế giới.
- C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
- D. Mở rộng lãnh thổ.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 98395
Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước ĐNA sau chiến tranh thế gới thứ 2 là gì?
- A. Sự ra đời khối ASEAN.
- B. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
- C. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Châu Á & EU
- D. Nhiều nước có tốc độ phát triển khác nhau.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 98397
Nhiệm vụ của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là?
- A. Chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- B. Giải quyết mọi công việc hành chính của Liên Hiệp Quốc.
- C. Giải quyết kịp thời vấn đề bức thiết của nhân loại: nạn đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường
- D. Tất cả các nhiệm vụ trên.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 98400
Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc “Chiến tranh lạnh”?
- A. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman.
- B. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ.
- C. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven.
- D. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 98402
“Kế hoạch Mác – san” (1948) còn được gọi là?
- A. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu
- B. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.
- C. Kế hoạch khôi phục châu Âu
- D. Kế hoạch phục hưng châu Âu
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 98404
Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc ở nước nào của châu Phi:
- A. Angiêri.
- B. Ai Cập
- C. Angôla
- D. Tuynidi
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 98407
Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới trong thời gian nào của thế kỉ XX?
- A. Thập niên 70 - 80.
- B. Thập niên 60 - 70.
- C. Thập niên 50 - 60.
- D. Thập niên 40 - 50.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 98413
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian:
- A. Ngày 8-8-1967
- B. Ngày 8-8-1977
- C. Ngày 8-8-1987
- D. Ngày 8-8-1997.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 98416
Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh là:
- A. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
- B. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
- C. Giữa thập niên 70 (thế kỉ XX), sản lượng công nghiệp của Liên Xô chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
- D. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 98420
Lí do Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học-kĩ thuật:
- A. Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai.
- B. Mĩ chủ yếu là mua bằng phát minh.
- C. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ, nhiều phát minh khoa học được nghiên cứu và ứng dụng tại Mĩ.
- D. Chính sách Mĩ đặc biệt quan tâm phát triển khoa học- kĩ thuật, coi đây là trung tâm chiến lược để phát triển đất nước
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 98423
Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là:
- A. Mĩ - Anh - Pháp.
- B. Mĩ - Đức - Nhật Bản.
- C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.
- D. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 98426
Sau khi giành được độc lập, nhóm các nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược kinh tế:
- A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
- B. Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội
- C. Công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
- D. Đổi mới nền kinh tế.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 98430
Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng.
- B. Xâm lược các nước ở khu vực Châu Á
- C. Lôi kéo các nước Tây Âu vào khối NATO
- D. Bao vây, tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 98432
Khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai, có sự biến đổi trên lĩnh vực nào?
- A. Chính trị
- B. Kinh tế - Chính trị
- C. Kinh tế
- D. Kinh tế - Xã hội.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 98433
Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- A. Hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
- B. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ.
- C. Hòa bình, trung lập
- D. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 98437
Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời điểm nào?
- A. Năm 1976.
- B. Năm 1995.
- C. Năm 2006.
- D. Năm 1978.